Trong quá trình phát triển, trẻ em có thể mắc phải một số rối loạn về tâm lý hoặc sinh lý hay nói cách khác, các em có thể mắc bệnh thực thể lẫn sinh lý. Bởi vậy, việc chăm sóc trẻ cần có các kiến thức toàn diện về tâm bệnh học trẻ em.
Trang 1TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON
Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI
LỜI NÓI ĐẦU
Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối quan tâm hàng đầu của người lớn Sự phát triểncủa trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính: phát triển về sinh lí và tâm lí Bản thân hai mặtnày lại có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật thiết với môi trường sống của trẻ Trongquá trình phát triển, trẻ em có thể có những phát triển không bình thường hoặc có rối loạn, nói cáchkhác là có bệnh, cả về thực thể lẫn tâm lí Chăm sóc trẻ không thể chỉ về mặt thực thể mà còn cần phảichăm sóc cả về mặt tâm lí Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lí của trẻ để có những can thiệp kịpthời là rất cần thiết, có lợi cho sự phát triển
Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển đầu tiên và rất quan trọng của trẻ em Những bất thường, rốiloạn về tâm lí có thể xuất hiện ngay từ thời kì này Ở Việt Nam, thực tế chữa trị tâm bệnh lí cho trẻ tạiTrung tâm nghiên cứu tâm lí và tâm bệnh lí trẻ em Nguyễn Khắc Viện (Trung tâm N-T) cho thấy số trẻ
từ 6 tuổi trở xuống được cha mẹ và gia đình đưa đến khám chiếm phần nhiều Do những đặc trưng vềphát triển của lứa tuổi, những rối loạn tâm lí có thể được biểu hiện theo cách riêng, làm người lớn dễkhông nhận thấy Nhận biết để có thể can thiệp sớm những rối loạn tâm lí cho trẻ có thể giúp trẻ lấy lại
sự phát triển bình thường
Tâm bệnh là một lĩnh vực rất phức tạp, có nhiều nghiên cứu và cũng có nhiều quan niệm khácnhau Cuốn sách này giới thiệu về tâm bệnh trẻ em lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) cho sinh viên sư phạm,những nhà giáo dục tương lai Những nội dung được trình bày chủ yếu nhằm mục đích giúp cho các giáoviên, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ nhận biết những rối loạn phát triển tâm lí của trẻ để có thể pháthiện chúng và có những ứng xử thích hợp để phòng ngừa và chữa trị
Trang 2TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON
Trang 3TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
1.1 Tâm bệnh học tre em là gì?
Trước hết, cần hiểu thế nào là tâm bệnh học Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu năm 1802 do bác sĩngười Đức J.C Reil đề cập, rồi ở Pháp năm 1809 do A.A Royer - Colard và được sử dụng cho đếnngày nay
Có nhiều cách hiểu về vấn đề này Cuối thế kỉ XIX, Th Ribot thực hiện những nghiên cứu về tâm
lí bệnh học dựa vào quan điểm: muốn hiểu được đời sống tâm lí bình thường phải nghiên cứu tâm líbệnh Ví dụ như chức năng bình thường của trí nhớ chỉ có thể được làm rõ khi so sánh với chứng quênhoặc sự tăng trí nhớ Các học trò của ông như P Janet, G Dumas rồi học trò của G Dumas như H.Piéron, G Poyer, D Lagache đã tiến hành những nghiên cứu cả về y khoa lẫn tâm bệnh học Tư tưởngcủa trường phái này dựa nhiều vào mặt số lượng và sự võ đoán về giới hạn giữa bình thường và bệnh lícủa đời sống tâm lí Nó được thay thế bởi sự ra đời của Tâm bệnh học lâm sàng, với phạm vi rộng hơnnhiều, bao gồm tất cả những nghiên cứu lâm sàng về các bệnh tâm trí Cũng có quan niệm cho rằng tâmbệnh học thuộc về y - sinh lí bệnh học (Cl Bernard) E Minkowski đưa ra hai nghĩa khác nhau củathuật ngữ này: một mặt, nó là khoa học về bệnh của đời sống tâm lí, giống như quan niệm của Ribot;mặt khác, là tâm lí học bệnh học, đặc trưng bởi cách tiếp cận tồn tại để tìm hiểu mặt bên trong của kinhnghiệm tâm lí không bình thường của người bệnh tâm trí Trong giáo trình Tâm bệnh học đại cương, G.Deshaies, năm 1959, thể hiện cách hiểu khác, cho tâm bệnh học như là một lĩnh vực thuộc tâm bệnh lílâm sàng Có thể thấy có nhiều quan điểm nữa tạo nên lịch sử của khoa học này Ngày nay người tathấy rằng: tâm bệnh học không chỉ là khoa học về mặt lí thuyết nhận biết các vấn đề về mặt tâm bệnh lí
mà nó là một nhánh của khoa học về con người, trong đó tổng hợp nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh lí họcthần kinh, hiện tượng học, tâm lí học, thuyết thực thể, thuyết cấu trúc
Có thể quan niệm về tâm bệnh học như sau: Tâm bệnh học là khoa học nghiên cứu các quá trình
và các dạng thức tố chức dẫn đến những rối loạn tâm lí của con người Những rối loạn, bất thường vềtâm lí được gọi là tâm bệnh Nghiên cứu những đau khổ về mặt tinh thần, tâm bệnh học có liên hệ chặtchẽ với tâm lí học và được phản ánh vào thực tế nghiên cứu, chữa trị chủ yếu thông qua phương pháptâm bệnh lí lâm sàng
