Sự giác ngộ lý tưởng và tình yêu chân thành, sâu sắc đố

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 91 - 94)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1.1. Sự giác ngộ lý tưởng và tình yêu chân thành, sâu sắc đố

với cách mạng, với nhân dân

Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu tuyển tập “Thơ Tố Hữu” (NXB Giáo dục, 1998) đã nhận định: “Tố Hữu là nhà thơ thời sự nhất nhƣng lại sáng tạo đƣợc nhiều giá trị bền vững với thời gian; nhà thơ luôn hòa nhập với cuộc đời chung, lại khẳng định đƣợc bản sắc riêng độc đáo. Ngay từ tiếng nói thơ ca đầu, Tố Hữu đã thể hiện rõ một con đƣờng đi, mộ hƣớng sáng tạo nhƣng vẫn suốt đời tìm tòi để tự khai thác mình và cũng chính là để khẳng định mình. Đó là dấu hiệu, là phẩm chất của một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc…”.

Tố Hữu đã chứng kiến, đã tham dự và đóng góp vào quá trình đấu tranh để giải phóng dân tộc và trở thành một nhà thơ mang hồn thơ của thời đại. Tiếng thơ ấy đã biết quy tụ và kết tinh được nhiều mặt giá trị nhân văn và sức mạnh tinh thần của đời sống dân tộc. Tố Hữu là nhà thơ dường như chỉ biết có duy nhất một cuộc sống - cuộc sống chính trị. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong sáng tạo thi ca. Như Biêlinxki nói: “…Trong thơ, tƣ tƣởng là nhiệt tình của tác phẩm. Nhiệt tình ấy là gì? Nhiệt tình là lòng sôi nổi tràn trề và sự trung thành đối với một tƣ tƣởng nhất định…” Bạn đọc yêu thơ Tố Hữu vì đó là những bài thơ xúc động khiến trái tim ta rung cảm mãnh liệt. Những bài thơ của ông được viết nên bởi lý tưởng cách mạng mà tác giả đã giác ngộ và nguyện suốt đời trung thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình yêu Đảng, yêu cách mạng, yêu nhân dân được thể hiện ngay trong Từ ấy: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vƣờn hoa lá

Rất đƣợm hƣơng và rộn tiếng chim…”

(Từ ấy - 1938)

Có lẽ đây mới thực là ngày khai sinh, là điểm khởi đầu của đời nhà thơ. Đọc thơ ông, ta thấy rõ ràng mỗi bước đi của Đảng là mỗi bước Tố Hữu bước theo. Ánh sáng lý tưởng đã soi chiếu và làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Cả một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sự sống và niềm tin hy vọng. Sự gặp gỡ lý tưởng đã dẫn tới sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa con người nhà thơ với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó máu thịt với muôn người lao khổ.

Cái Tôi trữ tình của nhà thơ là sự tự ý thức về mình, là gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Lý tưởng của Đảng trong người chiến sĩ cộng sản ấy mỗi ngày lại phong phú và sâu sắc hơn, tình yêu với nhân dân, với đất nước lúc nào cũng nồng nàn, cháy bỏng.

Lý tưởng ấy khiến nhà thơ như bay bổng trong cảm hứng lãng mạn, say sưa với niềm vui lớn lao của cả dân tộc, trong sự hồi sinh của Tổ quốc.

“Ngực lép bốn nghìn năm, trƣa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời.

…Ôi! Thiên đƣờng! Tai miên man lắng nhạc

Từ muôn phƣơng theo gót nện rầm rầm

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm

(Huế Tháng Tám - 1945) Bài thơ ghi lại giờ phút lịch sử trọng đại ở kinh thành Huế, ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi chính quyền về tay nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Quyết chiến thắng hỡi đồng bào, đồng chí! Nƣớc Việt Nam độc lập…”

…Bao lời ngọc chúng tôi ghi xƣơng tủy

Và xin thề dƣới bóng dáng thiêng liêng Quyết hy sinh, phá tan hết gong xiềng Cho Tổ quốc muôn muôn năm độc lập…”

(Quyết hy sinh - 1941) Cho đến chín năm sau, khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhà thơ có thể chiêm ngưỡng bầu trời, núi rừng, sông biển…với niềm vui, niềm tự hào khi ta đã làm chủ.

“Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt”

(Ta đi tới - 1954)

Cái Tôi trữ tình của nhà thơ trong kháng chiến đã hóa thân vào quần chúng nhân dân. Đó là những tình cảm sâu sắc dành cho bà mẹ nông dân, anh vệ quốc quân, chú bé liên lạc,...Tất cả tình cảm đó thống nhất trong một tình yêu lớn lao là tình yêu đất nước.

“Ôi! nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng Trào vui nƣớc mắt cứ rƣng rƣng

Cả Việt Nam tấn công, cả Miền Nam nổi dậy Dồn dập tim ta, trăm trận thắng tƣng bừng…”

(Toàn thắng về ta - 1975)

“Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời

Nay mới đƣợc ôm Ngƣời trọn vẹn-Ngƣời ơi!”

(Vui thế hôm nay - 1975)

Tình yêu tổ quốc, lý tưởng cộng sản đã khiến thơ Tố Hữu có một sức sống lâu bền với thời gian. Xin được lấy lời nhận định rất nhạy cảm, tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tường và chính xác về nhà thơ Tố Hữu của nhà phê bình văn học nổi tiếng với bút danh “K&T” trên tờ Báo Mới (năm 1939) để khẳng định những điều đã nói ở trên:

Tố Hữu đã có một căn bản nghệ thuật vững vàng lắm…Chàng thanh niên ấy tha thiết sống và sống một cách dồi dào. Chàng theo đuổi lý tƣởng. Thơ chàng là cả một nguồn sinh lực đem phụng sự cho lý tƣởng… Với Tố Hữu, chúng ta đã có một nhà thơ cách mệnh có tài. lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa ta đó… Tố Hữu là nhà thơ của tƣơng lai”. Chính lí tưởng cách mạng và tình yêu sâu sắc đối với Tổ quốc, nhân dân và con người là một trong những cơ sở làm nên đặc điểm và thành công thơ Tố Hữu mà tính hội thoại là một biểu hiện.

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)