Ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe con người:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 45 - 46)

2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ FDI TẠI VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam qua các thời kỳ

2.3.2.5Ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe con người:

Năm 2008 các cơ quan nhà nước đã phát hiện và xử lý nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà trước đó bị che lấp như: Vedan xả nước thải ra sông Đồng Nai, Miwon xả nước thải ra sông Hồng, nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp thải nước, khí, chất rắn chưa qua xử lý làm ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường, làm thay đổi khí hậu, sự đa dạng sinh học, làm chết không ít dòng sông, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Nhiều dự án thép chọn thiết bị quy mô nhỏ từ Trung Quốc mà chính nước này đã cấm lưu hành vì gây ô nhiễm, tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên liệu ngay trong giai đoạn đầu đang đổ vào Việt Nam (dự án thép của công ty FRRO China với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD, liên đoàn Lion Group của Malaysia với Vinashin với 7,3 tỷ USD…). Những dự án thép khổng lồ với những vấn đề cần cảnh báo. Chúng ta không nên nỗ lực thu hút luồng vốn FDI để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, do đó nước ta cần phải thận trọng trong việc cấp phép vốn FDI.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết:“Không chỉ có Vedan, thống kê hiện nay trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường. Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập danh sách

đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, Khánh Hòa lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy....”

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn ODA và FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 45 - 46)