Xét theo hình thức lời đối thoại

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 42 - 47)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.4. Xét theo hình thức lời đối thoại

Theo khảo sát của chúng tôi, các đoạn thoại trong thơ Tố Hữu đều rơi vào một trong hai hình thức sau: hình thức hỏi - đáp hoặc hình thức đối đáp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước hết, chúng tôi đề cập đến hình thức hỏi - đáp: đây cũng là một cặp hành vi ngôn ngữ xuất hiện trong lý thuyết của Austin - cặp HVNN hỏi - trả lời (đáp). Kết quả khảo sát cho thấy, các cuộc đối thoại diễn ra nhiều nhất ở hai tập thơ "Việt Bắc" và "Ra trận" sau đó tới các tập "Gió lộng" , "Máu và hoa" .

Chúng ta sẽ xem xét những đoạn đối thoại mà chủ thể và đối thể xuất hiện trực diện với nhau như ở những ví dụ dưới đây:

Sp1: Ai lên tiền tuyến đƣờng muôn dặm? Lại ngồi dƣới gốc di - Lăng

Ở đây còn có ai chăng với mình? (1a) Sp2: - Có!

Sp1: - Ai nói đó?

(Giữa thành phố trụi - 1947)

Câu (1a) định hướng trả lời về sự xác nhận thông tin. Sau lượt lời đó, thì lượt lời thứ hai sẽ khẳng định nội dung thông tin đang trao đổi.

Có những đoạn đối thoại được tái hiện một cách chân thực và sống động đến nỗi đọc thơ Tố Hữu, chúng ta tưởng như đang xem một cảnh phim mà ở đó, từng cảnh quay, từng lời thoại của nhân vật đều gần gũi như trong cuộc đời thường. Câu chuyện của "Bà mẹ Việt Bắc" được kể bằng những đoạn đối thoại như vậy.

Đoạn 1:

... Một hôm lính lệ Theo thằng quan châu Đến nhà hạnh họe

Sp1 "Con mày đi đâu?" (2a) Sp2 ...Ông Ké lắc đầu

Một hai không biết Nó đỏ mũi trâu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đoạn 2:

Sp1 Tôi bảo con tôi

"Mày đi tao nhớ (3a)

Tuổi đã lớn rồi Liệu mà cưới vợ"

Nó chỉ cƣời khì

Sp2 "Vợ con gì gấp

Con còn phải đi (3b)

Giữ gìn độc lập!"

Đoạn 3:

Sp1 "Bao giờ giặc xong Lại về Việt Bắc" (3c) Sp2 Tôi bảo "Mày đi

Mày lo cho khoẻ Đừng lo nghĩ gì Ở nhà có mé..."

Ở đoạn đối thoại 1, giữa hai nhân vật: lính lệ và ông Ké. Các câu hỏi của Sp1 (lính lệ) đều định hướng Sp1 phải đáp ứng bằng cách cung cấp thông tin (câu 2a) và câu hỏi của Sp1 có hàm ý đe doạ (câu 2b).

Ở đoạn 2, trong lượt lời 1 của Sp1 (bà mẹ) có ý đưa ra mong muốn để Sp2 đáp ứng. Phát ngôn (3a) nhấn mạnh đến trách nhiệm của người con. Ở lượt lời thứ hai, không phải là sự tuân theo tích cực (cƣới vợ) hoặc tiêu cực

(không cƣới). Tuy vẫn là sự tuân theo nhưng câu trả lời khác có kèm theo thông tin phụ của Sp2 (trong câu 3b).

Ở đoạn 3, Sp1 là người con. Phát ngôn (3c) với hàm ý giải thích, hứa hẹn, muốn làm cho người mẹ yên tâm. Phát ngôn (3d) không xác nhận thông tin ở Sp1 mà đưa ra lời động viên tích cực đối với Sp1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đa số phát ngôn đòi hỏi người nghe phải xác nhận thông tin. Như trong bài "Mẹ Tơm".

Hỏi thăm cô gái má bồ quân Mái đầu tóc xoã xanh bên giếng

Sp1 - Vâng, đúng nhà em, bác nghỉ chân (4a) Sp2 - Ô kìa, cô bé nói hay sao!

Nhà của tôi, ai lại hỏi chào (4b)

Nhƣ thể khách đƣờng xa ghé lại Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào? Nhiều đấy ƣ em, mấy tuổi rồi?

Sp1 - Hai mƣơi (4c)

Sp2 - Ờ nhỉ, tháng năm trôi (4d)

(Mẹ Tơm - 1961)

Câu (4a) nhằm xác nhận thông tin ở câu hỏi trước. Câu (4b) nhằm nhấn mạnh tình cảm trong mối quan hệ với người nghe - "hĩm" (gọi thân mật). Khẳng định "nhà của tôi..." chứ không phải "nhƣ thể khách đƣờng xa". Mối quan hệ càng bộc lộ rõ hơn qua câu hỏi tiếp theo của Sp2 "Nhiều đấy ƣ em, mấy tuổi rồi?" (gọi tên riêng của người nghe - "Nhiều").

Câu (4c) xác nhận, trả lời cho câu hỏi của Sp2.

Câu (4d) khẳng định, có chút nuối tiếc trong tâm trạng của Sp2.

Cũng có những phát ngôn không đơn thuần chỉ để trả lời về sự xác nhận thông tin mà còn bao hàm các nội dung khác. Như đoạn đối thoại trong bài "Lều cỏ Lê-nin" (1970).

Sp1 Chú đồng chí

Con ai thế nhỉ? (5a1)

Tuổi mƣời hai đuổi bƣớm bắt chim (5a2) Sp2 - Em ở đây, bên Bác Lê-nin (5b)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sp1 - Cha em đâu? (5c)

Sp2 - Cha làm súng và đi liên lạc (5d) Sp1 - Và mẹ em? (5e)

Sp2 - Mẹ cùng anh nƣớng bánh, đƣa đƣờng... (5g)

Có thể thấy, câu (5a1) định hướng trả lời về sự xác nhận thông tin. Câu

(5b) không tuân theo định hướng (5a1), mà thiên về giải thích cho câu (5a2) và nhấn mạnh về trách nhiệm của bản thân đối với "Người" (Lê-nin).

Hình thức thứ hai mà chúng tôi muốn nói tới là các lời đối đáp. Có 3

trong tổng số 16 bài sử dụng lời đối đáp gần như từ đầu đến cuối bài thơ. Đó là bài Việt Bắc, Bài ca ngƣời du kíchMiền Nam.

Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏi

Sp1 Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói Nhƣ nỗi niềm nhức nhối tim gan?

Sp2 - Trong lòng ta hai tiếng: Miền Nam!

Khi âu yếm cùng anh, em hỏi

Sp1 Tên nào trong muôn ngàn tiếng gọi Nhƣ mối tình chung thủy không tan?

Sp2 - Trong lòng anh, tên ấy: Miền Nam!...

(Miền Nam - 1963)

Lời đối đáp thường đậm sắc thái tình cảm. Thực tế, hỏi chỉ là cái cớ để giãi bày, để bộc lộ những trăn trở, những cung bậc tâm trạng ở trong lòng. Như ở trên, chúng ta thấy tình yêu tha thiết và niềm tự hào của tác giả khi nói về Miền Nam thân thương.

Tất cả những đoạn thoại mà chúng tôi nêu ở đây đều mang đặc điểm khái quát của một cuộc thoại: đặc điểm về sự luân phiên lượt lời (tƣơng tác qua lại), về sự liên kết giữa các lượt lời, về tính mục đích của cuộc thoại... Đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là những đoạn tiêu biểu, đậm đặc chất thoại trong thơ Tố Hữu. Có thể gọi là đoạn thoại đích thực.

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)