7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Thể hiện sinh động mối quan hệ giao tiếp mang tính đối thoạ
với nhau
Nhà thơ Tố Hữu đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa tình cách mạng cho nên hướng về đồng bào, đồng chí mà trò chuyện, nhắn nhủ, tâm sự. Điều này thể hiện ngay trong quan niệm của ông về mối giao cảm giữa nhà thơ và người đọc thơ. “Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của một ngƣời đến với những ngƣời nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tính…” [17; tr.95].
Trong thơ, Tố Hữu đã thể hiện sinh động mối quan hệ có tính đối thoại giữa chủ thể - tác giả với đối thể - độc giả, nhân vật.
Tác giả hướng tới đối thể là những độc giả nói chung, khi kể về một câu chuyện cảm động để bày tỏ tình cảm sâu sắc với các bậc vĩ nhân như: Lê-nin…
“…Tôi vẫn thấy Lê-nin Bình thƣờng khỏe mạnh Giữa mùa đông nƣớc Nga Cùng công nhân đi vác gỗ
Và chiều nay trƣớc phút vội đi xa Ngƣời còn nghe thánh thót Krup-xkai-a Đọc trong sách “Tình yêu và cuộc sống”. (Với Lê-nin, 1958)
Có lúc, tác giả thể hiện niềm tự hào, vinh dự của dân tộc được đảm nhiệm sứ mệnh đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa Đế quốc, chúng ta cũng thấy những lời nhắn nhủ, hứa hẹn, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì lý tưởng.
“…Nếu đƣợc làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm ngƣời lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!..”
(Chào xuân 67)
Dường như mỗi bài thơ Tố Hữu viết ra đều là một câu chuyện mà ông muốn tâm tình với độc giả. để qua đó, bày tỏ tư tưởng, tình cảm, ý chí của bản thân mình và của chính nhân dân mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có khi, tác giả hướng tới đối thoại với những nhân vật có thật như: chị Diệu, anh Thanh, anh Trỗi, chị Lý… những người chiến sĩ sẵn sàng anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, vì nền độc lập, tự do cho dân tộc.
“Chị Diệu ơi!
Chị mất rồi, chúng tôi còn đây
Đã nghe tiếng chị kêu hoài suốt đêm Căm thù cháy mãi trong tim…”
(Chị là người mẹ, 1955)
“…Ôi! Sống nhƣ anh, sống trọn đời Sáng trong nhƣ ngọc, một con Ngƣời! Thanh ơi! Anh mất rồi chăng đấy? Cứ thấy nhƣ anh nở nụ cƣời…”
(Một con người, 1967)
Mỗi một cuộc đối thoại như thế, Tố Hữu muốn chúng ta hiểu về một câu chuyện gắn với một con người cụ thể - con người điển hình trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đó là những con người dám hy sinh vì lý tưởng, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc mình.
Tác giả còn thể hiện sinh động mối quan hệ giao tiếp có tính đối thoại giữa các nhân vật.
Trong một số bài thơ của Tố Hữu, các nhân vật đối thoại trực tiếp với nhau. Có thể kể đến những đoạn đối thoại trong bài: Giữa thành phố trụi; Bà mẹ Việt Bắc; Bắn; Việt Bắc; Êmily, con…; Hãy nhớ lấy lời tôi…
Tiêu biểu nhất là trong bài thơ “Việt Bắc”, tác giả dựng lên cuộc đối thoại giữa hai nhân vật: người ở và người đi, giữa “mình” và “ta” với những lời hỏi - đáp rất độc đáo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“ - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Và lời đáp có khi lại là những câu hỏi:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bƣớc đi Áo chàm đƣa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Việt Bắc, 1954)
Tác giả đã biến một cuộc chia tay chính trị như một cuộc chia tay bịn rịn của một đôi tình nhân, qua đó, vừa thể hiện được sự kiện chính trị quan trọng lại vừa thể hiện tình đồng chí đồng bào sâu nặng dạt dào cảm xúc. Đó chính là thành công đặc biệt mà nhà thơ đã thể hiện được trong bài thơ này.
Cũng phải nói tới cuộc chia ly với những lời đối thoại đầy xúc động giữa người cha - Môrixơn với con gái của mình được Tố Hữu khắc họa thành công qua bài thơ “Êmily, con…”. Vượt lên nỗi đau chia ly là hình ảnh một con người dám xả thân vì nghĩa lớn, vì lẽ phải, chân lí, sự thật.
