Câu chào, gọi

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 71 - 78)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Câu chào, gọi

Trong tiếng Việt, các biểu thức dùng làm lời chào, lời gọi có thể đứng một mình làm thành một câu. Chức năng của câu chào, mời gọi là thu hút sự chú ý của người nghe, thiết lập quan hệ giao tiếp.

Câu chào, câu gọi trong tiếng Việt khá phong phú và bao giờ cũng kèm theo thái độ đối với người nghe (tôn trọng hoặc thân hữu).Câu chào trong thơ Tố Hữu có những đặc điểm đáng chú ý sau:

Về cấu tạo: Khác với câu chào trong sinh hoạt hàng ngày thường có

cấu tạo đơn giản gồm: động từ thể hiện hành động chào và danh từ chỉ đối tượng được chào (VD: Chào bác!, Chào anh!, Chào Lan!...), câu chào trong thơ Tố Hữu có dạng phổ biến là:

- Chào + đối tượng (danh từ) + định ngữ

Ví dụ: - Chào anh du kích đất Cam

- Chào anh Núp của núi rừng tự do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách chào này không chỉ mang tính chất của một câu chào gặp mặt mà còn có giá trị thông tin và biểu cảm rất cao.

Đối tượng chào ở đây rất phong phú. Không chỉ dành cho con người,

lời chào còn dành cho nhiều đối tượng khác, kể cả những sự vật vô tri vô giác hay nhưng khái niệm trừu tượng (Tổ quốc, quê hương, sông núi, cỏ cây…).

Đối tượng mà hoạt động chào hướng tới trước hết là Tổ quốc, quê hương yêu dấu:

- Kính chào Tổ quốc, quê hƣơng

(Nhật kí đường về - 1964)

- Chào Tổ quốc trào sôi sức sống

(Theo chân Bác - 1969) Đó là lãnh tụ kính yêu:

- Kính chào Mác thân yêu, vĩ đại

(Đường của ta đi - 1974)

Đó là những nhân vật anh hùng, những con người là hiện thân của chân lí, lẽ phải, là biểu tượng của mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa - anh giải phóng quân: - Hoan hô anh Giải phóng quân

Kính chào Anh, con ngƣời đẹp nhất!

(Bài ca xuân 68)

Đó là quần chúng cách mạng, từ cụ già đến em thơ…những người cùng làm nên sự tích anh hùng:

- Chào cô dân quân vai súng tay cày

Chào các cụ Bạch đầu quân trồng cây chống Mĩ Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ Chào các em, những đồng chí của tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là mốc thời gian hoặc một địa danh gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại:

- Chào 61 đỉnh cao muôn trƣợng

(Bài ca mùa xuân 1961)

- Chào Quảng Châu công xã chính quyền

(Theo chân Bác - 1969)

Đó là mùa xuân, một thực thể thường rất hay xuất hiện trong thơ Tố Hữu, vừa là đối tượng bộc lộ tâm tình vừa là đối tượng khơi nguồn cảm xúc:

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy? Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy…

(Bài ca mùa xuân 1961)

Chào xuân 67! Xuân của chúng ta

Nam Bắc hai miền chiến công lừng lẫy!

(Chào xuân 67)

Về cách dùng:Lời chào trong thơ Tố Hữu thường được dùng ở đầu bài

thơ (Chào xuân 67; Chào xuân 68…) hoặc được dùng ở đầu đoạn thơ để mở đầu cuộc thoại thật sự hay tưởng tượng với đối thể. Điều đáng chú ý là trong một số bài thơ xuân, việc dùng những từ chào trở nên quen thuộc và tạo nên dấu ấn khá đậm nét. Chẳng hạn, tên một số bài thơ xuân có dạng câu chào

(Chào xuân 67, Chào xuân 68…) . Trong bài thơ “Chào xuân 67”, chúng tôi thấy có đoạn thơ trong đó xuất hiện đến 5 câu chào dành cho mùa xuân và các đối tượng khác nhau. Qua lời chào, tác giả giới thiệu các nữ dân quân vai súng tay cày, vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi; các cụ bạch đầu quân

trồng cây chống Mĩ; các mẹ già vá may cho chiến sĩ và các em là những đồng chí của tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về ý nghĩa, mục đích của lời chào trong thơ Tố Hữu: Lời chào trong

thơ Tố Hữu không đơn thuần chỉ là để chào hỏi mà còn được dùng với những ý nghĩa, mục đích giao tiếp khác nhau. Nhờ những định ngữ bên danh từ chỉ đối thể được chào hoặc những yếu tố phụ khác, lời chào trong thơ Tố Hữu thường có sự kết hợp giữa chào với việc bày tỏ tình cảm hoặc thông tin về đối thể. Đó là tình cảm đặc biệt tôn kính đối với lãnh tụ, với người anh hùng, là sự ngợi ca, giới thiệu công lao thành tích, là sự ghi nhận hoặc gợi nhớ về sự kiện hay mốc thời gian lịch sử…

Tóm lại, câu chào có chức năng là lời mở đầu cho cuộc gặp thật sự hay

tưởng tượng đã được Tố Hữu khai thác, sử dụng phong phú, phù hợp như một phương tiện nghệ thuật không chỉ để định hướng cho sự giao tiếp mang tính hội thoại mà còn để bộc lộ thái độ tình cảm và giới thiệu, miêu tả về đối tượng.

Gần với câu chào là câu gọi (lời gọi).

Chức năng của lời gọi là nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, thiết lập quan hệ giao tiếp. Lời gọi thông thường là như vậy nhưng với Tố Hữu, gọi

chủ yếu còn để bộc lộ tình cảm. Lời gọi của tác giả không chỉ dành cho con người mà còn dành cho các sự vật, hiện tượng phong phú trong cuộc sống.

Lời gọi trong thơ Tố Hữu có một số đặc điểm như sau:

Về cách cấu tạo: Lời gọi trong thơ Tố Hữu không thuần nhất, có thể

chia làm ba kiểu:

Kiểu thứ nhất: Tên riêng (có kèm hoặc không kèm danh từ thân tộc: ông, bà, anh, chị…) + ơi, ạ(cuối lời gọi).

Đây là cách gọi được dùng rộng rãi nhất:

- Việt Nam ơi!

Ngƣời là ai? Mà trở thành nhân loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

(Bác ơi - 1969)

- Lƣợm ơi, còn không

(Lượm - 1949)

- Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi - Văn Thiên Trƣờng ơi

Nếu anh sống lại

(Đường sang nước bạn - 1956)

Kiểu thứ hai: Danh từ thân tộc (không kèm theo tên riêng) + "ơi" hoặc "ạ" (cuối lời gọi)

- Anh em ơi

Tất cả lên đƣờng!

(Với Đảng, mùa xuân - 1977)

- Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thƣơng con bầm chớ lo nhiều bầm nghe

(Bầm ơi - 1948)

- Đồng bào ơi, anh chị em ơi!

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan - 1959)

Kiểu thứ 3: "ơi", "ớ", “bớ”, "hỡi", "này"… + danh từ thân tộc

Cách gọi này, tạo giọng điệu mạnh mẽ, sôi sục cho những lời hô hào, vận động.

Ví dụ: - Bớ công nông! Tiếng hát càng cao

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

- Hỡi ngƣời anh Giải phóng quân

(Tiếng hát sang xuân - 1965)

- Ơi hoa sen đẹp của bùn đen - Ơi anh bộ đội trên mâm pháo - Ơi anh giải phóng chân không mỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Này em, này chị, này anh

Chen vai mà học, rách lành sao đâu!

(Trường tôi - 1946)

Về đối tượng mà lời gọi hướng tới: Cũng giống như lời chào, đối

tượng của lời gọi có phạm vi rất rộng.

Đó có thể là độc giả nói chung hoặc số đông trong độc giả. Trong trường hợp này, đối tượng được biểu hiện bằng “anh chị em”:

Anh chị em ơi!

Ba mƣơi năm đời ta có Đảng…

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Đồng bào ơi! Anh chị em ơi!

Sống, chúng tôi mong đƣợc sống làm ngƣời…

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan - 1959) Đó là Tổ quốc, đất nước Việt Nam:

Việt Nam ơi!

Ngƣời là ai? Mà trở thành nhân loại.

(Với Đảng, mùa xuân - 1977) Đó là Bác Hồ kính yêu:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế! Ôm cả non sông, mọi kiếp ngƣời.

(Bác ơi!) Đó là những con người cụ thể như bà mẹ, anh bộ đội…

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thƣơng con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

(Bầm ơi - 1948)

Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời gọi cũng hướng tới những sinh vật: cây cỏ, chim muông…

Ơi con cò trắng bay ngang

Có nom thấy lúa thẳng hàng xanh xanh?

(Xuân sớm - 1966)

- Con cá rô ơi, chớ có buồn

Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn

Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái

Bác vẫn chăm tay tƣới ƣớt bồn...

(Theo chân Bác - 1969) Đó còn là vũ khí được nâng niu, trân trọng như người bạn:

Voi là voi ơi Voi đi đánh nhé Voi gầm voi ré Voi xé tơi bời!

(Voi - 1948)

Về ý nghĩa và tác dụng của lời gọi: Cũng tương tự như lời chào, lời

gọi trong thơ Tố Hữu vừa có chức năng định hướng, mở đầu hay xác lập quan hệ giao tiếp giữa tác giả với nhân vật, tạo không khí hội thoại, tạo sự gần gũi giữa chủ thể và đối thể giao tiếp, vừa để tác giả biểu hiện thái độ, tình cảm của mình. Với chức năng như trên, lời gọi trong thơ Tố Hữu thường được dùng kết hợp với

Lời cảm thán:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

(Ta đi tới) Lời nghi vấn: Có phải hỡi Miền Nam anh dũng !

Khi ta đứng lên cầm khẩu súng Ta vì ta, ba chục triệu ngƣời Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời động viên, khuyên nhủ, nhắc nhở…

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

(Bầm ơi - 1948) Lời thúc giục, hành động:

Anh chị em ơi! Hãy giƣơng súng lên cao

Lời tố cáo, kết tội:

Miền Nam ơi! Thuốc độc giấu trong cợm

Quăng xuống biển những thằng mang thuốc độc

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)

Tóm lại, những lời chào, lời gọi trong thơ Tố Hữu được sử dụng rất

phong phú. Không những câu chào có ý nghĩa mở đầu cho một cuộc thoại,mà còn giúp người nghe biết được nhiều thông tin. Đặc biệt, sắc thái tình cảm trong câu chào được bộc lộ rất rõ ràng bởi đặc trưng của câu chào gọi là luôn gắn với những tình cảm trân trọng nên loại câu này không dùng để nói về kẻ thù. Câu chào, gọi trong thơ Tố Hữu chủ yếu để bộc lộ tình cảm, để miêu tả về đối tượng hoặc ca ngợi những công lao của đối tượng được chào, gọi. Với việc sử dụng phong phú lời chào, lời gọi, thêm một lần nữa, Tố Hữu đã làm đa dạng và sâu sắc hơn tính hội thoại trong thơ mình.

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)