1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam

52 870 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 747,5 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU Trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước từ nền kinh tế nông nghiệp lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam rất cần nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển kinh tế trong khi đó nguồn vốn tiết kiệm trong nước lại rất hạn chế. Vậy giải pháp nào giúp Việt Nam giải quyết những mâu thuẫn trên? Theo lý thuyết hai khoảng cách của Hollis B. Chenery Trong nền kinh tế mở, ta có phương trình: Y = (C + G) + (Ig + Ip) + (X M ) (1) Trong đó: Y: là tổng thu nhập C+G : Tiêu dùng của khu vực tư nhân (C) và chi tiêu của chính phủ (G) Ig + Ip : Đầu tư của chính phủ (Ig) và đầu tư của tư nhân (Ip) X : Giá trị hàng hóa xuất khẩu M : Giá trị hàng hóa nhập khẩu Nếu phân tích tổng thu nhập của nền kinh tế theo yếu tố thu nhập của từng khu vực, ta có : Y = Tg + (C + Sp) (2) Với Tg là thu nhập của chính phủ và Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân. Từ (1) và (2) ta có : (X – M) = (Tg – G – Ig) + (Sp – Ip) Thay Tg – G = Sg (Tiết kiệm của chính phủ)  (Ig Sg ) + (Ip Sp ) = (M – X) (3) Từ (3) sẽ xảy ra tình trạng “2 Khoảng cách”: Đầu tư vượt quá tiết kiệm Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu Nếu có sự gia tăng nhu cầu đầu tư (Ip,Ig) vượt quá mức tiết kiệm trong nước (Sp, Sg), để cân bằng cán cân kinh tế vĩ mô thì có thể thực hiện biện pháp là: Gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngòai để lấp vào lỗ hổng thiếu hụt (GS. Binh Minh) Theo Quan điểm của Đảng :” nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định, nguồn vốn nước ngòai có vai trò quan trọng”. Từ những lý do đó, Nhóm 2 muốn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn vốn nước ngòai đặc biệt là nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA) và Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) tại Việt Nam thông qua chuyên đề môn học lý thuyết tài chính tiền tệ : ”Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam “

Trang 1

GIỚI THIỆU

Trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước từ nền kinh tế nông nghiệp lên công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, Việt Nam rất cần nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển kinh tế trong khi đónguồn vốn tiết kiệm trong nước lại rất hạn chế Vậy giải pháp nào giúp Việt Nam giải quyếtnhững mâu thuẫn trên?

Theo lý thuyết hai khoảng cách của Hollis B Chenery

Trong nền kinh tế mở, ta có phương trình:

Y = (C + G) + (Ig + Ip) + (X - M ) (1)

Trong đó: Y: là tổng thu nhập

C+G : Tiêu dùng của khu vực tư nhân (C) và chi tiêu của chính phủ (G)

Ig + Ip : Đầu tư của chính phủ (Ig) và đầu tư của tư nhân (Ip)

X : Giá trị hàng hóa xuất khẩu

M : Giá trị hàng hóa nhập khẩu

Nếu phân tích tổng thu nhập của nền kinh tế theo yếu tố thu nhập của từng khu vực, ta có :

- Đầu tư vượt quá tiết kiệm

- Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu

Nếu có sự gia tăng nhu cầu đầu tư (Ip,Ig) vượt quá mức tiết kiệm trong nước (Sp, Sg), để cân

bằng cán cân kinh tế vĩ mô thì có thể thực hiện biện pháp là: Gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngòai để lấp vào lỗ hổng thiếu hụt (GS Binh Minh)

Trang 2

Theo Quan điểm của Đảng :” nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định, nguồn vốn nước ngòai có vai trò quan trọng”

Từ những lý do đó, Nhóm 2 muốn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn vốn nước ngòai đặc biệt là nguồnvốn tài trợ phát triển chính thức (ODA) và Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) tại Việt

Nam thông qua chuyên đề môn học lý thuyết tài chính tiền tệ : ”Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam “

Chuyên đề sẽ gồm 2 phần chính:

Phần A Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA)

(i) Quản lý nhà nước về ODA

(ii) Thực trạng huy động và sử dụng vốn ODA

(iii) Các giải pháp nâng cao huy động và sử dụng hiệu quả vốn ODA

Phần B Nguồn vốn đầu tự trực tiếp nước ngoài (FDI)

(i) Chính sách đối với đầu tư nước ngoài

(ii) Thực trạng huy động và thực hiện vốn FDI tại VN

(iii).Các giải pháp

Trang 3

Phần A NGUỒN VỐN ODA

1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ODA

Trên thế giới đã có nhiều nước thành công trong việc sử dụng vốn ODA để hỗ trợ pháttriển kinh tế - xã hội Trước đây Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Thái Lan, Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Philipin,…Một trong những nguyên nhân sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả là cácnước này xây dựng được một hệ thống quản lý ODA phù hợp theo mô hình quản lý tập trung điđôi với phân cấp trách nhiệm trên cơ sở khung thể chế pháp lý về ODA không ngừng hoàn thiện Tương tự như các nước tiếp nhận vốn ODA khác, để nâng cao hiệu quả viện trợ phục vụ

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoànthiện khung pháp lý về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Kể từ khinối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã banhành 4 Nghị định về quản lý ODA (Nghị định 20/CP (15/3/1994), Nghị định 87/CP (5/8/1997),Nghị định 17/2001/NĐ-CP (4/5/2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (09/11/2006)) Các nghịđịnh sau được hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càngcao của quan hệ hợp tác phát triển

Cùng với nỗ lực hoàn hiện thể chế, công tác quản lý nhà nước về ODA đã không ngừngđược cải tiến và đạt được nhiều tiến bộ Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhậnODA, quản lý nhà nước theo mô hình tập trung nhiều ở cấp trung ương thì nay theo mô hìnhphân cấp mạnh mẽ để các Bộ, ngành và địa phương phát huy tính chủ động và nâng cao tráchnhiệm từ khâu xây dựng dự án, thực hiện dự án, khai thác và vận hành các sảm phẩm đầu ra

Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực

hiện nguồn vốn ODA (Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nước vềODA) Các cấp này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể:

- Ban QLDA: Đơn vị giúp việc cho Chủ dự án trong việc quản lý thực hiện chương trình,

dự án ODA

- Chủ dự án: Là đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA

và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt, và quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án kết thúc