“Ê-mi-ly, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường khỏi lạc
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mac
-Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có lầu ngũ giác…”
(Ê-mi-ly, con…)
Những đoạn đối thoại đích thực như vậy có tương đối nhiều trong thơ Tố Hữu. Chính điều này đã khiến thơ ông trở nên gần gũi, chân thực và cảm động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tóm lại, trong thơ Tố Hữu, chủ thể, đối thể giao tiếp đã được xác lập rõ ràng với hệ thống từ xưng hô phong phú và giàu tính biểu cảm. Chủ thể giao tiếp được thể hiện bằng đại từ tôi có tác dụng chỉ rõ tư cách cá nhân của người nói và cung cấp nhiều thông tin riêng hết sức phong phú, thú vị, có ý nghĩa về tác giả - nhân vật trữ tình. Ngoài ra, chủ thể giao tiếp còn được biểu hiện bằng đại từ ta (với sắc thái tự hào, tự tôn) và các danh từ chỉ quan hệ thân tộc (con, anh, chú…) với sắc thái biểu cảm, thân mật, gần gũi. Việc xác lập rõ ràng, phù hợp các chủ thể giao tiếp trên đây không chỉ là định hướng cho hoạt động giao tiếp mang tính hội thoại mà còn hướng tới đối thể nhất định, nghĩa là luôn được dùng với đối thể giao tiếp tương ứng. Các đối thể mà chủ thể giao tiếp hướng tới để bày tỏ, trò chuyện tâm tình không chỉ là độc giả nói chung mà còn là những đối tượng rất cụ thể. Đó là Tổ quốc, nhân dân, là những con người gần gũi, thân thiết với tác giả - chủ thể trữ tình, là những sinh vật, thậm chí vật vô tri, vô giác mà nhà thơ thổi hồn người vào chúng.
Việc xác lập rõ ràng, phù hợp chủ thể và đối thể giao tiếp với hệ thống phương tiện biểu hiện phong phú góp phần tạo nên tính hội thoại, giọng điệu tâm tình đậm đà trong thơ Tố Hữu, qua đó, góp phần tạo lên nét riêng trong phong cách thơ ông.
2.3. Sử dụng phong phú, phù hợp, sinh động các kiểu câu đặc trƣng cho ngôn ngữ hội thoại.
Hội thoại là cách dùng ngôn ngữ tự nhiên và lâu đời nhất. Bằng hội thoại, con người có thể trực tiếp tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ dùng trong hội thoại cũng mang những dấu hiệu thể hiện sự tác động lẫn nhau đó. Trong cuốn "Ngữ pháp Việt Nam” [3], GS.TS Diệp Quang Ban gọi đó là "thức của câu".
Tên gọi này có quan hệ với tên gọi "câu phân loại theo mục đích nói"
trong truyền thống ngữ pháp Việt Nam. Các thức trong tiếng Việt thể hiện trong các kiểu câu: câu chào, câu gọi, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh. Các kiểu câu xuất hiện trong thơ Tố Hữu với số lượng cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Stt Kiểu câu Việt Băc Gió lộng Ra trận Máu và hoa Tổng số lần xuất hiện 1 Chào (dùng từ chào) 2 6 10 3 21 Gọi 39 56 85 33 213 2 Nghi vấn 98 71 128 96 393 3 Mệnh lệnh 40 81 99 31 251 Tổng hợp 179 214 322 163 878
Qua khảo sát bốn tập thơ của Tố Hữu, bao gồm: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, chúng tôi nhận thấy tác giả đã sử dụng rất phong phú, phù hợp các kiểu câu đặc trưng cho ngôn ngữ hội thoại với số lần xuất hiện là 878 câu. Chính điều này đã làm nên giá trị nghệ thuật độc đáo của thơ Tố Hữu.
2.3.1. Câu chào, gọi
Trong tiếng Việt, các biểu thức dùng làm lời chào, lời gọi có thể đứng một mình làm thành một câu. Chức năng của câu chào, mời gọi là thu hút sự chú ý của người nghe, thiết lập quan hệ giao tiếp.
Câu chào, câu gọi trong tiếng Việt khá phong phú và bao giờ cũng kèm theo thái độ đối với người nghe (tôn trọng hoặc thân hữu).Câu chào trong thơ Tố Hữu có những đặc điểm đáng chú ý sau:
Về cấu tạo: Khác với câu chào trong sinh hoạt hàng ngày thường có
cấu tạo đơn giản gồm: động từ thể hiện hành động chào và danh từ chỉ đối tượng được chào (VD: Chào bác!, Chào anh!, Chào Lan!...), câu chào trong thơ Tố Hữu có dạng phổ biến là:
- Chào + đối tượng (danh từ) + định ngữ
Ví dụ: - Chào anh du kích đất Cam
- Chào anh Núp của núi rừng tự do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cách chào này không chỉ mang tính chất của một câu chào gặp mặt mà còn có giá trị thông tin và biểu cảm rất cao.
Đối tượng chào ở đây rất phong phú. Không chỉ dành cho con người,
lời chào còn dành cho nhiều đối tượng khác, kể cả những sự vật vô tri vô giác hay nhưng khái niệm trừu tượng (Tổ quốc, quê hương, sông núi, cỏ cây…).
Đối tượng mà hoạt động chào hướng tới trước hết là Tổ quốc, quê hương yêu dấu:
- Kính chào Tổ quốc, quê hƣơng
(Nhật kí đường về - 1964)
- Chào Tổ quốc trào sôi sức sống
(Theo chân Bác - 1969) Đó là lãnh tụ kính yêu:
- Kính chào Mác thân yêu, vĩ đại
(Đường của ta đi - 1974)
Đó là những nhân vật anh hùng, những con người là hiện thân của chân lí, lẽ phải, là biểu tượng của mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa - anh giải phóng quân: - Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào Anh, con ngƣời đẹp nhất!
(Bài ca xuân 68)
Đó là quần chúng cách mạng, từ cụ già đến em thơ…những người cùng làm nên sự tích anh hùng:
- Chào cô dân quân vai súng tay cày
Chào các cụ Bạch đầu quân trồng cây chống Mĩ Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ Chào các em, những đồng chí của tƣơng lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đó là mốc thời gian hoặc một địa danh gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại:
- Chào 61 đỉnh cao muôn trƣợng
(Bài ca mùa xuân 1961)
- Chào Quảng Châu công xã chính quyền
(Theo chân Bác - 1969)
Đó là mùa xuân, một thực thể thường rất hay xuất hiện trong thơ Tố Hữu, vừa là đối tượng bộc lộ tâm tình vừa là đối tượng khơi nguồn cảm xúc:
Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy? Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy…
(Bài ca mùa xuân 1961)
Chào xuân 67! Xuân của chúng ta
Nam Bắc hai miền chiến công lừng lẫy!
(Chào xuân 67)
Về cách dùng:Lời chào trong thơ Tố Hữu thường được dùng ở đầu bài
thơ (Chào xuân 67; Chào xuân 68…) hoặc được dùng ở đầu đoạn thơ để mở đầu cuộc thoại thật sự hay tưởng tượng với đối thể. Điều đáng chú ý là trong một số bài thơ xuân, việc dùng những từ chào trở nên quen thuộc và tạo nên dấu ấn khá đậm nét. Chẳng hạn, tên một số bài thơ xuân có dạng câu chào
(Chào xuân 67, Chào xuân 68…) . Trong bài thơ “Chào xuân 67”, chúng tôi thấy có đoạn thơ trong đó xuất hiện đến 5 câu chào dành cho mùa xuân và các đối tượng khác nhau. Qua lời chào, tác giả giới thiệu các nữ dân quân vai súng tay cày, vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi; các cụ bạch đầu quân
trồng cây chống Mĩ; các mẹ già vá may cho chiến sĩ và các em là những đồng chí của tƣơng lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về ý nghĩa, mục đích của lời chào trong thơ Tố Hữu: Lời chào trong
thơ Tố Hữu không đơn thuần chỉ là để chào hỏi mà còn được dùng với những ý nghĩa, mục đích giao tiếp khác nhau. Nhờ những định ngữ bên danh từ chỉ đối thể được chào hoặc những yếu tố phụ khác, lời chào trong thơ Tố Hữu thường có sự kết hợp giữa chào với việc bày tỏ tình cảm hoặc thông tin về đối thể. Đó là tình cảm đặc biệt tôn kính đối với lãnh tụ, với người anh hùng, là sự ngợi ca, giới thiệu công lao thành tích, là sự ghi nhận hoặc gợi nhớ về sự kiện hay mốc thời gian lịch sử…
Tóm lại, câu chào có chức năng là lời mở đầu cho cuộc gặp thật sự hay
tưởng tượng đã được Tố Hữu khai thác, sử dụng phong phú, phù hợp như một phương tiện nghệ thuật không chỉ để định hướng cho sự giao tiếp mang tính hội thoại mà còn để bộc lộ thái độ tình cảm và giới thiệu, miêu tả về đối tượng.