Tâm bệnh học trẻ em là khoa học nghiên cứu các quá trình và các dạng thức tổ chức dẫn đếnnhững rối loạn tâm lí của trẻ em Cùng nghiên cứu về những rối loạn tâm lí, tuy nhiên, tâm bệnh học trẻ
em có những đặc trưng riêng Ra đời muộn hơn nhiều so với tâm bệnh học người lớn, tâm bệnh học trẻ
em được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau Có thể quy vào hai nguồn chính: giáo dục học trẻ em vàtâm bệnh học người lớn Về phương diện giáo dục học, nỗ lực tìm cách giáo dục những đứa trẻ đượccho là không thể giáo dục được đã thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn về các trẻ này, đưa đến những
1 Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em
Trang 4
Tâm bệnh học trẻ em phải sử dụng đến nhiều luận thuyết khác nhau Từ những năm 50 của thế kỉ
XX người ta đã nhận thấy các lĩnh vực khoa học khác nhau được vận dụng vào tâm bệnh học trẻ em.Ngoài các khoa học truyền thống làm chỗ dựa như tâm lí học, phân tâm học là lí thuyết về tri thức luận,tập tính học, lí thuyết hệ thống và giao lưu, tiếp đó là những kiến thức mới về dịch tễ học, giải phẫuthần kinh, sinh lí học thần kinh Tất cả những kiến thức này được vận dụng để hiểu bản chất, cơ chế củacác rối loạn tâm lí ở trẻ và làm cơ sở cho việc chữa trị các rối loạn này
Trẻ em lứa tuổi mầm non, từ 0 đến 6 tuổi, là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ.Những rối nhiễu, bất thường về tâm lí nếu có được thể hiện ngay từ thời kì này Tâm bệnh học trẻ emlứa tuổi mầm non nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị các rối nhiễu tâm lí của trẻ em tuổi mầm non
1.2 Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em
Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em, nói một cách chung nhất, là những rối loạn về tâm lí ở trẻ.Nói cách khác là tâm bệnh học trẻ em nghiên cứu và chữa trị những trẻ em không bình thường Cụ thểhơn là trẻ em không đủ khả năng hoặc có những rối loạn về tính cách và hành vi, đôi khi bao gồm cả hailoại trên, do nguyên nhân di truyền hoặc môi trường sống, gặp khó khăn lâu dài đối với những đòi hỏiphù hợp với lứa tuổi và môi trường của trẻ
Tâm bệnh trẻ em cần được nhìn nhận theo quan điểm phát triển Trong suốt thời kì thơ ấu cho đếntuổi trưởng thành, một yếu tố quan trọng để xác định trẻ có rối loạn hay không đó là rối loạn đó xảy ra
ở thời điểm nào, xuất hiện thường xuyên hay không, kéo dài hay không Yếu tố thời gian rất quan trọngđối với việc đánh giá tình trạng phát triển của trẻ Cùng những biểu hiện nhưng nếu nó xảy ra ở thờiđiểm này sẽ bị coi là mất cân bằng tâm lí, nếu xảy ra ở thời điểm khác thì lại không sao Rối loạn xuấthiện một vài lần trong tiến trình phát triển hay xuất hiện thường xuyên trong thời gian dài đều phải đượcnhà chuyên môn quan tâm để có đánh giá chính xác Yếu tố phát triển cần phải luôn được các nhàchuyên môn tính đến trong những chẩn đoán và chữa trị tâm bệnh trẻ em
Những rối loạn tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non, từ 0 đến 6 tuổi, là đối tượng nghiên cứu củatâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non
1.3 Nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em
Nhận biết và làm rõ những rối loạn tâm lí xuất hiện, tồn tại, biến đổi và có thể mất đi như thế nàotrong quá trình phát triển của trẻ em, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những rối loạn đó và chữa trị cho trẻ,giúp các em phát triển bình thường trở lại là những nhiệm vụ cơ bản của tâm bệnh học trẻ em
Trang 5em và ở người lớn không giống nhau Vì vậy, không thể áp dụng cách hiểu và chữa trị tâm bệnh chongười lớn đối với trẻ Không nên có cách nhìn cứng nhắc, bất biến trước các rối loạn tâm lí ở trẻ em.Trong quá trình phát triển của trẻ, có rối loạn xuất hiện ở thời điểm này sẽ mất đi một cách tự nhiênhoặc nhờ chữa trị Có thể có sự tiếp nối giữa trạng thái tâm lí bình thường và bệnh lí ở trẻ
Biểu hiện rối loạn tâm lí ở trẻ em cũng khác với người lớn Những bất thường về chức năng cơthể, những hành vi chống đối có thể lại là biểu hiện của bất thường về tâm lí Sự biểu hiện các rốiloạn cũng thay đổi theo tuổi, có liên quan tới đặc trưng phát triển theo giai đoạn
Nguyên nhân dẫn tới những rối loạn tâm lí của trẻ khá đa dạng, phức tạp Một điều kiện có tínhbệnh lí xác định chưa chắc là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn Những nguyên nhân khác nhau có thểgây ra cùng một rối loạn và một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều rối loạn khác nhau Cũng có khi một rốiloạn này kéo theo những rối loạn khác
Tất cả những điều này nói lên nhiệm vụ mà tâm bệnh học trẻ em phải giải quyết là rất khó khăn,phức tạp, đòi hỏi nhà chuyên môn phải có hiểu biết đầy đủ có kinh nghiệm và rất thận trọng