- Cơ quan chủ quản: Là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan trựcthuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chương trình, dự án

- Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA: Gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ

Trang 4

Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy dù quản lý nhà nước theo mô hình tập trung hayphân cấp thì một nguyên tắc "vàng" là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA theo quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau:

1 Quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODAcho từng thời kỳ; ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ ODA

và những sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Danh mục;

2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA theo thẩm quyền;

3 Điều hành vĩ mô công tác quản lý và sử dụng ODA

Đồng thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ODA cũng có sự phân công về chứcnăng, nhiệm vụ cụ thể trên một cơ chế phối hợp tốt và nhịp nhàng, trong đó:

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiếnlược, chính sách, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựngdanh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA của từng cơ quan để tổng hợp thành Danhmục yêu cầu tài trợ ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quyphạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA;

- Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA theothẩm quyền;

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trình Chính phủ về việc ký kết, tiến hànhđàm phán, ký điều ước quốc tế khung về ODA; trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế

cụ thể về ODA cho chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định CP;

- Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức liên quan chuẩn bị chương trình, dự án; chủ trì, phốihợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA;

- Hỗ trợ các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điềuước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố tríđầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiệnđối với các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch vốnhàng năm

Trang 5

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng và nhucầu vốn ứng trước cho chương trình, dự án.

- Theo dõi, kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; đôn đốc,

hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dự án

Xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chươngtrình, dự án; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệthống này

- Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA; báo cáo tổng hợp theo định kỳ(6 tháng, một năm), đột xuất và theo yêu cầu đặc biệt của Đảng và Nhà nước về tình hình quản

lý, thực hiện các chương trình, dự án và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA

- Làm đầu mối xử lý các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ, ngành; kiến nghị Thủ tướngChính phủ quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về ODA thuộc thẩm quyền của Thủ tướngChính phủ

- Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩmđịnh, quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá chương trình, dự án có tính đến yêu cầu hài hoà thủtục với các nhà tài trợ; hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyênnghiệp và bền vững

- Chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sửdụng nguồn vốn ODA

2 Bộ Tài chính có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụngODA và điều phối các nguồn vốn ODA; hướng dẫn chuẩn bị nội dung chương trình, dự án liênquan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốnODA

- Chuẩn bị nội dung đàm phán chương trình, dự án vốn vay với nhà tài trợ; theo ủy quyềnThủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 131/2006/NĐ-CP

- Đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay, kể cả trong trườnghợp Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho một cơ quan khác chủ trì đàm phán các điều ước quốc tếnêu trên

- Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối

với chương trình, dự án;

Trang 6

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt điều kiện cho vay lại trong nước áp dụng cho các chương trình, dự án;

c) Quy định cụ thể thủ tục rút vốn và quản lý rút vốn của các chương trình, dự án trên cơ

sở quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại các điều ước quốc tế về ODA đã ký với nhàtài trợ;

d) Chủ trì hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các chương trình, dự án; giải

quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế;

đ) Bố trí vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để trả nợ các khoản

ODA vốn vay khi đến hạn;

e) Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn ODA; tổ chức

hạch toán kế toán ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn ODA; tổng hợp số liệu rút vốn, thanhtoán và trả nợ đối với chương trình, dự án báo cáo Chính phủ và thông báo cho các cơ quan liênquan;

g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân nguồn vốn

ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện

và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sáchtrong dự toán ngân sách hàng năm; cấp phát đầy đủ, đúng tiến độ vốn đối ứng cho các chươngtrình, dự án thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu

tư xử lý các nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng và nhu cầu về vốn ứng trước cho chương trình, dự

án theo quy định tại khoản 5, Điều 26 và Điều 27 Nghị định 131/2006/NĐ-CP;

h) Tổ chức cho vay lại và thu hồi phần vốn cho vay lại của các chương trình, dự án cho

vay lại từ ngân sách nhà nước

3 Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thẩm định các điều ước quốc tế về ODA theo quy định của pháp luật về ký kết, gianhập và thực hiện điều ước quốc tế;

- Cung cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về ODA hoặc các vấn đề pháp lý kháctheo đề nghị của cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế;

- Thẩm định về nội dung đối với các dự án hợp tác trong lĩnh vực pháp luật theo quy

định của pháp luật hiện hành

Trang 7

4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đàm phán; theo sự ủy quyền củaThủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các tổchức tài chính quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Pháttriển châu Á (ADB); bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án cho

Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay vớiIMF;

- Phối hợp với Bộ Tài chính xác định và công bố danh sách các ngân hàng thương mại

đủ tiêu chuẩn để ủy quyền thực hiện việc giao dịch thanh toán đối ngoại đối với nguồn vốnODA, ủy quyền cho vay lại và thu hồi vốn trả nợ ngân sách trong trường hợp cần thiết;

- Tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thốngtài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng

5 Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướngvận động ODA cũng như chính sách đối tác trên cơ sở chính sách đối ngoại chung; tham gia vậnđộng ODA;

- Tham gia đàm phán, góp ý kiến xây dựng nội dung dự thảo điều ước quốc tế về ODA;kiểm tra việc đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA; thực hiện các thủ tục đối ngoại vềviệc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giaocủa Việt Nam tại nước ngoài tiến hành vận động ODA phù hợp với quy hoạch, kế hoạch thu hút

và sử dụng nguồn vốn ODA trong từng thời kỳ

6 Văn phòng Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất quản

lý nhà nước về ODA;

- Tham gia ý kiến về nội dung trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án theo yêu cầu của

cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án; thẩm tra và đề xuất kiến nghị về chính sách, cơ chế, cách thức tổchức thực hiện chương trình, dự án trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh;

- Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chếnày

Trang 8

7 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược,quy hoạch định hướng thu hút và sử dụng ODA; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối

và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA thuộc lĩnh vực phụ trách;

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế

cụ thể về ODA cho chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phụ trách theo quy định của Nghị định131/2006/NĐ-CP;

- Bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA thuộc lĩnh vực phụ trách;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chương trình, dự án theo quy định củapháp luật Khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đềliên quan đến chương trình, dự án trong thời gian quy định

8 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan xây dựngchiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối vànâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình Chính phủ về việc ký kết điềuước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phụ trách theo quy định củaNghị định 131/2006/NĐ-CP;

- Bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA do địa phương trực tiếp quản

lý và thực hiện;

- Chịu trách nhiệm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách đền bù, tái

định cư cho chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật

(Theo Bộ Kế họach và đầu tư)

2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM

2.1 Quá trình huy động và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam: Gồm 3 giai đoạn.

2 1.1 Giai đoạn từ : 1993 – 2000.

Năm 1993, đã đánh dấu sự quay trở lại Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đaphương sau một thời gian ngừng cung cấp các chương trình, dự án viện trợ (trừ một số nước BắcÂu) Từ khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiềuChính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhàtài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng Đến nay, Việt Nam đã thiết lậpquan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng khoảng 600 tổ chức phi Chính

phủ với hơn 1500 chương trình dự án Hiện nay, ngân hàng thế giới (WB) là cơ quan viện trợ đa

Trang 9

phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam Xét về viện trợ không hoàn lại thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì Với việc nối lại các

chương trình, dự án viện trợ, mỗi năm cộng đồng các nhà tài trợ cam kết cung cấp cho nước tahơn 2 tỷ USD

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư thì hết năm 2000 tổng công số vốn camkết các nhà tài trợ dành cho Việt Nam là gần 18.54 tỷ USD, vốn ODA giải ngân khoảng 8.01 tỷUSD, tương đương với khoảng 45% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết Tốc độ giải ngân bìnhquân hàng năm khoảng 24%.Tình hình giải ngân các năm cụ thể như sau

Năm Vốn cam kết Vốn giải ngân Tỷ lệ giải ngân Tốc độ tăng

Nguồn : Bộ kế họach và đầu tư

Ðể sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ 1993 - 2000, Chính phủ Việt Nam đã ký kếtvới các nhà tài trợ các Ðiều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 14,72 tỷ USD, đạt khoảng 73,8%tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2001, trong đó, ODA vốn vay khoảng 12,35 tỷ USD(84%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 2,37 tỷ USD (16%)

Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thựchiện tốt kế hoạch giải ngân hằng năm

 ODA phân bổ theo ngành, lĩnh vực (1993-2000)

Trang 10

Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưutiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (24%); ngành giao thông (27,5%); phát triển nôngnghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (12,74 %); ngành cấp thoát nước(7,8%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường(11,87%)

Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiệnđiều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh

cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, Quỹ Miyazawa, PRGF và PRSC)

2.1.2 Giai đoạn 2001-2005

Trong giai đoạn 2001- 2005, bình quân hằng năm nợ ODA tăng 12,53%, trong khi đó tốc

độ tăng tương ứng của GDP (theo giá thực tế) là 16,13%, nên tỷ trọng nợ ODA/GDP giảm dần,đến cuối năm 2006 tỷ trọng này gần 23% Nếu tính cả các khoản nợ khác của khu vực công, tỷ

trọng này gần 37%, nằm trong giới hạn tỷ lệ nợ an toàncho phép của quốc gia Tổng lượng ODA cam kết đạt 14,7 tỷ USD Số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm viện trợ không hoàn lại chiếm

khoảng 15 - 20%, phần còn lại là vốn vay ưu đãi

Trong các Chính phủ tài trợ ODA, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga là nhiềunhất, đặc biêt là Chính phủ Nhật Bản Riêng Liên bang Nga do khoản nợ tồn đọng trước đây,thời gian qua chủ yếu là trả nợ trong khi tài trợ mới rất ít nên dư nợ giảm dần Trong các Tổ chứctài chính quốc tế, IDA (International Development Association) và ADB (Asian DevelopmentBank) cho Việt Nam vay ODA nhiều nhất Vì vậy, hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải chịumức lãi suất dưới 3%/năm

Năm Cam kết tỷ USD Thực hiên tỷ uSD % Thực hiện % tăng vốn

Trang 11

 Phân theo ngành nghề, lĩnh vực.

Nguồn vốn ODA đã được ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải; pháttriển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn baogồm thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp kết hợp xoá đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môitrường; y tế, giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chế

Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư pháttriển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả phầnvốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước)

Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân sách nhà nước (không bao gồm phầngiải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ, chi cho chuyên gia ) trong giai đoạn từ năm 2001đến hết năm 2004 ước đạt khoảng 6.172 triệu USD, bằng 71,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế

về ODA đã ký kết và bằng 55% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này

2.1.3.Giai đoạn 2006 đến nay

Năm Cam kết tỷ USD Giải ngân tỷ USD % thực hiện % tăng vốn

Trang 12

 Phân theo ngành nghề, lĩnh vực.

Chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA đến thời điểm này là lĩnh vực y tế,giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết Tiếp đến là lĩnh vựcnông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đóigiảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%)

Ở ba lĩnh vực còn lại, giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; nănglượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệuUSD, chiếm 12,6%

 Năm 2010

Đầu năm cơn bão nợ công tàn phá Hy Lạp, cuối năm, Ireland, Bồ Đào Nha… vì cơn bão nợcông Vấn đế nợ công ở Việt Nam (VN) trong năm 2010 cũng được nói đến nhiều, đặt biệt làvốn ODA

Tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam trong năm 2010 đến từ 9 quốc gia tài trợ trựctiếp, 15 quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU), và 5 tổ chức phát triển đạt con số kỷlục trên 8,06 tỷ USD

Trong số hơn 8 tỷ USD tài trợ cho Việt Nam có 1,4 tỷ USD là khoản hỗ trợ không hoàn lại;

số còn lại là khoản cho vay ưu đãi WB là nhà tài trợ lớn nhất với mức cam kết 2,498 tỷ USD,tiếp đến là Nhật Bản với 1,64 tỷ USD, ADB cam kết 1,479 tỷ USD, các nhà tài trợ EU cam kết1,082 tỷ USD Số vốn này nhằm hỗ trợ Việt Nam tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách hànhchính công, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bềnvững

