Sự kết hợp hai bình diện

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 37 - 39)

7. Bố cục của luận văn

1.5.3. Sự kết hợp hai bình diện

Nghiên cứu tác phẩm văn chương không chỉ nghiên cứu trên bình diện ngôn ngữ mà còn phải kết hợp với bình diện văn học. Bởi để tác phẩm ra đời, ngoài tài năng sử dụng ngôn ngữ, nhà văn còn bị chi phối bởi lập trường,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan điểm sáng tác. Đây là những yếu tố tác động tới tình cảm của nhân vật, hệ thống hình tượng, các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…

Việc kết hợp bình diện ngôn ngữ với bình diện văn học trong nghiên cứu tính hội thoại trong thơ Tố Hữu đòi hỏi sự phân tích, lí giải những hiện tượng ngôn ngữ thể hiện tính hội thoại phải dựa trên cơ sở tư tưởng nghệ thuật chi phối hiện tượng đó.

Hai bình diện này luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Một tác phẩm chính xác về cấu trúc nhưng không gợi cảm và sâu sắc về nội dung thì cũng không thể coi là một tác phẩm có giá trị và ngược lại.

Tiểu kết:

Toàn bộ chương I của luận văn là những vấn đề cơ sở lí luận, trong đó, chúng tôi đã trình bày rất rõ những nội dung lý thuyết sau: Giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ; hội thoại, tính hội thoại, thơ, đặc trưng của thơ, bình diện ngôn ngữ và bình diện văn học trong nghiên cứu tính hội thoại trong thơ Tố Hữu.

Những vấn đề lí luận trên đã giúp chúng tôi định hướng nội dung và có cơ sở vững chắc để tiến hành nghiên cứu tính hội thoại trong thơ Tố Hữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

BIỂU HIỆN CỦA TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)