Là một bộ phận của tâm bệnh học trẻ em, tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non cũng có nhữngnhiệm vụ chung của tâm bệnh học trẻ em, áp dụng vào lứa tuổi mầm non Với đặc trưng là lứa tuổi có
sự phát triển nhanh chóng về cả sinh lí lẫn tâm lí mà ít có thời kì nào sau đó có được, khi giải quyết cácvấn đề của tâm bệnh học trẻ em thời kì này càng cần thiết phải quán triệt quan điểm phát triển
Created by AM Word2CHM
Trang 6TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
2.1 Thời kì trước thế kỉ XX
Tâm bệnh học trẻ em có nguồn gốc từ tư tưởng của một số nhà thần học thế kỉ XIII, XIV SaintThomas d'Aquin (1225 - 1274) và Saint Augustin (1354 - 1430) gắn khiếm khuyết trí tuệ với mộtnguyên nhân tự nhiên Cũng vào thời kì này, tòa án tôn giáo ở châu Âu (thế kỉ XIII) cho rằng người điên
và kẻ ngu đần là biểu tượng của tính ma mãnh, ngu ngốc của con người
Thế kỉ XV, XVI có sự đối nghịch về quan niệm giữa những người cho rằng tất cả những gì thuộc
về con người, thể hiện ở con người đều là do tự nhiên với quan niệm của những người có tư tưởng vềngười bị ma ám Thời kì này căn nguyên của chứng ngu ngốc và điên loạn còn chưa được biết đến
Thế kỉ XVII, tư tưởng kết hợp giữa y khoa và giáo dục trong nhìn nhận về người có khiếm khuyếttrí tuệ xuất hiện Felix Platter (Thụy Sĩ) năm 1665 là người đầu tiên đã chỉ ra nguyên nhân về di truyềncủa khiếm khuyết trí tuệ sau khi nghiên cứu một nhóm trẻ chậm khôn vừa Từ đây có quan niệm rằng:khiếm khuyết nặng về trí tuệ không thể chữa trị được Tuy vậy có thể dùng những tác động chữa trị vềgiáo dục đối với những khiếm khuyết nhẹ hơn
Năm 1672, Thomas Willis (Anh) đưa ra giải pháp chữa trị cho trẻ chậm khôn bằng cách kết hợptác động chữa trị của bác sĩ và của nhà giáo dục nhằm cải thiện tình trạng trí tuệ của trẻ em
Từ tư tưởng của hai tác giả trên, trào lưu chữa trị kết hợp y tế - giáo dục được hình thành và pháttriển
Thế kỉ XVIII là thời kì khởi đầu của khoa học về tâm bệnh lí trẻ em Nghiên cứu về căn nguyêncủa khiếm khuyết trí tuệ đã cho ra đời các thuật ngữ chậm khôn nặng (idiot) và chậm khôn vừa(imbécile) trong Bách khoa toàn thư của Diderot (1765) và các cách phân loại khiếm khuyết trí tuệ doCullen và Pinel đề xuất Đặc biệt, nghiên cứu của J.M Itard (1775 - 1838) về Victor, một đứa trẻhoang dã ở Aveyron (Pháp) là một sự kiện quan trọng mở đầu cho sự ra đời của khoa học về tâm bệnhtrẻ em Chăm chữa cho Victor hàng ngày trong 4 năm liền, tìm mọi cách để em giao tiếp trở lại nhưngkhông thể làm Victor nói được, Itard đã dừng các chữa trị Bệnh của Victor sau đó còn nặng hơn Năm
1828 Itard lại tiếp tục chăm chữa cho một nhóm trẻ câm điếc và mất hài hòa trong phát triển
Thế kỉ XIX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng của các nhà triết học và giáo dục học thế kỉ trước nhưLocke (1632 – 1704) và Rousseau (1712 - 1778), ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ramạnh mẽ ở phương Tây, của những tiến bộ về y học và việc bắt buộc trẻ em phải đi học, trẻ em và đờisống tâm lí của trẻ được quan tâm nhiều hơn Những cơ sở chữa trị đầu tiên cho trẻ chậm khôn nặngxuất hiện ở Pháp mặc dù vào những năm đầu thế kỉ còn chưa có một cơ sở chữa trị chuyên biệt nào chotrẻ Trước tiên phải nói đến những đóng góp của Jean - Pierre Falret (1794 - 1870) và Félix Voisin
2 Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em
Trang 7
cơ thể bằng chữa trị về tinh thần và giáo dục
Căn nguyên của những rối loạn tâm lí ở trẻ em lúc này được cho là do hai nguyên nhân: nhữnghỏng hóc lớn của các cơ quan sinh lí kéo theo những bất thường, bệnh tật của cơ thể và do điều kiệngiáo dục
Khoảng giữa thế kỉ XIX, một trào lưu mới trong lĩnh vực tâm bệnh lí trẻ em hình thành Mở đầucho trào lưu này là L Delasiauve và D Bourneville Sau thời gian nghiên cứu và chữa trị cho trẻ chậmtiến về trí tuệ, nghiên cứu về chứng động kinh và chậm khôn nặng ở người lớn, từ 1854 Delasiauvecông bố những nguyên tắc chỉ đạo trong giáo dục người thiểu năng trí tuệ Quan tâm nhiều đến yếu tốkhông thể tác động được của người bệnh, ông mô tả các chứng chậm khôn một phần Ông phân thành hailoại bệnh chính: những tổn hại nặng của cơ quan sinh lí do nguyên nhân cơ thể và những khiếm khuyếtmột phần do nguyên nhân chưa xác định Bourneville năm 1875 trong một báo cáo đã chỉ ra hiện trạng
có quá ít những cơ sở chữa trị bệnh tâm lí cho trẻ em thời đó Ông thành lập những lớp học chuyên biệtcòn gọi là trường học - bệnh viện tâm trí Sử dụng những cách chữa trị về y - giáo dục học, ông đưa ranhững bài tập giáo dục nhằm phát triển những khả năng còn lại ở trẻ, ví dụ như những bài tập về biểutượng, vẽ, âm nhạc, trí nhớ, ý chí
Éduard Seguin (1812 - 1880) là người có ảnh hưởng không nhỏ đối với chữa trị cho trẻ em chậmkhôn Mở một trường học dành cho trẻ chậm khôn từ năm 1839, dùng phương pháp giáo dục dựa vàocảm giác và trí nhớ, trên cơ sở sáng kiến, hoạt động thể chất và quan hệ với người khác của trẻ, tácdụng của những cách chữa trị này là rõ ràng Năm 1859 ông sang Mỹ và từ ông nhiều cơ sở giáo dục vàchữa trị dành cho trẻ em cũng như người bệnh tâm trí ở Mỹ được ra đời
Chuyên môn chữa trị cho trẻ chậm khôn, H.T Vallée (1816 - 1885) năm 1847 đã xây dựng mộttrung tâm chữa trị của riêng mình ở Gentlli Từ đây, một trung tâm nghiên cứu và chữa trị cho trẻ emkhông bình thường về tâm lí ra đời dưới tên gọi Trung tâm Vallée
Có thể nói rằng, thế kỉ XIX là thời kì phát triển của trào lưu nghiên cứu, chữa trị về y tế - giáodục cho các bất thường về tâm lí ở trẻ em Dưới ảnh hưởng của Bourneville, Seguin, Vallée và những
Trang 82.2 Thế kỉ XX
Thế kỉ XX là thời kì nở rộ nhiều nghiên cứu về tâm bệnh lí trẻ em Kế thừa những tư tưởng vànghiên cứu về tâm bệnh lí trẻ em ở thời gian trước, nhiều lĩnh vực của tâm bệnh lí trẻ em đã được làm
có biểu hiện tự tỏa, tiến triển lạ lùng dẫn tới tình trạng ngây độn và thiếu liên kết
S De Sanctis (1862-1935) cũng quan tâm tới những dạng thức của mất trí sớm và chỉ ra nhữngđặc trưng của chứng bệnh này Đó là:
Năm 1913, Kraepelin nghiên cứu mối liên hệ giữa mất trí sớm và chậm khôn trung bình Theoông, chậm khôn trung bình là dấu hiệu thúc đẩy và là dấu hiệu rất sớm của bệnh mất trí Năm 1933,Targowla đề cập đến lĩnh vực những chậm phát triển tinh thần tiến triển
- Tâm thần phân liệt
Những nghiên cứu về mất trí sớm cũng được Eugen Bleuler (Thụy Sĩ) thực hiện năm 1911 Theoông, hơn cả một tan rã về nhân cách, mất trí là sự sụp đổ toàn bộ đời sống tâm trí và không thể phục hồiđược Ông nói đến bệnh tâm thần phân liệt, bệnh mà triệu chứng phụ của nó là mất trí Từ ông, mất trísớm và mất trí ở trẻ em được thay tên gọi là tâm thần phân liệt trẻ em
Trang 9mà Kraepelin cho là căn nguyên thuộc về các cơ quan sinh học Ông đưa ra ý kiến về căn nguyên tâm lí
- tình cảm của sự phát triển bệnh lí ở trẻ em
M Klein (1882 – 1960), trong những bài viết đầu tiên của mình về phân tích tâm lí, đưa ra cáchhiểu theo tâm lí học phát triển về bệnh tâm trí, gắn bệnh tâm trí với các nguyên nhân tâm lí
H Ey (1900 - 1977), với cách tiếp cận tích hợp đã kết hợp hai trường phái chính đã có vềnguyên nhân của bệnh tâm trí ở trẻ Ông cho rằng bệnh tâm trí không chỉ có căn nguyên cơ thể hay cănnguyên tâm lí mà là do cả hai
- Tự kỉ ở trẻ em
Năm 1943, L Kanner đã làm rõ một chứng bệnh đặc biệt: tự kỉ trẻ em, hay còn gọi là bệnhKanner Ông phân biệt tự kỉ ở trẻ nhỏ với tâm thần phân liệt trẻ em Khác với tâm thần phân liệt ở trẻ
em, tự kỉ không phải là quá trình thoái lui khỏi một kiểu quan hệ trước đó mà hơn thế là sự cô đơn tựtỏa cực độ
Ở tự kỉ sớm của trẻ em, đứa trẻ làm ngơ, loại trừ và từ khước mọi cái đến từ bên ngoài nhưngười, tiếng động, đồ vật Những đối tượng này được trẻ coi như mối đe dọa
Những trẻ mắc bệnh tự kỉ cho cảm tưởng rằng trẻ không nhìn thấy, không nghe thấy gì ở xungquanh Trẻ thường không có ngôn ngữ và không bao giờ sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (con,cháu, em, tôi )
- Loạn tâm trẻ em
Thuật ngữ tâm thần phân liệt ở trẻ em (schizophrénie infantile) thể hiện thái quá trạng thái tiêucực của sự phân rã thế giới nội tâm ở trẻ Nó được thay bằng loạn tâm (psychose), với nghĩa ít bi quanhơn Từ đây, người ta sử dụng thuật ngữ loạn tâm trẻ em Các loại loạn tâm trẻ em được đề cập đếncách đây không lâu, trong một bài viết của Diatkine năm 1959 ở Từ điển bách khoa về giải phẫu y học.Cũng có những tác giả khác nghiên cứu về loạn tâm trẻ em như Bettelheim, Lang, Misès
Nghiên cứu về những rối loạn tâm lí khác nhẹ hơn
Đây là một cách nhìn nhận mới, một hướng nghiên cứu mới trong tâm bệnh học trẻ em Nhữngnghiên cứu theo hướng này nhằm làm rõ ảnh hưởng của các rối loạn lành tính hơn, không làm ảnh hưởngnhiều đến quá trình phát triển của trẻ Những trẻ có nguy cơ sẽ được phát hiện, tư vấn hướng dẫn,khuyên bảo và định hướng về mặt y tế giáo dục
Cùng với những nghiên cứu, nhiều cơ sở nội trú, ngoại trú được mở cho trẻ có tính tình đặc biệt.Những trung tâm y - tâm lí - giáo dục (CMPP) ra đời
Năm 1948, ở Pháp, việc đào tạo các nhà tâm bệnh trẻ em được bắt đầu Heuyer là giáo sư đầutiên giảng dạy về tâm thần kinh trẻ em
Trang 10Có thể thấy, nếu như ở đầu thế kỉ XX chưa có nhiều những công trình nghiên cứu, chữa trị rốiloạn tâm lí trẻ em và xu hướng áp dụng vào trẻ những kết quả nghiên cứu ở người lớn còn khá phổ biếnthì càng về sau sự khác biệt giữa rối loạn tâm lí ở trẻ em và ở người lớn càng được nhận rõ Nhận biếtđược những đặc trưng trong tâm bệnh trẻ em, các nhà chuyên môn tìm cách chữa trị hiệu quả nhất đốivới các rối loạn của trẻ.