Trang 13

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2006 - 2010, cam kết vốn đã vượt chỉ tiêutrước một năm, đạt trên 23,85 tỉ USD so với mức 19 - 21 tỉ đô la dự kiến Số vốn ký kết thôngqua các hiệp định cũng vượt chỉ tiêu trước một năm, đạt 16,66 tỉ USD, so với mức 12,35-15,75 tỉUSD dự kiến Về giải ngân, dự kiến sẽ đạt 12,9 tỉ USD cho cả thời kỳ 2006-2010 Như vậy, năm

2010 cam kết ODA dành cho Việt Nam sẽ đạt con số lớn nhất kể từ trước tới nay

2.2 Những kết quả đạt được và hạn chế

2.2.1 Kết quả

Từ 1993 đến cuối 2010, tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho VN đạt tới hơn

64 tỉ USD Tổng số vốn đã được giải ngân đạt trên 28 tỉ USD (năm 2010 giải ngân đạt 3,5 tỉUSD) Theo số liệu thống kê, tỉ lệ giải ngân vốn ODA trong 4 năm (2006- 2010) cho thấy, tổng

số giải ngân đạt hơn 12,5 tỉ USD, chiếm trên 40% tổng vốn ODA cam kết

Qua bảng trên ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng khả năng thu hút vốn ODA của nước tatăng với tốc độ khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 1993- 2009 mặc dù có một giaiđoạn ngắn tăng trưởng âm nhưng giai đoạn này trùng với cuộc khủng hoảng kinh tế đặc biệt là

sự mất giá của đồng yên Nhật mà Nhật là nước tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam nên có thểchấp nhận được Còn lại trong suốt quá trình từ 1993- 2003 là mức độ tăng trưởng ổn định trêndưới 8% đặc biệt tăng cao vào giai đoạn từ 04- nay thời điểm này trùng với giai đoạn trước vàsau khi Việt Nam gia nhập WTO

Từ năm 2001 - 2008, số vốn ODA cam kết đạt 29,77 tỷ USD; số vốn đã ký kết đạt hơn

22 tỷ USD; giải ngân theo kế hoạch đạt 15,51 tỷ USD; thực hiện đạt 14,33 tỷ USD Với nguồnvốn này, tỷ lệ giải ngân/cam kết đạt 57,8%; tỷ lệ giải ngân/ký kết đạt 64,9%; tỷ lệ giải ngân/kế

Trang 14

hoạch đạt 92,4% Số liệu này cho thấy mức độ giải ngân nguồn vốn ODA trong các năm gần đây

đã được cải thiện đáng kể, nhưng so với các nước trong khu vực thì vẫn còn chậm

Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc thực hiệnvốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệuquả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian trở lại đây Tốc độ giải ngân chậm gây raviệc lãng phí, thất thoát vốn gây ra gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnhhưởng xấu cho khả năng thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khác

Qua hơn 17 năm thực hiện nguồn vốn ODA ta thấy, tỉ lệ giải ngân nguồn vốn viện trợkhông hoàn lại đạt mức khá cao, ngược lại tỉ lệ giải ngân của nguồn vốn ODA có hoàn lại ở mứccòn thấp Nguyên nhân cơ bản là do nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại không có nhữngràng buộc về trả nợ nước ngoài, nguồn vốn này chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, tập trungvào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội, cải cách hành chính Còn vốn ODA có hoàn trả lại cóđiều kiện giải ngân rất nghiêm ngặt, do các nhà tài trợ đặt ra

Có thể nói, nguồn vốn ODA cam kết dành cho VN của các nhà tài trợ quốc tế là tươngđối lớn và có xu hướng tăng lên qua mỗi năm Hiện nay, đối tác lớn tài trợ vốn ODA cho VNbao gồm: Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF), các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức phi chính phủ (NGO) vànhiều nhà tài trợ song phương khác Nhật Bản đang là nhà tài trợ vốn ODA song phương lớnnhất cho VN trong hơn 17 năm qua (trong 7,88 tỉ USD vốn cam kết đầu tháng 12.2010, NhậtBản có mức cam kết là 1,76 tỉ USD) WB giữ vị trí là nhà cung cấp ODA đa phương lớn nhất.Mức cam kết trong hội nghị tháng 12.2010 đạt tới 2,6 tỉ USD ADB là 1,5 tỉ USD

Các ngành nghề được hưởng ODA nhiều nhất ở VN là các ngành thuộc hạ tầng: Giaothông, đô thị, nước sạch và môi trường; thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, thuộc lĩnh vực phát

Trang 15

triển con người (y tê/ giáo dục), nông nghiệp (thuỷ sản) Vốn ODA đã có những đóng góp quantrọng trong xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam Điển hìnhnhư sau tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1993 xuống còn 37% năm 1998; 28,9%năm 2002 và ước dưới 10% năm 2009 Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ (MDGs) mà nước ta cam kết với thế giới ( số liệu nguồnhttp://www.thanhtra.gov.vn/PortletBlank.aspx/)

Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quảvốn ODA nhất trên thế giới với những thành tựu đáng kể cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xãhội:

1 Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư

phát triển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cảphần vốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước)

2 Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơ bản và

phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, gópphần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân

Thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A,

10, 18, 9, đường xuyên Á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận,Cần Thơ, Thanh Trì, Bính ); nâng cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), SàiGòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thôngnông thôn ở hầu hết các tỉnh và nhiều công trình quan trọng đã được xây dựng khác như: Cầu

Mỹ Thuận, cầu Sông Gianh, dự án nâng cấp quốc lộ 1A, cầu Bãi Cháy…

Nguồn vốn ODA đã đầu tư phát triển ngành điện bao gồm phát triển nguồn điện (các dự

án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1, Ô Môn, Phả Lại 2, Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh, Đa Nhim) và pháttriển hệ thống đường dây 500 kV Plâyku - Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạonâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố.Nhà máy Nhiệt điệnPhú Mỹ 2 -1; nhà máy thủy điện sông Hinh ……

3 ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp

xoá đói giảm nghèo Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sửdụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992xuống khoảng 10% năm 2009 Nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay

để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt,trạm y tế, trường học

Trang 16

4.ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải

thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ướcchiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng vàhiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chấtlượng dạy và học, như các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự

án tạo nghề

5 ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án

hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tếtheo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người Thông qua các dự án ODA, hàngngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lýhiệnđại được chuyển giao

6 Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối

tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủcác quy trình và thủ tục ODA Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển cácquan hệ đối tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ nghiên cứu áp dụng các môhình viện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành, ), hài hoà quá trình chuẩn bị dự án, thốngnhất hệ thống báo cáo, hài hoà hoá quá trình mua sắm, tăng cường năng lực toàn diện về quản lýODA

2.2.2 Hạn chế

Bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc sử dụng ODA trongthời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này:

Thứ nhất, chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và làm

giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta Hiện nay, tỷ lệ giải ngân vốn ODA bình quân mỗi nămcủa Việt Nam chỉ đạt có 12-13%/năm trong khi, mức bình quân của khu vực là 20-22%/năm

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay trong 556 dự án ODA chỉ có 121 dự

án đạt mức giải ngân từ 60% trở lên so với kế hoạch năm; số dự án giải ngân thấp thuộc khối bộ,ngành chiếm tỷ lệ cao hơn khối địa phương như Bộ Giao thông vận tải chỉ giải ngân được 38%

so với kế hoạch năm, Bộ Thông tin và Truyền thông là 32%, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ

có 19%; trong khi đó thành phố Hải Phòng gần 40%, Thành phố Hồ Chí Minh là 78,3%

Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án Các dự

án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao (chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị,máy móc và đào tạo) Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm do mất nhiều thời giancho công tác chuẩn bị đầu tư như đền bù, di dân và tái định cư, đấu thầu và xét thầu Nhìn chung,giải ngân ODA trong thời gian qua mới đạt khoảng 70 - 80% kế hoạch đề ra

Trang 17

Thứ hai, chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm Phần lớn các

chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản Nhiều dự án chồng chéo nhau vềnội dung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích đáng Thiếu quy hoạchvận động và sử dụng ODA;

Việc phân bổ vốn ODA theo vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầucủa những nơi cần được hỗ trợ nhiều hơn , hiệu quả hơn Theo UNDP vùng duyên hải Bắc trung

bộ và đồng bằng song Cửu Long là những vùng bị thiệt thòi nhất về sử dụng ODA Trong khicác vùng này chiếm 70% số người nghèo của cả nước nhưng họ mới chỉ nhận được 44% cáckhoản giải ngân ODA trực tiếp và đây là điều hết sức cần lưu ý khi phân bổ ODA

Thứ ba, các điều kiện sử dụng vốn ODA: (Nguyễn Ngọc Vũ, 2010)

ODA là nguồn vốn vay nên phải có nghĩa vụ trả nợ, dẫn tới gánh nặng nợ cho quốc giatrong tương lai

Các nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngànhcông nghiệp non trẻ và bằng thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ, từng bước mở cửathị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ, ưu đãi các nhà đầu tư trựctiếp nước ngòai đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao

Nguồn vốn ODA còn được gắn với các điều kiện khỏan mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối

đa các sản phẩm của họ Nước tiếp nhận vốn ODA tuy có quyền quản lý sử dụng ODA nhưngthông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận, đồng ý của các nước việntrợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhàthầu hoặc hỗ trợ chuyên gia

2.2.3 Nguyên nhân cho những kết quả đạt được

(1) Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụnghiệu quả nguồn vốn ODA

(2) Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA,làm hài hòa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trở để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chươngtrình, dự án

(3) Công tác quản lý nhà nước về ODA đã được tăng cường Năm 2001, Chính phủ đãban hành Nghị định mới về quản lý và sử dụng ODA, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng

bộ đối với công tác quản lý nhà nước về ODA Trong giai đoạn 2001 - 2005, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Nghị định nóitrên của Chính phủ Công tác quản lý nhà nước về ODA ở các cấp về cơ bản đã tập trung vàomột đầu mối, ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở các Bộ là các Vụ Kế hoạch và Đầu tưhoặc Vụ Hợp tác quốc tế, ở các tỉnh là các Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trang 18

2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế

 Sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ.

Do cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng còn nhiều bất hợp lý, năng lực của

cả cơ quan chủ quản và các nhà thầu còn hạn chế, cơ chế bố trí vốn đối ứng chưa hợp lý.Quátrình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốnODA chậm

 Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế

Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sửdụng ODA Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phân định chứcnăng , nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách và những văn bản phápluật liên quan đến vốn ODA; việc thẩm định phê duyệt, theo dõi, giám sát các dự án ODA

Công tác theo dõi và đánh giá dự án buông lỏng Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương

và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện cácchương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc

Các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán,minh bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng; thực thi các vănbản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm

 Năng lực cán bộ ở các cấp.

Còn nhiều bất cập và thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng ODA

Với thực tế Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các điều khoảncho vay trở nên kém ưu đãi, với thời hạn ngắn hơn và lãi suất cao hơn Bởi theo thông lệ quốc tế,tài trợ vốn ODA được dành nhiều hơn cho các nước thu nhập thấp Do vậy, chính sách tài trợcho Việt Nam đang và sẽ phải thay đổi về quy mô, cơ cấu và các điều kiện cho vay

3 Các giải pháp nâng cao huy động và sử dụng hiệu quả vốn ODA

3.1 Thực hiện tốt “ Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ ”

Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nhất trí thực hiện các hành động mang tính chiến lược

và có thể giám sát được để viện trợ đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh các bên đang nỗ lực hợp tác nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam (VDGs) vào năm 2010 và các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015 [1] Chính phủ và các nhà tài trợ cho rằng cần phải tăng khối lượng viện trợ và các nguồn lực phát triển khác mới có thể đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam, đồng thời phải nâng cao hiệu quả viên trợ để hỗ trợ phát triển và củng cố các kết quả đạt được, do vậy đã nhất trí cụ thể hoá các kết luận tại Diễn đàn cấp cao về Hiệu quả viện trợ tổ chức tại Pa-ri tháng 3 năm 2005 (“Tuyên bố Pa-ri”) phù hợp với hoàn

Trang 19

cảnh Việt Nam Chính phủ và các nhà tài trợ cam kết nâng cao tác động của viện trợ trong việc giảm đói nghèo và bất bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển thể chế, nguồn nhân lực và đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam.

CÁC CHỈ TIÊU VÀ MỤC TIÊU CỦA CAM KẾT HÀ NỘI

Tinh thần làm chủ

1 Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch 5 năm ;

Các nguyên tắc của Chiến lược Tăng trưởng

và Giảm nghèo (CPRGS) được lồng ghép; Kế

hoạch 5 năm được thực hiện có hiệu quả

Đạt được các mục tiêu của Kế hoạch 5 nămphát triển kinh tế - xã hội

Sự tuân thủ của hệ thống quốc gia

2 Chiến lược hỗ trợ của nhà tài trợ tuân thủ

theo Kế hoạch 5 năm và các chiến lược quốc

gia, ngành, vùng, tỉnh và thành phố có liên

quan khác

Chiến lược hỗ trợ của tất cả các nhà tài trợ

3 Các nhà tài trợ tăng cường năng lực của

Chính phủ bằng cách khắc phục các Ban

QLDA song trùng

Không có các Ban QLDA song trùng

4 Các mục tiêu xây dựng năng lực được nêu rõ

trong Kế hoạch 5 năm, chương trình Cải cách

hành chính công (PAR), Chính phủ và các cơ

quan lãnh đạo các chương trình xây dựng

năng lực toàn diện với sự hỗ trợ có điều phối

của nhà tài trợ Tỷ lệ phần trăm viện trợ dành

cho xây dựng năng lực thông qua các chương

trình do các cơ quan lãnh đạo và điều phối

100% các cơ quan lãnh đạo và điều phốichương trình

5 Hệ thống đấu thầu công được tăng cường

theo các tiêu chuẩn thỏa thuận chung có tính

đến những khuyến nghị như CPAR, PAR –

Tỷ lệ phần trăm ngân sách viện trợ và phần

trăm số nhà tài trợ sử dụng hệ thống đấu

thầu của Chính phủ

Ít nhất 50% viện trợ và ít nhất 50% các nhàtài trợ cung cấp ít nhất 50% quỹ viện trợ củamình thông qua các hệ thống quốc gia

6 a) Hệ thống quản lý tài chính công được tăng

cường và các khuyến nghị PER/CFAA được

Ít nhất 50% viện trợ và ít nhất 50% các nhàtài trợ cung cấp ít nhất 50% quỹ viện trợ của

Trang 20

thực hiện.

b) Chính phủ Việt Nam công bố kịp thời công

khai và xác thực báo cáo thực hiện ngân sách,

do cơ quan Kiểm toán Nhà nước phù hợp với

INTSAI[3] - Tỷ lệ phần trăm ngân sách viện

trợ và phần trăm số nhà tài trợ sử dụng quá

trình lập ngân sách, báo cáo tài chính và hệ

thống kiểm toán của quốc gia.

mình thông qua các hệ thống quốc gia

7 Viện trợ được dự báo nhiều hơn – Tỷ lệ phần

trăm giải ngân phù hợp với tiến độ đã thỏa

thuận trong khung khổ hàng năm hoặc nhiều

năm.

75% viện trợ được giải ngân đúng tiến độ

8 Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ cải

thiện môi trường và an sinh xã hội – Tỷ lệ

phần trăm các báo cáo đánh giá tác động

môi trường (EIA) và đáng giá xã hội (SIA)

được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế và sử

dụng các hệ thống của Chính phủ

Ít nhất 100% EIA và SIA của các dự án docác nhà tài trợ được thực hiện theo tiêu chuẩnquốc tế và ít nhất 30% trong số này đượcthực hiện thông qua các hệ thống của Chínhphủ

Hài hòa hóa và tinh giản hóa

9 Số lượng các đánh giá chẩn đoán và phân tích

về nhu cầu phát triển của Việt Nam ít hơn

nhưng chất lượng cao hơn Tỷ lệ phần trăm

các đánh giá chẩn đoán quốc gia/ngành và

các nghiên cứu được 2 nhà tài trợ trở lên sử

dụng

Các đánh giá chẩn đoán được tất cả các nhàtài trợ sử dụng; ít nhất 75% các đánh giá phântích quốc gia được 2 nhà tài trợ trở

lên sử dụng

1

0

Các công cụ quản lý chu trình dự án chung

được thỏa thuận và sử dụng từ đầu đến cuối

chu trình chương trình/dự án (lập kế hoạch,

thiết kế, thực hiện, báo cáo ) – Tỷ lệ phần

trăm các nhà tài trợ sử dụng công cụ chu

đạo và khung khổ ngành bao gồm hỗ trợ ngân

sách chung, hỗ trợ ngân sách ngành và theo

dự án Tỷ lệ phần trăm sử dụng các mô hình

tài trợ khác nhau (bằng giá trị) sẽ được theo

Ít nhất 75% viện trợ dựa trên chương trình quốc gia hoặc ngành

Trang 21

dõi hàng năm

12 Các nhà tài trợ tăng cường năng lực cho các

văn phòng của mình tại Việt Nam và phân

cấp nhiều hơn cho các văn phòng này – Tỷ lệ

phần trăm số nhà tài trợ và các hỗ trợ của

nhà tài trợ được quản lý ở Việt Nam.

Ít nhất 75% viện trợ

Quản lý kết quả

1

3

Khung kết quả được xây dựng và sử dụng để

tiếp cận tới việc thực hiện Kế hoạch 5 năm

(SEDP) và các chương trình ngành - Điểm

tổng hợp dựa trên 4 đặc điểm của khung định

hướng kết quả (khách quan, có các chỉ tiêu,

năng lực theo dõi và đánh giá và có thông tin

để ra quyết định)

Số điểm 3 dựa trên tiêu chí của DAC [4]

và được theo dõi liên tục

3.2 Nâng cao nhận thức nợ công trong toàn dân và tiếp nhận vốn ODA.

ODA là một bộ phận của NSNN, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia và tạo gánh nặng

nợ nần cho toàn dân không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho những thế hệ tương lai (Từ bàihọc cơn bão nợ công ở Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã cho thấy tính chất quan trọng của nợ công)góp phần gia tăng hệ thống giám sát trong tòan dân

Mặc dù vốn ODA là viện trợ nhưng 20% là không hoàn lại, 80% vay trả nợ (lãi suất và vốngốc) Tuy nhiên trong những năm gần đây đồng tiền quốc gia của Việt Nam (VNĐ) luôn bị mấtgiá so với các đồng tiền khác trên thế giới điều này đã nên áp lực rất lớn đến cơ cấu nợ của quốcgia Vì vậy, khi đàm phán và nhận vốn ODA, chúng ta cần xem xét các kế họach trả nợ và sựmất giá của đồng tiền quốc giá (nếu có) Đồng thời, xây dựng các kế họach giảm dần ODA vớithời gian trả nợ ngắn và gắn với các điều kiện chặt chẽ

Sử dụng vốn ODA có chọn lọc “ ODA cần phải sử dụng phù hợp và kết hợp hài hòa với cácnguồn vốn đầu tư khác…Chất lượng trong thu hút ODA sẽ quan trọng hơn là số lượng ODA.Điều này có nghĩa là là việc huy động và sử dụng ODA cần phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế -

Trang 22

xã hội và phải đánh giá kỹ các lợi ích mang lại từ việc chuyển giao vốn, kiến thức, công nghệ, kỹ

năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến” (Theo Ông Lê Quốc Hội, Trường Đại Học Kinh tế quốc dân, Nghiên cứu viên, Diễn đàn Phát triển Việt Nam VDF)

3.3 Tăng cường theo dõi và quản lý ODA

- Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA;

ban hành hệ thống các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, từng công đoạn trong thực hiện các

dự án sử dụng vốn ODA, phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên trách, cáccấp liên quan

- Chính phủ có chỉ đạo kịp thời, cụ thể để giải quyết những vướng mắc trong thực hiện vốn ODA Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án sử dụng ODA được thực hiện nhanh

chóng, hiệu quả : giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư,

- Công tác theo dõi, đánh giá các dự án ODA chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, tháo

dỡ kịp thời những dự án không hiệu quả, phối hợp với các nhà tài trợ tăng cường quản lý ODA

- Đánh giá dự án sau hoàn thành, thông tin quá trình quản lý vốn ODA rõ ràng, minh bạch

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ giám sát, quản lý của đội ngủ cán

* Khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình thì tỷ trọng vốn ODA có điều kiện ưuđãi cao trong tổng số vốn ODA sẽ giảm xuống, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần vớivay thương mại sẽ tăng lên Kinh nghiệm từ các nước ASEAN và Trung Quốc cho thấy rằnglượng ODA huy động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.ODA có khuynh hướng giảm ở các nước ASEAN cả về lượng và bình quân đầu người Việt Namcũng cần phải bắt đầu nghiên cứu kế họach và chiến lược giảm dần ODA, đặt biệt là ODA cóđiều kiện, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngòai khác như FDI Bằng cách đó,Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả

của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA (Theo Ông Lê Quốc Hội, Trường Đại Học Kinh

tế quốc dân, Nghiên cứu viên, Diễn đàn Phát triển Việt Nam VDF

Trang 23

Phần B Nguồn Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngòai (FDI)

Nhu cầu FDI trên toàn thế giới tiếp tục tăng không chỉ với các nước đang phát triển, nước cóthu nhập thấp mà ngay cả các nước phát triển, các nước công nghiệp, các nước có thu nhập cao

Từ năm 2006, nhất là từ 2007 và dự báo các năm tiếp theo xu thế M&A (mua lại và sát nhập)xuyên quốc gia đã và sẽ gia tăng (tổng giá trị M&A trên toàn cầu 6 tháng đầu năm 2007 đạt 2,8nghìn tỷ USD bằng 1,5 lần 6 tháng đầu năm 2006), cùng với xu thế toàn cầu hóa và chuyển giaocông nghệ FDI không chỉ bổ sung thêm vốn đã thiếu và công nghệ lạc hậu của các nước nhậnFDI mà còn với các nước đầu tư không những khai thác lợi thế ở các nước nhận đầu tư mà còngiúp tăng cường năng lực công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trongnước

Trung bình một năm trong thời kỳ trên FDI sẽ lên tới 1500 tỷ USD, riêng năm 2011 sẽ lêntrên 1600 tỷ USD (mức trung bình một năm thời kỳ 2002-2006 khoảng 843 tỷ USD) Theo xếphạng 10 nước và lãnh thổ nhận FDI nhất đã thu hút tới gần 58% FDI trên toàn thế giới, mặc dùdân số các nước này chỉ chiếm gần 40% dân số thế giới, trung bình một người dân một năm nhậnkhoảng 864,1 USD*; trong 10 nước và lãnh thổ có 9 nước và lãnh thổ thuộc nhóm công nghiệp,

có nền kinh tế thu nhập cao, chỉ duy nhất có Trung Quốc thuộc nhóm nước đang phát triển, cónền kinh tế thu nhập trung bình chỉ nhận trung bình một năm khoảng 66,8 USD

Dự báo dòng vốn FDI vào các nước(trung bình một năm trong thời kỳ 2007-2011)

Quốc gia Tỷ USD Xếp

hạng

Tỷ lệ so với FDI toàn thế giới -%

GDP BQĐN 2004

Nhận FDI BQĐN-USD

Nếu không tính Trung Quốc, 10 nước và vùng lãnh thổ thu hút nhiều FDI nhất (kể cả

Hà Lan), sẽ nhận 815,8 tỷ USD, chiếm tới 54,45% tổng FDI, trong khi dân số chỉ chiếm 10,34%

và 56,8% GDP toàn cầu; GDPBQĐN của 10 nước và vùng lãnh thổ trên 35,1 nghìn USD,BQĐN thu hút tới 1233,6 USD FDI trong một năm Nhật Bản tuy không trong TOP 10, mỗi năm

Trang 24

cùng nhận khoảng 13,3 tỷ USD (xếp hạng 22).

