Mức độ tập trung vốn FDI và tình trạng mất cân đối: Tình trạng mất cân đối FDI giữa các ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 35 - 38)

2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ FDI TẠI VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam qua các thời kỳ

2.2.3Mức độ tập trung vốn FDI và tình trạng mất cân đối: Tình trạng mất cân đối FDI giữa các ngành kinh tế:

Tình trạng mất cân đối FDI giữa các ngành kinh tế:

Bảng 1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988- 2009

phân theo ngành kinh tế

Ngành kinh tế Số dự

án

Vốn đăng ký (triệu USD)

Nông nghiệp và lâm nghiệp 575 3837,7

Thủy sản 163 541,4

Công nghiệp khai thác mỏ 130 10980,4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 72 2231,4

Xây dựng 521 7964,4

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 322 1041,6

Khách sạn và nhà hàng 379 19402,8

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 554 8435,3

Tài chính, tín dụng 69 1103,7

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản

và dịch vụ tư vấn 1867 45505,7

Giáo dục và đào tạo 128 275,8

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 73 1033,3

HĐ văn hóa và thể thao 129 2838,0

HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 118 658,3

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ

các năm trước.

(Nguồn : Tổng cục thống kê)

Qua bảng 1, ta thấy ngành công nghiệp chế biến thu hút rất lớn lượng vốn FDI vào nước ta từ giai đoạn 1988-2009 với 7475 dự án tương đương 88579,5 triệu USD; kế đến là ngành nghề liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn với 1867 dự án tương đương 45505,7 triệu USD; tuy nhiên sự phân hóa khá rõ ràng giữa các ngành nghề: những ngành nghề công nghiệp chế biến, khách sạn nhà hàng và công nghiệp khai thác mỏ thu hút rất nhiều vốn thì các ngành y tế, giáo dục và ngành nông lâm thủy sản chiếm một số vốn khiêm tốn.

Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp chế tạo và chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008,13.8% năm 2009) và chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là một dạng khai thác tài nguyên đất đai) tăng lên (đầu tư vào khai thác mỏ từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào khách sạn nhà hàng khu nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm 2008). Đó là chưa kể đến hiệu ứng sân gôn làm mất một diện tích không ít đất đai (trong đó có đất nông nghiệp). Có hai nguyên nhân quan trọng hạn chế đầu tư vào công nghiệp chế biến và công nghệ cao là do (1) chất lượng nguồn nhân lực thấp và (2) công nghiệp hộ trợ không phát triển. Cơ cấu đầu tư như vậy không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. hơn nữa, hiệu quả đầu tư rất thấp, hệ số ICOR ngày càng cao

Chúng ta thực hiện công nghiệp hóa chậm hơn nhiều nước trong khu vực; trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu với khu vực và thế giới thì vấn đề khai thác lợi thế so sánh của đất nước, kể cả lợi thế của người đi sau để không phải lặp lại những nhược điểm của việc hình thành các

ngành công nghiệp truyền thống là vô cùng cần thiết. Chúng ta không thể xây dựng đồng bộ các ngành công nghiệp và cũng không thể xây dựng từng ngành công nghiệp từ A-Z, mà cần có sự lựa chọn trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội từng dự án, gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường thế giới; tìm cách chen chân vào những lĩnh vực và sản phẩm mới đề có thể thực hiện “đi tắt, đón đầu” trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Thời gian qua, chúng ta cũng đã cố gắng tìm mọi biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong đó không phải ngành nào các nhà đầu tư nước ngoài cũng đầu tư cho dù chúng ta đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ như mức thuế TNDN thấp, miễn thuế trong 10 năm, nhưng những gì họ hưởng từ ưu đãi không đủ bù đắp thua lỗ, hoặc chi phí họ phải bỏ ra khi đầu tư vào ngành không có lợi nhuận.

Tình trạng mất Cân đối FDI giữa các địa phương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FDI đã trải rộng khắp cả nước, nhưng phân bổ không đều giữa các địa phương. Qua số liệu của tổng cục thống kê từ năm 1991-2009 thì lượng vốn FDI chủ yếu chảy vào các tỉnh như Hà Nội ( 22,3069 tỷ USD), Thanh Hóa (7,043 tỷ USD), Hà Tỉnh (8,0684 tỷ USD), Quảng Nam (5,1904 tỷ USD), Quảng Ngãi (4,8279 tỷ USD), Phú Yên (8,0608 tỷ USD), Ninh Thuận (10,0559 tỷ USD), Bình Dương (13,9246 tỷ USD), Đồng Nai (17,8381 tỷ USD), Bà Rịa - Vũng Tàu (25,7002 tỷ USD), TP.Hồ Chí Minh (30,9813 tỷ USD)

Bảng 2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2009 phân theo

địa phương

Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD)

CẢ NƯỚC 12575 194429,5

Đồng bằng sông Hồng 3230 37763,0

Trung du và miền núi phía Bắc 371 2030,3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 820 51735,6

Tây Nguyên 164 1490,2

Đông Nam Bộ 7344 89662,9

Đồng bằng sông Cửu Long 580 8150,0

Dầu khí 66 3597,5

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

(nguồn tổng cục thống kê)

Các số liệu trên cho thấy, FDI tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với lượng thu hút chiếm khoảng 46.12% so với tổng vốn FDI vào nước ta, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

chiếm khoảng 26.61% và Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 19.42% tổng vốn FDI. Điều này cho thấy sự mất cân đối quá lớn giữa các địa phương, vùng, miền trong việc thu hút FDI.

Theo các chuyên gia thì việc thu hút được vốn FDI phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ quan và khách quan.

- Các yếu tố chủ quan gồm nhân tố địa lý – tự nhiên, đó là các yếu tố như cảng biển, cảng hàng không, hệ thống đường giao thông thuận tiện, điện nước tốt, thì sẽ thu hút các nhà đầu tư.

- Yếu tố chủ quan: Sự nổ lực của các cấp chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư nnước ngoài.

Trong những năm gần đây, chính phủ đã quan tâm nhiều đến mảnh đất tiềm năng Miền Trung làm cho dòng vốn FDI đã chảy vào đây ngày một gia tăng, tạo nên một sự phân bổ mới trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phân hóa khá lớn giữa các địa phương trong việc thu hút vốn FDI là một vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng để đưa ra hướng phát triển toàn diện cho đất nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 35 - 38)