Gần với câu chào là câu gọi (lời gọi).
Chức năng của lời gọi là nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, thiết lập quan hệ giao tiếp. Lời gọi thông thường là như vậy nhưng với Tố Hữu, gọi
chủ yếu còn để bộc lộ tình cảm. Lời gọi của tác giả không chỉ dành cho con người mà còn dành cho các sự vật, hiện tượng phong phú trong cuộc sống.
Lời gọi trong thơ Tố Hữu có một số đặc điểm như sau:
Về cách cấu tạo: Lời gọi trong thơ Tố Hữu không thuần nhất, có thể
chia làm ba kiểu:
Kiểu thứ nhất: Tên riêng (có kèm hoặc không kèm danh từ thân tộc: ông, bà, anh, chị…) + ơi, ạ(cuối lời gọi).
Đây là cách gọi được dùng rộng rãi nhất:
- Việt Nam ơi!
Ngƣời là ai? Mà trở thành nhân loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
(Bác ơi - 1969)
- Lƣợm ơi, còn không
(Lượm - 1949)
- Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi - Văn Thiên Trƣờng ơi
Nếu anh sống lại
(Đường sang nước bạn - 1956)
Kiểu thứ hai: Danh từ thân tộc (không kèm theo tên riêng) + "ơi" hoặc "ạ" (cuối lời gọi)
- Anh em ơi
Tất cả lên đƣờng!
(Với Đảng, mùa xuân - 1977)
- Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thƣơng con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
(Bầm ơi - 1948)
- Đồng bào ơi, anh chị em ơi!
(Thù muôn đời muôn kiếp không tan - 1959)
Kiểu thứ 3: "ơi", "ớ", “bớ”, "hỡi", "này"… + danh từ thân tộc
Cách gọi này, tạo giọng điệu mạnh mẽ, sôi sục cho những lời hô hào, vận động.
Ví dụ: - Bớ công nông! Tiếng hát càng cao
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
- Hỡi ngƣời anh Giải phóng quân
(Tiếng hát sang xuân - 1965)
- Ơi hoa sen đẹp của bùn đen - Ơi anh bộ đội trên mâm pháo - Ơi anh giải phóng chân không mỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Này em, này chị, này anh
Chen vai mà học, rách lành sao đâu!
(Trường tôi - 1946)
Về đối tượng mà lời gọi hướng tới: Cũng giống như lời chào, đối
tượng của lời gọi có phạm vi rất rộng.
Đó có thể là độc giả nói chung hoặc số đông trong độc giả. Trong trường hợp này, đối tượng được biểu hiện bằng “anh chị em”:
Anh chị em ơi!
Ba mƣơi năm đời ta có Đảng…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Đồng bào ơi! Anh chị em ơi!
Sống, chúng tôi mong đƣợc sống làm ngƣời…
(Thù muôn đời muôn kiếp không tan - 1959) Đó là Tổ quốc, đất nước Việt Nam:
Việt Nam ơi!
Ngƣời là ai? Mà trở thành nhân loại.
(Với Đảng, mùa xuân - 1977) Đó là Bác Hồ kính yêu:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế! Ôm cả non sông, mọi kiếp ngƣời.
(Bác ơi!) Đó là những con người cụ thể như bà mẹ, anh bộ đội…
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thƣơng con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
(Bầm ơi - 1948)
Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lời gọi cũng hướng tới những sinh vật: cây cỏ, chim muông…
Ơi con cò trắng bay ngang
Có nom thấy lúa thẳng hàng xanh xanh?
(Xuân sớm - 1966)
- Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tƣới ƣớt bồn...
(Theo chân Bác - 1969) Đó còn là vũ khí được nâng niu, trân trọng như người bạn: