2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ FDI TẠI VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam qua các thời kỳ
2.3. Tác động nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế Việt Nam
Cho đến nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trọng những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm,…Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của người dân. Gần đây, đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng sử dụng FDI thấp, thiếu tính bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng. Thêm vào đó, hiện tượng FDI đầu tư mạnh vào các lĩnh vực bất động sản, sân golf và các dự án công nghiệp nặng có nguy cơ gây ô nhiễm cao đang dấy lên làn sóng cần phải xem xét lại vai trò của FDI trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam.
2.3.1.Những thành tựu:
2.3.1.1.Về mặt kinh tế:
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế:
Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trung bình mỗi năm 7,56%, trong đó: 5 năm 1991- 1995: tăng 8,18% ( nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,2%, dịch vụ tăng 7,2%). 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% ( nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990. 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%). Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29%). Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%). Năm 2008 đạt 6,23% ( nông lâm ngư tăng 3,79%; công nghiệp xây dựng tăng 6,33%, dịch vụ tăng 7,2%).
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu:
Trong hơn 20 năm qua ĐTNN đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng , trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm ( từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006, 2008 là 40%)
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt, một số địa phương ( Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc...) tỷ lệ này đạt đến 65% đến 70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn.
ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin.hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may....Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp ( dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặt.
Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao. Cũng cần lưu ý rằng khu vực FDI có mức thặng dư thương mại khá cao. Điều đó góp phần làm giảm mức thâm hụt thương mại chung cho cả nền kinh tế.
ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu vực công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ
ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ:
Thông qua các dự án đầu tư FDI, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông , sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hóa chất, sản xuất ô tô, thiết kế phần mềm...FDI còn
kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên thị trường nội địa và xuất khẩu.. Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech...)
Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị kinh tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu sự ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
Trong nông-lâm-ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao
Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn dầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
.
ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô:
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngan sách ngày càng tăng. Thời kỳ, 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ đô USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khôi doanh nghiệp ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Giai đoạn, 2006-2009, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp 7,33 tỷ USD vào ngân sách, tăng gấp đôi với thời kỳ 2001-2005. ĐTNN tác động tích cực đến sự cân đối về kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai,cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu..
ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế:
Nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu. Cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam (ước đạt trung bình 21% mỗi năm) thì các doanh nghiệp FDI đóng góp trung bình 51,25% trong tổng kim ngạch này. Xu hướng này tăng dần qua các
năm, các doanh nghiệp FDI đóng góp ngày càng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 4,6 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu ( 11,54 tỷ USD) trong năm 1999, thì sau 4 năm ( năm 2003) con số này đã tăng gấp đôi đạt 10,2 tỷ USD và 3 năm sau đó ( năm 2006) đạt gần 23 tỷ USD ( gấp đôi năm 2003), đạt mức 35 tỷ USD trong năm 2008. Năm 2009, đạt 29,9 tỷ USD, bằng 86,8% so với 2008. ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm dày, 35% hàng may mặc....Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
2.3.1.2.về mặt xã hội:
ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nhân lực:
Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho trên 1,7 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác theo kết quả điều tra cảu WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Thông qua sự gia tăng trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học kỹ thuật công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý hiện đại.
ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực thế giới:
ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận củ Hoa Kỳ đới với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ kinh tế quốc tế theo phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư.Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ (BTA), hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam đã không ngừng được cải thiện.
2.3.2.Những hạn chế
Tuy đạt được những kết quản quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những hạn chế như sau: