7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Câu nghi vấn (câu hỏ i)
Trong cuốn "Tiếng Việt thực hành" (8), PTS Hữu Đạt đã phân loại câu hỏi theo ý nghĩa của nghi thức hỏi - đáp trong giao tiếp. Theo đó, câu hỏi được chia thành 2 loại: Câu hỏi chính danh và các hình thức nghi vấn.
Gs Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp Việt Nam - phần câu” (3; tr.273), đã phân loại câu nghi vấn tiếng Việt theo phương tiện sử dụng như sau:
- Các đại từ nghi vấn - Các phụ từ nghi vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Quan hệ từ lựa chọn "hay" - Các tiểu từ chuyên dụng.
Qua khảo sát thống kê 4 tập thơ của Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy nhà thơ sử dụng một số lượng lớn các câu hỏi có lời đáp rõ ràng. Bên cạnh đó có những câu hỏi tu từ. Các câu hỏi đưa ra đều với chủ ý hướng người nghe vào cuộc đối thoại và là một cách để bộc lộ tình cảm. Dù người nghe có mặt hay vắng mặt trong bài thơ thì chúng ta vẫn nhận thấy câu chuyện đang được trao đổi giữa họ và chủ thể giao tiếp.
Tố Hữu sử dụng 393 câu hỏi trong 99 bài thơ. Cụ thể:
STT Phƣơng tiện sử dụng Số lƣợng
1 Các đại từ nghi vấn 310
2 Các phụ từ nghi vấn 12
3 Quan hệ từ lựa chọn “hay” 6 4 Các tiểu từ chuyên dụng 12
Qua khảo sát, chúng tôi còn thấy có 20 câu hỏi thuộc dạng nghi vấn đoán định (theo cách phân loại của PTS Hữu Đạt).
Số câu hỏi được phân bố theo từng tập thơ như sau:
STT Tập thơ Số bài Số câu nghi vấn
1 Việt Bắc 28 98
2 Gió lộng 25 70
3 Ra trận 33 130
4 Máu và hoa 13 95
5 Tổng số 99 393
Như vậy, có thể thấy số lượng câu nghi vấn trong thơ Tố Hữu khá lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về mặt cấu tạo, câu nghi vấn trong thơ Tố Hữu có những dạng sau:
Câu nghi vấn với đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác
định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó ngay cả khi câu bị tách khỏi ngữ cảnh, điểm hỏi trong câu vẫn xác định. Kiểu câu này được gọi là câu nghi vấn trọng điểm xác định. Đại từ nghi vấn là đại từ phiếm định dùng vào chức năng tạo câu nghi vấn. Các đại từ ai , gì, nào, sao, bao nhiêu, mấy
Hỏi về chủ thể hoặc đối thể:
Hỏi về chủ thể:
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai về thành phố Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng
(Ta đi tới - 1954) Hỏi về đối thể:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi?
(Người con gái Việt Nam - 1958)
- Lê-nin đang nghĩ suy gì?
Krem-lin in bóng thành trì, lặng im...
(Nhật kí đường về - 1964)
Hỏi về nguyên nhân:
Vì sao chẳng ngày vui trọn vẹn
Nhƣ bâng khuâng việc hẹn chƣa làm? Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn? - Một nửa còn cay đắng: Miền Nam!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hỏi về địa điểm:
Ở đâu?Mỗi ngọn núi dòng sông
Cũng hiển hách chiến công Lừng danh dũng sĩ.
Ở đâu? Một mũi chông, một ngọn tầm vông
Cũng hiên ngang nhƣ trƣờng thành, chiến lũy
(Chào xuân 67)
Hỏi về số lƣợng:
Dƣới gƣơm súng
Bao nhiêu đầu đã rụng
Bao nhiêu ngực đã thủng
Cho Tự do. Cho mỗi chúng ta.
(Trước Krem-lin - 1958)
Theo khảo sát, 90% các bài thơ củaTố Hữu có dùng câu nghi vấn. Đó cũng là cách nêu vấn đề, khơi gợi sự chú ý của người đọc hướng tới cuộc trò chuyện và tạo tâm thế để bộc lộ tâm trạng.
Câu nghi vấn dùng cặp phụ từ nghi vấn:
- có .... không - có phải .... không
- đã .... chưa? Hỏi về sự việc xảy ra/ còn không xảy ra - .... xong (hoặc rồi) ... chưa
hoặc .... xong chưa?
