7. Bố cục của luận văn
3.2. Giá trị của tính hội thoại đối với việc thể hiện phong cách thơ Tố Hữu
Phát triển thơ trữ tình điệu nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đổi mới thơ trữ tình chính trị nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Việc nghiên cứu tính hội thoại với những biểu hiện của nó đã góp phần làm rõ phong cách thơ Tố Hữu.
Thứ nhất là ở giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tình cách mạng nên hướng tới đồng bào, đồng chí mà trò chuyện, mà nhắn nhủ, tâm sự. 82/99 bài thơ mà chúng tôi khảo sát có đối thoại hoặc mang tính đối thoại. Không chỉ ở lời xưng hô với anh, chị, em, bạn, ta, cháu… không chỉ ở biện pháp nghệ thuật khác mà cội nguồn của những lời tâm tình ấy là từ “chất Huế” của hồn thơ Tố Hữu, từ quan niệm của ông về mối giao cảm giữa nhà thơ và người đọc.
Thứ hai, tính hội thoại trong thơ Tố Hữu làm sâu sắc hơn đặc điểm của tính dân tộc trong thơ ông. Tố Hữu đã sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đó là những cặp hành vi ngôn ngữ, là những kiểu câu phân loại theo mục đích nói như câu chào, câu gọi, câu hỏi, câu mệnh lệnh,… tạo nên đặc điểm giọng nói riêng của thơ Tố Hữu.
Ở tập Việt Bắc là giọng nói quần chúng thân thiết, đậm đà.
Ở tập Gió lộng là giọng nói đẹp đẽ nhất - bay bổng, tươi tắn, dõng dạc, tự hào, say sưa, sảng khoái… Thơ Tố Hữu như một tiếng reo vui.
Ở tập Ra trận, thơ có nhiều câu hỏi, tự hẹn, tự khẳng định nhưng căn bản là giọng nói quyết tâm thể hiện ý chí kiên cường.
Ở tập Máu và hoa, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của quê hương cũng như của con người Việt Nam mới, biểu hiện niềm tự hào khi “toàn thắng về ta”.
Tóm lại: Tính hội thoại là một đặc điểm quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành nên phong cách thơ Tố Hữu - nhà THƠ MỚI của cách mạng Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Tố Hữu có những đóng góp lớn đối với thơ ca hiện đại Việt Nam đặc biệt là trong việc khẳng định vị thế mới của thơ trữ tình điệu nói. Ông đã đưa lời nói thường nhất là lời nói chính trị và tâm tình đầy trang nghiêm, thắm thiết vào thơ, làm cho thơ giàu giọng điệu đời sống, phong phú và đa dạng hơn.
Trên đây, sau khi đã xác định các khái niệm về giao tiếp, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, hội thoại, tính hội thoại, thơ và thơ trữ tình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những biểu hiện và cơ sở tư tưởng, nghệ thuật của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu. Từ tất cả những điều trên, chúng tôi bước đầu rút ra những kết luận như sau:
1. Trong thơ cổ, hiếm khi các nhà thơ đối diện trực tiếp với cảm xúc, tâm trạng, với chính con người mình. Quan hệ giữa tác giả với người đọc là gián tiếp.
Cái Tôi trữ tình của tác giả được giấu kín. Thơ cổ còn được gọi là thơ trữ tình điệu ngâm. Chỉ đến THƠ MỚI, dấu hiệu của lời nói mới xuất hiện trong thơ. Cũng vì đặc trưng này, GS Trần Đình Sử gọi đó là thơ trữ tình điệu nói.
2. Trong sự nghiệp thơ ca của mình, Tố Hữu thành công ở cả hai phương diện: về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Một trong những thành công về nghệ thuật biểu hiện là ông đã đưa tính hội thoại vào trong thơ. Xây dựng hình tượng một nhà THƠ MỚI giữa mọi người, một cái tôi nhiều vai, cho phép thơ ông có khả năng bao quát rộng lớn, hướng về nhiều phía với nhiều giọng điệu, phù hợp từng đối tượng khác nhau. Tính hội thoại trong thơ Tố Hữu trước hết được biểu hiện ở việc tác giả đã thành công khi tạo dựng những đoạn đối thoại trong thơ. Qua những đoạn đối thoại, tác giả không chỉ cung cấp cho người đọc thông tin mà còn bộc lộ tình cảm của mình một cách tự nhiên, chân thực và cảm động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tính hội thoại còn thể hiện ở việc xác lập và biểu hiện sinh động mối quan hệ giao tiếp giữa chủ thể và đối thể giao tiếp, giữa chủ thể - tác giả với đối thể giao tiếp - độc giả, nhân vật và giữa các nhân vật với nhau. Tố Hữu cũng sử dụng phong phú, phù hợp, sinh động các kiểu câu đặc trưng cho ngôn ngữ hội thoại như: các hành vi ngôn ngữ trong hôi thoại, các kiểu câu chào, câu gọi, câu hỏi, câu mệnh lệnh. Điều này đã lý giải thêm về giọng điệu thơ Tố Hữu - đó là giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Làm cho tác giả gần gũi hơn với độc giả, với nhân vật của mình,
là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.
Sở dĩ, thơ Tố Hữu có tính hội thoại đậm đà bởi xuất phát từ cơ sở tư tưởng, nghệ thuật của thơ Tố Hữu. Về cơ sở tƣ tƣởng: Đó là sự giác ngộ lý tưởng và tình yêu chân thành sâu sắc đối với Đảng, với cách mạng và nhân dân; quan điểm quần chúng, tư tưởng nhân dân là cơ sở của tính hướng ngoại mạnh mẽ trong thơ Tố Hữu. Về cơ sở nghệ thuật: Đó là nhận thức sâu sắc về đặc điểm, chức năng, sứ mạng của thơ và thơ ca chân chính; xuất phát từ một tài năng lớn về nghệ thuật thơ ca. Nghiên cứu tính hội thoại đã góp phần làm rõ phong cách thơ Tố Hữu, lý giải được giá trị và sức sống của thơ Tố Hữu trong lòng độc giả. Nói như G.S Trần Đình Sử: “…Tố Hữu chính là nhà THƠ MỚI cách mạng, phát triển thơ trữ tình điệu nói trong lĩnh vực thơ chính trị công dân, đƣa tiếng nói cách mạng vào thơ, nâng tiếng nói tâm tình đời tƣ lên tiếng nói chính luận, hùng biện…”.
Tính hội thoại trong thơ hiện đại nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng là một vấn đề hết sức thú vị, hấp dẫn. Nhưng đây cũng là vấn đề mới mẻ trong nghiên cứu ngôn ngữ thơ. Kết quả mà chúng tôi đạt được mới chỉ là bước đầu. Hy vọng vấn đề tính hội thoại trong thơ Tố Hữu sẽ được nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, “Ngữ pháp tiếng Việt”, tập 1, NXB Giáo dục.
2. Diệp Quang Ban, “Ngữ pháp tiếng Việt”, tập 2, NXB Giáo dục.
3. Diệp Quang Ban, “Ngữ pháp Việt Nam, phần câu, NXB Đại học Sư phạm. 4. Diệp Quang Ban, “Giao tiếp - Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản”,
NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Đỗ Hữu Châu, “Đại cƣơng ngôn ngữ học”, tập 2, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục. 6. Đỗ Hữu Châu (1995), “Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học”, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Đức Dân (1998), “Ngữ dụng học”, tập1, NXB Giáo dục.
8. Hữu Đạt (1995), “Tiếng Việt thực hành”, NXB Giáo dục.
9. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), “Cơ sở lí luận văn học”, tập 2, NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, “Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Văn Hạnh (1985), “Thơ Tố Hữu - Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, NXB Thuận Hóa, Huế.
12. Nguyễn Văn Hạnh (1970), “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu”, Nội san nghiên cứuVăn học số 3, Trường đại học Sư phạm I, Hà Nội.
13. Mai Hương, Vân Trang, Nguyễn Văn Long (1996), “Tố Hữu, thơ và cách mạng”, NXB Hội nhà văn,Hà Nội.
14. M.Gorki (1970),“Bàn về văn học”, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. 15. K & T (1939), “Nhà thơ của tƣơng lai”, Báo Mới số 1, tháng 5.
16. Lê Đình Kỵ (1979), “Thơ Tố Hữu”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
17. Phong Lan, “Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm”, NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Lai, “Ngôn ngữ và sáng tạo văn học”, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19. Mã Giang Lân (2000), “Tìm hiểu thơ”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. Mã Giang Lân (2003), “Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1954”, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
21. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (1985), “Lí luận văn học”, tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô Thảo (1987), “Một thời đại văn học mới”, NXB Văn học, Hà Nội. 23. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), “Nhà văn, tư tưởng và phong cách”,
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
24. Nhiều tác giả, “50 năm văn học Việt Nam sau CM tháng Tám”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
25. Nhiều tác giả (1984), “ Nhà thơ Việt nam hiện đại”, NXB Khoa học xã hội, H. 26. Pospêlov (1998), “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, NXB Giáo dục, 1998. 27. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1986), “Thơ ca Việt Nam - hình thức
và thể loại”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Trần Đình Sử (1999), “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam”,
NXB Giáo dục.
29. Trần Đình Sử (2001), “Thi pháp thơ Tố Hữu”, chuyên luận, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
30. Vũ Duy Thông, “Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt nam 1945-1975”,
NXB Giáo dục.
31. Nguyễn Trọng Thưởng & Nguyễn Cừ (1985), “Tố Hữu - nhà thơ cách mạng”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Phú Trọng (1968), “Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu”,
Tạp chí văn học số 11.
33. Nguyễn Quốc Túy (1995), “THƠ MỚI-bình minh thơ Việt Nam hiện đại”, NXB Văn học. Hà Nội.
34. Nguyễn Như Ý (1997), “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sƣ, Tiến sĩ ở Viện Ngôn ngữ; Viện Từ điển và Bách khoa thƣ; các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn; khoa Sau đại học Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, quan tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em cũng luôn biết ơn sâu sắc sự quan tâm và tấm lòng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy Hồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Lịch sử vấn đề ... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu ... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ... 5
5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát ngôn ngữ ... 6
5.2. Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương ... 6
5.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh ... 6
6. Dự kiến đóng góp của luận văn ... 6
7. Bố cục của luận văn ... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 8
1.1. Giao tiếp và giao tiếp bằng ngôn ngữ ... 8
1.1.1. Giao tiếp ... 8
1.1.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ... 9
1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ... 9
1.1.2.2. Tác phẩm văn học là một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ ... 11
1.2. Hội thoại và tính hội thoại ... 13
1.2.1. Khái niệm hội thoại và đặc điểm của hội thoại ... 13
1.2.1.1. Khái niệm hội thoại ... 13
1.2.1.2. Đặc điểm của hội thoại ... 14
1.2.2. Các hành vi ngôn ngữ trong hội thoại ... 15
1.2.3. Khái niệm tính hội thoại ... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.3.2. Đặc điểm của lời nói mang tính hội thoại ... 21
1.3. Thơ và thơ trữ tình... 22
1.3.1. Thơ và đặc trưng của thơ ... 22
1.3.2. Thơ trữ tình và một số đặc điểm của thơ trữ tình xét theo quan điểm giao tiếp ... 23
1.3.2.1. Thơ trữ tình ... 23
1.3.2.2. Đặc điểm của thơ trữ tình xét theo quan điểm giao tiếp ... 26
1.4. Vài nét về Tố Hữu và thơ Tố Hữu ... 32
1.4.1. Vài nét về Tố Hữu ... 32
1.4.2. Đặc điểm thơ Tố Hữu ... 33
1.5. Bình diện ngôn ngữ và bình diện văn học trong nghiên cứu tính hội trong thơ Tố Hữu... 34
1.5.1. Bình diện ngôn ngữ ... 34
1.5.2. Bình diện văn học ... 35
1.5.3. Sự kết hợp hai bình diện ... 35
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU ... 37
2.1. Tạo dựng những lời đối thoại trong thơ ... 37
2.1.1. Nhận xét chung ... 37
2.1.2. Đặc điểm của lời đối thoại trong thơ Tố Hữu ... 38
2.1.2.1. Xét theo số lượng ... 38
2.1.2.2. Xét theo cấu tạo ... 38
2.1.2.3. Xét theo nhân vật tham gia đối thoại ... 38
2.1.2.4. Xét theo hình thức lời đối thoại ... 40
2.1.2.5. Tác dụng của lời đối thoại ... 45
2.2. Xác lập và biểu hiện sinh động mối quan hệ giao tiếp mang tính đối thoại ... 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.1.1. Xác lập chủ thể giao tiếp ... 47
2.2.1.2. Xác lập đối thể giao tiếp ... 59
2.2.2. Thể hiện sinh động mối quan hệ giao tiếp mang tính đối thoại giữa chủ thể - tác giả với đối thể giao tiếp - độc giả, nhân vật; giữa các nhân vật với nhau ... 64
2.3. Sử dụng phong phú, phù hợp, sinh động các kiểu câu đặc trưng cho ngôn ngữ hội thoại. ... 68
2.3.1. Câu chào, gọi ... 69
2.3.2. Câu nghi vấn (câu hỏi ) ... 76
2.3.3. Câu mệnh lệnh... 85
Chƣơng 3. CƠ SỞ TƢ TƢỞNG, NGHỆ THUẬT VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU ... 89
3.1. Cơ sở tư tưởng và nghệ thuật của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu ... 89
3.1.1. Cơ sở tư tưởng ... 89
3.1.1.1. Sự giác ngộ lý tưởng và tình yêu chân thành, sâu sắc đối với Đảng, với cách mạng, với nhân dân ... 89
3.1.1.2. Quan điểm quần chúng, tư tưởng nhân dân là cơ sở của tính hướng ngoại mạnh mẽ trong thơ Tố Hữu ... 92
3.1.2. Cơ sở nghệ thuật ... 96
3.1.2.1. Nhận thức sâu sắc về đặc điểm, chức năng, sứ mạng của thơ và thơ ca chân chính ... 96
3.1.2.2. Một tài năng lớn về nghệ thuật thơ ca ... 98
3.2. Giá trị của tính hội thoại đối với việc thể hiện phong cách thơ Tố Hữu ... 98
KẾT LUẬN ...100