Các quốc gia mới nổi lên, có GDP trên 600 tỷ USD (đứng thứ 12,13, 14 về GDP tronghơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới), cũng thu hút được một lượng FDI nhấtđịnh: Braxin (27,5 tỷ USD), Mêhicô (22,7 tỷ USD), Ấn Độ ( 20,4 tỷ USD)

Ngược lại, các quốc gia có GDP BQĐN dưới 1000 USD, như: Việt Nam, Ấn Độ,Pakitxtan, Nigiêria, Kênia, Bănglađét, BQĐN đều thu hút chưa đến 100 USD FDI trong mộtnăm, thậm chí chưa đến 5 USD, như: Bănglađét, Kênia

Có khoảng 75 quốc gia và vùng lãnh thổ thu hút FDI từ 1 tỷ USD trở lên trong mộtnăm, thì có một số nước chỉ thu hút vài trăm triệu USD như Cu Ba (0,5 tỷ USD), Xrilanca (0,3 tỷUSD), Bănglađét (0,7 tỷ USD), và cùng có hàng chục nước và vùng lãnh thổ không thu hútFDI

Cũng theo World Investment Prospects to 2011, các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục thuhút FDI nhưng theo chiều hướng chậm lại, điển hình như Việt Nam chỉ thu hút khoảng 6,5 tỷUSD trong một năm, chỉ bằng 1/3 mức đã đạt được trong năm 2007, và gấp hơn 1,6 lần mức BQthu hút FDI trong một năm trong suốt thời kỳ 20 năm đầu tư nước ngoài ở nước ta Đây là mộtcon số để chúng ta tham khảo khi đề ra mục tiêu thu hút FDI trong các năm tới

Bức tranh triển vọng thu hút FDI BQ trong một năm của thời kỳ 2007-2011 của một sốnước ASEAN như sau:

Dự báo dòng vốn FDI vào các nước(trung bình một năm trong thời kỳ 2007-2011)

Quốc gia Tỷ

USD

Xếp hạng

Tỷ lệ so với FDI toàn thế giới -%

GDP BQĐN 2004

Nhận FDI BQĐN-USD *

Trang 25

Báo cáo của Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) nêu rõ cuộc khủng hoảng toàn cầu

2008-2009 có tác động mạnh mẽ lên dòng vốn FDI Sau khi giảm 16,5%, xuống còn 1.770 tỷ USDtrong năm 2008, FDI toàn cầu tiếp tục giảm 40% xuống còn 1.060 tỷ USD trong năm 2009

Sự giảm sút này phản ánh tình trạng suy giảm tín dụng sẵn có, suy thoái sâu sắc ở các nước pháttriển và một số nước đang phát triển và tình trạng thoái lui trước rủi ro

Sự thiếu tin tưởng và cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu đã có ảnh hưởng xấu đến các dòngvốn FDI của các nước phát triển trong năm 2010 Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) toàncầu, một hoạt động có quan hệ chặt chẽ với dòng FDI, cũng có xu hướng giảm trong nửa đầunăm trước khi có sự phục hồi trong nửa cuối năm

EIU ước tính dòng FDI toàn cầu trong năm 2010 tính theo USD chỉ tăng khoảng 4% so với năm

2009, trong đó dòng vốn chảy vào các thị trường đang nổi tăng khoảng 14%, nhưng dòng vốnvào các nước phát triển lại giảm 7%

EIU dự báo sự phục hồi của dòng FDI toàn cầu trong năm 2011 sẽ mạnh hơn Tận dụng mốiquan hệ chặt chẽ giữa M&A xuyên biên giới và FDI toàn cầu, dự báo M&A xuyên biên giớitrong năm 2011 sẽ tăng khoảng 20% dẫn đến FDI toàn cầu tăng khoảng 16%, đạt 1.300 tỷ USD,tương đương khoảng 2% GDP toàn cầu

Có nhiều yếu tố tích cực đối với FDI Lãi suất vẫn ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế của các thịtrường đang nổi vẫn tốt Giá nguyên liệu tương đối cao sẽ củng cố dòng FDI chảy vào các thịtrường đang nổi Các tập đoàn đa quốc gia có dự trữ tiền mặt lớn và động cơ tăng doanh thuthông qua hoạt động mua bán doanh nghiệp

1 Chính sách đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam cải cáchkinh tế và được thể chế hoá thông qua ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 Cho đến nay,Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 5 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000

và gần đây nhất là năm 2005 Bảng 2.1 khái quát lại những thay đổi quan trọng trong chính sáchthu hút FDI qua các kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Xu hướng chung của thayđổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhàđầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tưtrong nước Trong điều 4 chương I của Luật Đầu tư 2005, Nhà nước đã khẳng định sẽ cam kếtthực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên Hơn thế nữa, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư,bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy địnhcủa pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan Những thay đổinày thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội

Trang 26

nhập của Việt Nam

BẢNG 1: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam

+ DN xuất khẩu sảnphẩm trên 80% được

ưu tiên nhận giấyphép sớm

+ Ban hành danhmục DN FDI đượcđăng ký kinh doanh,không cần xin giấyphép;

+ Bỏ chế độ thu phíđăng ký đầu tư FDI

+ Dự án có vốn đầu tư trongnước có vốn dưới 15 tỷ đồng

và không thuộc danh mục đầu

tư có điều kiện thì không phảilàm thủ tục đăng ký đầu tư.+ Đối với các dự án có quy

mô từ 15-300 tỷ đồng vàkhông thuộc danh mục đầu tư

có điều kiện phải làm thủ tụcđăng ký đầu tư theo mẫu

Lĩnh vực

đầu tư

+ Khuyến khích các

dự án liên doanh với

doanh nghiệp trong

nước; hạn chế dự án

100% vốn nước

ngoài

+ Khuyến khích DNFDI đầu tư vào nhữnglĩnh vực định hướngxuất khẩu, công nghệcao

+ Ban hành danhmục dự án kêu gọiđầu tư FDI cho giaiđoạn 2001 – 2005

+ Mở rộng lĩnh vựccho phép FDI đầu tưxây dựng nhà ở+ Đa dạng hoá hìnhthức đầu tư; đượcmua cổ phần của cácdoanh nghiệp trongnước

+ Nhà đầu tư được quyền sápnhập, mua lại công ty, chinhánh

Đất đai + Phía Việt Nam

+ Được thế chấp tàisản gắn liền với đất

và giá trị quyền sửdụng đất;

+ Trường hợp nhà đầu tư thuêlại đất của người sử dụng đấtđược Nhà nước giao đất thìnhà đầu tư có trách nhiệm tự

tổ chức thực hiện việc bồithường, giải phóng mặt bằng

Ngày đăng: 02/10/2014, 16:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG  1: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam
1 Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 26)
Hình 1. (Nguồn Tổng cục thống kê) - Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam
Hình 1. (Nguồn Tổng cục thống kê) (Trang 34)
Hình 2. (Nguồn: Tổng cục thống kê) - Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam
Hình 2. (Nguồn: Tổng cục thống kê) (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w