Ví dụ: - Anh có nghe thấy không?
Ơi ngƣời anh Vệ quốc?
(Cá nước - 1947)
- Có phải Sô-panh tình chứa chan
- Có phải A-đam hồn vĩ đại
(Em ơi... Ba Lan..- 1959) Hỏi về tính khẳng định, tính phủ định
Hỏi về hoàn thành/ không hoàn thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các em ơi đã học chưa?
(Ta đi tới - 1954)
- Phải không vậy? Trong tay ta tất cả
(Trên đường thiên lí - 1964) Tố Hữu cũng sử dụng câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn "hay" nhưng ở mức hạn chế.
Ví dụ: - Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông...
(Người con gái Việt Nam - 1958) Ngoài việc sử dụng đại từ nghi vấn; các phụ từ; quan hệ từ "hay"; thơ Tố Hữu còn sử dụng các câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụng. Các ngữ
thái từ chuyên dụng thường gặp là à, ƣ, ạ, a, hả, hử, hở, chứ, nhỉ (nhé)... Đối với câu nghi vấn này, nếu không có các phương tiện tạo tính nghi vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra khỏi ngữ cảnh. Vì vậy, kiểu câu này còn được gọi là câu nghi vấn không rõ trọng điểm.
Ví dụ: - Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!
Chẳng thấy Cu-ba đứng đấy à?
(Từ Cu-ba - 1964)
- Nhà ai mới nhỉ? Tƣờng vôi trắng
(Mẹ Tơm - 1961)
Trong đó, các tiếng: à; ƣ; a; hả; hử... mang tính nghi vấn thường xuyên hơn. Các tiếng "nhỉ" "nhé" khi dùng trong câu không chứa các phương tiện nghi vấn khác thì diễn đạt tính nghi vấn với ý "tranh thủ sự đồng tình", tức là lời đáp phù hợp với kiểu câu này là tán thành ý kiến của người hỏi. Với cách dùng này, câu nghi vấn có "nhỉ" gần gũi với câu cảm thán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài các câu nghi vấn thuộc 4 loại trên, chúng tôi đề cập thêm đến loại câu nghi vấn đoán định (theo cách dùng của PTS Hữu Đạt). Trong 4 tập thơ của Tố Hữu, chúng tôi thấy có 20 lần, nhà thơ đưa ra hình thức nghi vấn này. Đây là loại câu nghi vấn người nói đặt ra để phỏng đoán, ước đoán về một sự vật, hiện tượng hay hành động nào đó: Có lẽ, hình nhƣ, thì phải, chắc, phải chăng...
Ví dụ: - Chắc có lúc lòng anh
Nhớ nhà anh nhớ lắm
(Cá nước)
- Trông nhau mỗi dáng mỗi hình
Tưởng như soi bóng thấy mình khác chi
(Hai anh em)
Về mặt ý nghĩa, mục đích của việc dùng câu nghi vấn trong thơ Tố Hữu:
Chúng tôi đã xem xét ở một số khía cạnh tiêu biểu. Điều đặc biệt là những câu hỏi trong thơ Tố Hữu không phải là những câu hỏi thông thường mà hàm chứa nhiều nội dung khác nhau.
Hỏi để bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm đau đáu trong lòng:
Nếu tâm sự cùng ta bạn hỏi
Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói Nhƣ nỗi niềm nhức nhối tim gan?
(Miền Nam - 1963)
Hỏi để chia sẻ, nhắc nhở về biểu hiện của tư tưởng tiêu cực, lạc lõng:
Cho tôi hỏi, anh em ơi, có phải? Trên đƣờng ta, ai cũng trải đôi lần Giữa mùa xuân mà lòng chợt phân vân Nghe rét tới với gió mùa Đông bắc!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hỏi để khẳng định, ca ngợi:
- Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu
Ngƣời không hề tiếc máu hy sinh
Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu
Ngƣời hiên ngang không chịu cúi mình?
(Miền Nam - 1963)
- Ở đâu? Mỗi ngọn núi dòng sông Cũng hiển hách chiến công
Lừng danh dũng sĩ
Ở đâu? Một mũi chông, một ngọn tầm vông Cũng hiên ngang nhƣ trƣờng thành, chiến lũy Và ở đâu? Trên trái đất này
Ngƣời vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay...
(Chào xuân 67)
Hỏi là Ở đâu nhưng chúng ta đều biết chỉ có một câu trả lời duy nhất: Đó là Việt Nam. Câu hỏi nhưng để bộc lộ tâm trạng đầy tự hào và xúc động trước lịch sử bi tráng của dân tộc.
Hỏi để bày tỏ tình cảm khâm phục, ngưỡng mộ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Người con gái Việt Nam - 1958) Hỏi để bộc lộ nỗi niềm đau đớn, xót xa trước những mất mát:
Có ai biết ba ngàn đêm ấy Mỗi đêm là biết mấy thân rơi! Có ai biết bao nhiêu máu chảy Máu Miền Nam, hơn chín năm trời!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hỏi để gợi nhắc đến kỷ niệm, như trong bài thơ Việt Bắc. Cứ một câu hỏi lại kèm theo một câu nhắc đến những kỷ niệm thân thương, gắn bó.
Hỏi: Mình về mình có nhớ ta
Nhắc: Mƣời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Hỏi: Mình về mình có nhớ không
Nhắc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Hỏi để giả định, dự đoán:
- Có lẽ Ngƣời đang mải giấc mơ
Để thấy trƣớc những bƣớc đƣờng lịch sử...
(Trước Krem-lin)
- Hẳn là sƣơng giá chƣa tan
Nên con én mới kết đoàn đƣa xuân
(Tiếng hát sang xuân) Có câu hỏi mang nhiều suy tư về thế sự, về kiếp người, về cuộc đời.
- Lê-nin đang suy nghĩ gì?
Krem-lin in bóng thành trì lặng im
- Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trƣớc
Hay biển đau xƣa rút nƣớc xa rồi
Có những câu hỏi mang nghĩa mỉa mai, tố cáo:
Có ai hỏi vì sao không nhỉ
Ở Miền Nam còn lửa chiến tranh? Có phải ở Miền Nam, giặc Mĩ
Đang cùng ta chung sống hòa bình?
(Miền Nam - 1963)
Như vậy, câu hỏi trong thơ Tố Hữu được dùng với ý nghĩa hết sức phong phú. Hỏi nhiều khi chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ tư tưởng tình cảm, để gợi nhắc, để dự đoán, để khẳng định, suy tư, mong muốn hay đồng tình… trước một vấn đề hay một đối tượng nào đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về cách dùng:
Câu hỏi trong thơ Tố Hữu đa số được dùng xen kẽ vào những câu khác nhưng cũng có khi được dùng liên tiếp, dồn dập:
Ví dụ: Ai qua Phú Thọ Ai xuôi Trung Hà Ai về Hƣng Hóa Ai xuống khu Ba Ai vào khu Bốn…
(Ta đi tới - 1954)
Vì sao ngày một thanh tân? Vì sao ngƣời lại mến thân hơn nhiều?
Vì sao cuộc sống ta yêu
Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha?
Vì sao mỗi hạt mƣa sa
Mỗi tia nắng rọi cũng là tình chung Xuân vui ca múa mọi vùng Bắc Nam đâu cũng anh hùng vì sao?
(Tiếng hát sang xuân - 1965)
Cách dùng câu hỏi được lặp lại liên tiếp như trên vừa có tác dụng tăng cường mạch liên kết, vừa có tác dụng nhấn mạnh. Đặc biệt, có những trường hợp cả bài thơ được cấu tạo dưới dạng lời hỏi đáp (Việt Bắc, Miền Nam,...)
như chúng tôi đã phân tích ở phần trước.
Tóm lại, câu nghi vấn chiếm số lượng lớn nhất trong số những câu có
tính chất hội thoại thơ Tố Hữu, theo khảo sát của chúng tôi, số lượng câu nghi vấn là 393 câu. Điều đó cho thấy, Tố Hữu rất chú trọng khai thác hiệu quả của loại câu này và thực tế cho thấy, tác giả đã sử dụng hết sức phù hợp và thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công câu nghi vấn trong từng bài thơ. Không chỉ dùng để hỏi về một sự việc hoặc đối tượng cụ thể, câu nghi vấn còn là phương tiện để tác giả bộc lộ tâm tư tình cảm, nguyện vọng, ước muốn, trăn trở suy tư của mình. Việc sử dụng câu nghi vấn với tần số xuất hiện cao là một minh chứng cho đặc điểm của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu.