7. Bố cục của luận văn
2.1.2.5. Tác dụng của lời đối thoại
Thông qua các đoạn thoại đích thực, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh của các nhân vật bằng ngôn ngữ. Chỉ cần qua ngôn ngữ, chúng ta hiểu được những thông tin tương đối rõ ràng về độ tuổi, sức khỏe, công việc, đặc điểm vùng miền nơi nhân vật đang sống. Cái tài của nhà thơ là khi đối thoại với người ở vùng đất nào thì Tố Hữu sẵn sàng “nhập thân” để trở thành một người con của vùng đất đó. Điều ấy đã góp phần đưa thơ ông trở nên gần gũi với nhân dân. Dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở miền Trung, Nam hay Bắc, họ đều có thể thấy hình ảnh của chính mình trong đó, thấy cuộc sống thân quen ở mỗi một vùng quê.
…Ngơ ngác trông quanh, lạ mấy lần Hỏi thăm cô gái má bồ quân
Mái đầu tóc xõa xanh bên giếng - Vâng, đúng nhà em, bác nghỉ chân
- Ô kìa, cô bé nói hay sao! Nhà của tôi, ai lại hỏi chào Nhƣ thể khách đƣờng xa ghé lại Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?...
(Mẹ Tơm - 1961)
Cách gọi “hĩm” đã xác lập quan hệ thân mật, gần gũi giữa tác giả và cô bé. Tác giả đã thành công khi thiết lập quan hệ giao tiếp theo cách xưng hô của người dân địa phương - Thanh Hóa.
Ở đoạn đối thoại trong bài Mẹ Suốt, người đọc có thể thấy cả lời đối thoại giữa tác giả với mẹ Suốt và cả lời đối thoại giữa hai vợ chồng mẹ Suốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả đã sử dụng khá nhiều từ địa phương như rứa, răng, tui, ƣng, nờ, mụ.
Cách sử dụng như vậy đã bộc lộ rõ nét tính cách, tình cảm của con người vùng khu 4 (Quảng Bình).
Sp1 Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Sp2 Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?...
…Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Sp1 Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Sp2 Mẹ cười: Nói cứng phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”…
(Mẹ Suốt - 1965) Thông qua đoạn thoại, người đọc thấy hình ảnh vợ chồng mẹ Suốt tiêu biểu cho những con ngươì tên mảnh đất miền Trung nắng gió, khắc nghiệt. Trong chiến đấu, họ vừa kiên cường dũng cảm vừa giản dị, nhân hậu vị tha.
Có cả một lớp từ địa phương vô cùng phong phú được Tố Hữu khai thác và đưa vào thơ mình một cách phù hợp, có giá trị nghệ thuật cao. Đó cũng là một trong những yếu tố để thơ Tố Hữu thành công khi “đối thoại”
với từng đối tượng cụ thể.
Như vậy, việc am hiểu ngôn ngữ và nếp sống của người dân ở từng vùng miền và đưa những đặc điểm đó vào thơ đã khiến thơ Tố Hữu gần gũi với đời sống tinh thần của nhân dân. Với những lời đối thoại tự nhiên, sinh động, thơ Tố Hữu đã làm phong phú thêm hình thức biểu hiện của thơ trữ tình. Khi đọc thơ ông, chúng ta như thấy hiện ra trước mắt những nhân vật,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những câu chuyện sống động. Những đoạn đối thoại như thế đã tạo nên sức hấp dẫn đối với độc giả, cuốn hút họ nhập thân vào cuộc thoại, hòa mình vào đó để hiểu, cảm thông, chia sẻ; để yêu mến, ngợi ca; để luyến tiếc và để hy vọng… Sự tài tình, khéo léo và tinh tế của ngòi bút Tố Hữu đã khiến thơ ông mang một sức sống lâu bền bởi đã bắt rễ đƣợc vào lòng ngƣời và nở hoa ở nơi từ ngữ.