Ngày nay, rối loạn tâm lí ở trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn Các công trình nghiên cứu
và ứng dụng về tâm bệnh lí trẻ em rất phong phú, có ở nhiều quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu hiệnnay hướng vào một số chứng bệnh tâm lí đặc trưng và ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ em như bệnh tự
kỉ Một số rối loạn tâm lí mới cũng được phát hiện, bổ sung như bệnh ranh giới Càng ngày người tacàng nhận ra rằng rối loạn tâm lí trẻ em không chỉ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ, của gia đình màcòn ảnh hưởng đến xã hội Nghiên cứu và chữa trị tâm bệnh trẻ em giúp cho trẻ lấy lại được sự pháttriển bình thường có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt
Như vậy, trải qua một thời gian dài, lịch sử tâm bệnh học trẻ em trên thế giới đã ghi dấu nhiều tưtưởng, nhiều công trình nghiên cứu với tên tuổi các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Sựphát triển của khoa học về tâm bệnh trẻ em mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển bình thường của trẻ,giúp các em có cơ hội trở thành những người có ích cho xã hội
Ở Việt Nam, những nghiên cứu và chữa trị bệnh tâm lí cho trẻ em được phát triển cùng với sự rađời của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em N-T do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sáng lập năm 1989, xuấtphát từ thực tế những năm 1980 có một số trẻ em và vị thành niên bị rối loạn tâm trí, khó khăn tronggiao tiếp ứng xử và trong học tập Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm N-T đã tiến hành nhiều nghiêncứu hướng đến nhận dạng, phân loại, chẩn đoán, phát hiện sớm và chăm chữa các rối nhiễu tâm lí ở trẻ.Nhiều trẻ em và vị thành niên đã được chăm chữa tại các cơ sở thực hành của N-T Năm 1997 NguyễnKhắc Viện công bố lần đầu tiên cuốn sách Tâm lí lâm sàng trẻ em Việt Nam (Nxb Y học), đúc kếtnhững kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều năm cách trị liệu rối loạn tâm lí cho trẻ em ViệtNam
Ngoài ra tại một số bệnh viện Nhi cũng có các khoa Tâm bệnh để chẩn đoán và chữa trị rối nhiễutâm lí cho trẻ em Điển hình là Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Nhi đồng, Thành phố HồChí Minh Cùng với việc chẩn đoán và chữa trị, các chuyên gia về tâm bệnh trẻ em tại đây còn tiếnhành các nghiên cứu và ứng dụng vào quá trình chăm chữa cho trẻ
Created by AM Word2CHM
Trang 11TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
Phân biệt giữa trẻ có tâm lí bình thường và bệnh lí là không dễ dàng Có nhiều quan điểm khácnhau về vấn đề này, mỗi quan điểm lại có cách tiếp cận riêng, có tiêu chí riêng Tuy nhiên, có thể phânbiệt giữa trẻ bình thường và trẻ bệnh lí theo các tiêu chí sau: theo sự phát triển trung bình, theo khảnăng thích ứng và theo đánh giá chủ quan của trẻ về chất lượng sống
- Sự phát triển trung bình
Giá trị trung bình của trình độ phát triển của trẻ ở một độ tuổi nhất định, còn gọi là sự phát triểntrung bình Giá trị trung bình này được xác định theo một nhóm mẫu và sẽ thay đổi theo đặc trưng củanhững đứa trẻ được lựa chọn trong mẫu Vì vậy, xác định sự phát triển trung bình phải tính đến nhữngkhác biệt về xã hội của nhóm được chọn làm mẫu Nếu không làm được như vậy thì sẽ không chính xác,
có khác biệt lớn với những tiềm năng phát triển của trẻ Như vậy, với điều kiện là có tính đến yếu tốkhác biệt này, khái niệm sự phát triển trung bình là một cách tiếp cận có ích để đánh giá một bệnh Để
có thể xác định được giá trị trung bình của trình độ phát triển, nói cách khác là xác định được chuẩnđánh giá trẻ bình thường hay bệnh lí theo tiêu chí này, phải dựa vào những phương pháp đo lường củatâm lí học về các mặt số lượng, thống kê hoặc chất lượng của sự phát triển các chức năng tâm lí Dođặc trưng của hoạt động tâm lí, những đo lường này nhìn chung đều có tính phóng chiếu
Trước những trẻ chậm phát triển hơn so với những trẻ có mức độ phát triển trung bình, vấn đềquan trọng nhất và cũng khó khăn nhất đó là đánh giá tiềm năng phát triển của trẻ Trẻ có chậm thực haykhông? Nó có thể đạt được những trình độ phát triển tâm lí mà những bạn cùng tuổi với nó đạt được haykhông, dù là phải mất nhiều thời gian hơn Hay là nó sẽ trở thành một người lớn vô dụng, ít thích ứnghơn so với những người khác Những câu hỏi này luôn được đặt ra để có cái nhìn thận trọng đối vớinhững đứa trẻ đưa coi là trẻ chậm phát triển
- Sự thích ứng
Khả năng thích ứng là một tiêu chuẩn về bình thường hay được dùng Thích ứng là khả năng phảnứng để lấy lại sự cân bằng đã mất Cùng với sự phát mến, trẻ luôn phải thích ứng với những điều kiệnsống mới Bằng tính năng động của hoạt động tâm lí, đứa trẻ bình thường phải tự tìm lại được sự cânbằng của đời sống tinh thần cho mình
Với trẻ em, phải đánh giá khả năng thích ứng của chúng trong mối liên quan với độ tuổi, với môitrường sống và kinh nghiệm của trẻ Khả năng mà trẻ thể hiện khi đối mặt với những yếu tố mới của đờisống như vắng cha mẹ, có thêm em bé, đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo là yếu tố đánh giá quan trọng về mặtlâm sàng
- Trạng thái chủ quan
3 Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí?
Trang 12
về sự phát triển tâm lí của trẻ Một đứa trẻ háu động, lo hãi, trầm cảm, hoang tưởng không thể là mộtđứa trẻ bình thường
Từ những tiêu chí trên, có thể nói rằng trẻ có tâm lí bệnh lí là những trẻ không đạt được trình độphát triển trung bình, khả năng thích ứng kém và có những đau khổ, bất thường trong cảm nhận chủ quan
về cuộc sống, được thể hiện thông qua các hành vi
Trong tâm bệnh học trẻ em, để xác định tình trạng của trẻ nhất thiết cần đánh giá về mặt lâm sàng
Để đánh giá, phải xác định mức độ phát triển, nghiên cứu những hoàn cảnh riêng, những tiềm năng thíchứng, những đánh giá chủ quan của đứa trẻ về cuộc sống, tính chất tác động của môi trường chung quanh.Tất cả những yếu tố: di truyền, sinh học, môi trường, các quan hệ, gia đình, xã hội, tâm lí tác độngqua lại một cách phức tạp và có ý nghĩa khác nhau đối với sự phát triển bình thường hay bệnh lí của trẻ.Việc lựa chọn các công cụ nghiên cứu phù hợp đối với các kiểu rối loạn là rất quan trọng và không thểkhông dùng những công cụ đo lường và phóng chiếu của tâm lí học Đánh giá về những vấn đề này đòihỏi hết sức thận trọng và chuẩn mực Mọi đánh giá đều phải tính đến yếu tố phát triển về mặt thời gian
Created by AM Word2CHM
Trang 13TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
Quan điểm về tiếp cận nhiều mặt được sử dụng trong phân loại tâm bệnh trẻ em Cần sử dụngcách tiếp cận này do tính phức tạp của những yếu tố chi phối sự phát triển tâm lí không bình thường củatrẻ Có thể kể đến các mặt: tiềm năng nhận thức, bệnh thực thể, các sự kiện của đời sống, các yếu tố tâm
lí xã hội, hoạt động Tùy theo các nghiên cứu khác nhau, mặt này hoặc mặt kia sẽ được cụ thể hóa vàphân tích chính xác Tiếp cận nhiều mặt có lợi ở chỗ nó giúp tìm hiểu trẻ dưới nhiều góc độ, tính đến sựkhác biệt của trẻ và những tiềm năng phát triển của các em
Có những cách phân loại chính sau đây theo quan điểm tiếp cận nhiều mặt:
- Phân loại quốc tế, CIM-10 (Classification lnternationale des Maladies, 10ème révision) (tiếngAnh là ICD-10) Đây là cách phân loại của Tổ chức thế giới về sức khỏe (OMS) Cách phân loại nàygồm ba mặt: chẩn đoán về tâm bệnh, chẩn đoán về cơ thể và các vấn đề về tâm lí xã hội Trong ba mặtnày thì mặt tâm lí xã hội là chi tiết nhất
- Phân loại theo Giáo trình chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm trí, DSM-IV của Mỹ (ManuelDianostique et Statistique des troubles mentaux de 1Association Améncaine de Psychiatrie) Cáchphân loại này được sử dụng nhiều nhất, phân loại theo năm trục: lâm sàng, nhân cách, chẩn đoán về cơthể, tâm lí xã hội và hoạt động hiện tại
- Phân loại những rối loạn tâm trí ở trẻ em và thiếu niên ở Pháp, CFTMEA (ClassificationFranaise des Troubles Mentaux de 1Enfant et de 1Adolescent) Cách phân loại này được nhiều nhà lâmsàng ở Pháp sử dụng Hơn cả một chẩn đoán chuyên ngành, cách phân loại này còn dựa vào kinhnghiệm và phán đoán của nhà lâm sàng Nó được tổ chức theo hai trục: lâm sàng và các yếu tố kết hợp,giúp hiểu được cả những yếu tố thực thể lẫn những điều kiện về mặt môi trường
- Phân loại theo chẩn đoán tâm thần động học (PDM, psychodynamic diagnostic manual) là mộtcách phân loại mới ở Mỹ Cách phân loại này dựa trên ba trục: trắc đồ chức năng tâm trí, mô tả khảnăng điều hòa, học tập, thiết lập quan hệ, kiểu tự vệ của trẻ ; trắc đồ nhân cách, phân biệt những kiểumới xuất hiện và mức độ nghiêm trọng có thể có; cuối cùng là kinh nghiệm chủ quan của trẻ Theo cáchphân loại này, các loại bệnh tâm trí ở trẻ rất phong phú
Với mỗi cách phân loại lại có các loại bệnh khác nhau Ví dụ, theo cách phân loại CFTMEA, vớitrục lâm sàng, có các loại bệnh chính sau:
Trang 156
Trang 1610
Trang 176
Trang 1815
Trang 19(Kết quả trên là tỉ lệ mắc bệnh hàng năm được nghiên cứu thống kê ở trẻ từ 5 - 14 tuổi trên100.000 dân DREES, 2006)
T) đưa ra danh mục 8 nhóm rối nhiễu tâm lí của trẻ em Việt Nam như sau:
Ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tâm lí và tâm bệnh lí trẻ em Nguyễn Khắc Viện (Trung tâm N Nhóm l: Những khó khăn trong học tập (vụng đọc, vụng viết, khả năng chú ý giảm hoặc kém,chán học, học sút, học kém )
- Nhóm 2: Rối nhiễu tâm thể (rối nhiễu giấc ngủ, rối nhiễu bài tiết, rối nhiễu tiêu hóa, tic, nhữngbiểu hiện tự hủy hoại bản thân )
- Nhóm 3: Rối nhiễu nhân cách (một số nét tự kỉ, tự kỉ )
- Nhóm 4: Rối nhiễu ngôn ngũ (nói ngọng, nói lắp, chậm nói, nói ngược )
- Nhóm 5: Rối nhiễu vận động (chậm đi, vận động khó khăn, vận động vụng về )
- Nhóm 6: Lo hãi, trầm cảm (sợ trường học, sợ nước, sợ độ cao, sợ đám đông, nhút nhát, ức chế,mút tay, nhổ tóc, nghịch phân, ức chế, kiêu căng, tự đại, mưu toan tự sát )
- Nhóm 7 Rối nhiễu hành vi (hiếu động quá mức, hung tính, ăn cắp, bỏ nhà trốn nhọc )
- Nhóm 8: Rối nhiễu về giới tính (thủ dâm, ứng xử như người khác giới )
Trong giáo trình này, phân loại các rối loạn tâm lí chủ yếu dựa theo cách phân loại của Pháp cótham khảo cách phân loại theo DSM-IV Các rối loạn tâm lí của trẻ em được trình bày thành hai phầnchính: rối loạn triệu chứng và chức năng và các hội chứng
Created by AM Word2CHM
Trang 20TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
5.1 Sinh lí học thần kinh
Từ lâu, các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của hoạt động của não và hệ thống thần kinhđối với đời sống tâm lí con người Ảnh hưởng của hoạt động thần kinh đến tâm lí người rất lớn, rấtphức tạp Cấu tạo, chức năng của nơ-ron, vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh như noradrénaline,dopamine, sérotonine và acétylcholine đối với tính chất của các quá trình và chức năng tâm lí đã đượcnghiên cứu và phần nào làm rõ Ở đây đề cập đến vấn đề thành thục về sinh lí thần kinh và định khuchức năng não
- Sự thành thục về sinh lí thần kinh
Những ngày đầu tiên sau khi chào đời, cấu trúc và chức năng của não bộ của trẻ phát triển nhanhchóng Sự thành thục về mặt thần kinh gắn với sự thành thục dần dần của hành vi, nhưng đây là một quátrình rất phức tạp chứ không phải là sự đi kèm đơn giản Nghiên cứu sự phát triển của các chức năng vàcác ứng xử người cần phải xem xét: cái tồn tại trong một thời gian và sẽ thay đổi theo thời gian; cái tồntại rồi mất đi, rồi lại xuất hiện, rồi lại mất đi một cách tuần tự; cái tiến triển về mặt chức năng dần dầncho đến khi có được một số hình thức xác định, từ đó mà quá trình được biến đổi
Trong quá trình thành thục, cần phân biệt mặt giải phẫu sinh lí thần kinh, mặt chức năng và mặthoạt động Giải phẫu học là hình thái học thuần túy, chức năng là hệ thống có tính tiềm năng và hoạtđộng là sự hoạt động của hệ thống này Ba mặt này tạo ra những mức độ tổ chức khác nhau, duy trìnhững quan hệ khác nhau đối với những yếu tố bẩm sinh và với môi trường Về mặt giải phẫu, sự thànhthục có quy luật của nó, là điều kiện cần thiết đối với sự phát triển nhưng không đủ để giải thích hành vi
và sự phát triển của hành vi trong suốt thời kì phát triển của trẻ em Thêm vào đó, tình trạng chưa thànhthục không thể hiểu một cách đơn giản là sự thiếu hụt, sự giảm bớt so với thành thục Những nghiên cứumới nhất chỉ ra rằng: chưa thành thục không phải chỉ là thiếu hụt, nó có những quy luật riêng về hoạtđộng phải được xem xét theo quan điểm phát triển về mặt thời gian J Scherrer phân biệt bốn mặt tạonên đặc trưng của sự chưa thành thục về chức năng của một hệ thống thần kinh:
- Yếu về số lượng của những nơ-ron hoạt động và có thể hoạt động, số lượng này bao giờ cũng íthơn ở người lớn
- Chậm dẫn dắt các tín hiệu
- Chậm lưu thông những xung động thần kinh, có quan hệ với khó khăn trong chuyển giao xi-nap
- Nhạy cảm đặc biệt của nơ-ron với môi trường ở một số thời kì phát triển
nap Lí thuyết SSS của J.P Changeux và A Danchin cho rằng chỉ có những xi-nap hoạt động nhất, bị
Sự chưa thành thục về sinh lí thần kinh còn có thể ảnh hưởng đến tính ổn định có chọn lọc của xi-5 Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnh học trẻ em
Trang 21
Điểm chính để đánh giá hành động thành thục là đánh giá tác động qua lại giữa hành động, chứcnăng của nó và cấu trúc giải phẫu - thần kinh tương ứng Nếu như cấu trúc về giải phẫu phụ thuộc phầnlớn vào cái bẩm sinh thì hành vi lại phụ thuộc vào môi trường ở đó đứa trẻ lớn lên Những hành vi bẩmsinh có thể được thay thế dưới tác động của môi trường sống Như vậy, khi xem xét hành vi của trẻkhông thể phân chia một cách đơn giản cái vốn có, bẩm sinh chi phối và cái chịu ảnh hưởng của tácđộng môi trường Sự tác động qua lại giữa gen và môi trường là không thể phủ nhận
- Định khu chức năng não
Xác định cơ sở sinh lí thần kinh của hành vi con người là rất khó do sự phát triển của hệ thốngthần kinh trung ương và của rất nhiều hệ thống tác động qua lại ảnh hưởng đến hành vi Sau những kếtquả nghiên cứu bằng mắt thường chỉ ra mối liên hệ giữa những tổn thương não với những rối loạn hành
vi, ví dụ rối loạn mất ngôn ngữ ở người mắc bệnh ở bán cầu não trái Ngày nay việc sử dụng kĩ thuậthình ảnh (scanner, cộng hưởng từ - MRI) giúp cho việc nghiên cứu chức năng của những trung khu nãongày càng tinh vi hơn Những lí thuyết về cấu trúc hệ thống chức năng như hệ lim-bic đối với chức năngcảm xúc được xác định Ngoài ra, hệ thống những cấu trúc trung tâm như đồi não, vùng dưới đồi, thùyhải mã, phức hợp hạnh nhân và vùng đáy thùy trán rồi những đường dẫn đến và đi ra như đường đếncủa cảm giác từ thân não, đường đến từ vùng tân não, đường đi xuống trung tâm não trước với nhữngchức năng của nó đều can thiệp vào tính chất của hành vi, ứng xử của con người
Bảng sau đây thống kê những chức năng chính và những ứng xử có thể có ứng với những thùy nãokhác nhau:
Vỏ não người và những chúc năng cấp cao chính
Thùy trán
Hành động chủ ý, ứng xử, động cơ, chức năng thựchành ngôn ngữ (thùy trái)
Nhịp điệu vận động (thùy phải)
Thùy thái dương
Nghe, nhớ, xúc cảmThông hiểu ngôn ngữ (thùy trái)Nhịp nhận cảm (thùy phải)
Thùy đỉnh
Nhạy cảm về xúc giác
Chức năng tri giác thị giác về không gian (thùy phải)
Trang 22Nhìn
Tri giác thị giác
Tuy vậy, không thể chỉ xem xét hoạt động của não theo quan điểm định khu chức năng về mặt giảiphẫu Một mặt, sự tồn tại những hệ thống điều chỉnh, nhận những thông tin có nguồn gốc đa dạng bêntrong, ở trung tâm hoặc ngoại biên, và cả ở bên ngoài, điều biến hoạt động sinh lí thần kinh Sự hoạtđộng hoặc ức chế của hệ thống điều chỉnh này giúp tạo lập mối liên kết giữa tính chất của tác động củamôi trường với khả năng đáp lại của hệ thống thần kinh Hệ thống điều chỉnh này thường có cơ sở sinh
lí là những chất chuyển giao thần kinh như dopamine, noradrénaline, sérotonine Chúng làm rõ nhiềuhành vi bình thường và sai lệch của con người hơn so với quan điểm về tổn thương não Mặt khác, một
số chức năng tâm lí người không thể gắn đơn thuần với một cấu trúc não nào đó, ví dụ như ý thức hoặckhả năng phân biệt mình với người khác Như vậy, mặc dù có những trung khu thần kinh phụ trách nhữngchức năng khác nhau, còn có những hệ thống sinh lí thần kinh khác can thiệp vào hoạt động tâm língười Vì vậy, nhìn nhận về cơ sở sinh lí thần kinh của tâm lí người cần có cái nhìn đa chiều, khôngcứng nhắc
5.2 Vai trò của yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền không thể không tính đến khi tìm hiểu cơ sở sinh lí của những rối loạn tâm lí Từkhi phát hiện ra ADN, yếu tố di truyền được coi trọng Trong tâm bệnh, khi phát hiện ra những yếu tốthuộc về di truyền, người ta hay cho nó là nguyên nhân trực tiếp của các chứng bệnh tâm lí Tuy vậy,không thể nhìn nhận tác động của yếu tố di truyền một cách đơn giản Cần phân biệt hai vấn đề: một làkiểu gen, hai là kiểu hiện tượng mà kiểu gen thể hiện Hai mặt này thường không trùng khớp mặc dù cóliên quan với nhau Nhìn chung tất cả những biến đổi về gen về mặt bản chất là rất gần với những biếnđổi gây bệnh, tức là nó sẽ dẫn đến một rối loạn ở người mang gen đó Biểu hiện của gen rất đa dạng,gen có thể có những thay đổi về trật tự hoặc về chức năng nhưng không mang đến những bất thường Nói
về ảnh hưởng của gen đến những bệnh tâm trí, có thể đề cập đến các loại yếu tố sau đây:
- Thứ nhất, những yếu tố liên quan trực tiếp Ví dụ một số nguyên nhân gây tự kỉ hoặc chậm khôntrong tâm bệnh
- Thứ hai, yếu tố về kiểu nội tiết Dữ kiện di truyền đưa đến sự biến đổi trung gian được gọi làkiểu nội tiết, có liên quan đến bệnh
- Thứ ba, khả năng tác động qua lại giữa gen và môi trường Những năm gần đây, có rất nhiềucông trình nghiên cứu chỉ ra tác động qua lại giữa gen và môi trường trong lĩnh vực sức khỏe tâm thầnnhư trong bệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt cũng như những rối loạn khác có nguồn gốc từ bên ngoài
- Thứ tư, ít trực tiếp hơn, đó là sự điều chỉnh về mặt di truyền Ví dụ như những tác động độc hại
Trang 23vi và đến hệ thống sinh học, nhất là sự chia rẽ giữa bé và mẹ hoặc chất lượng tồi của sự chăm sóc của
mẹ Những kinh nghiệm này có thể ảnh hưởng đến sự hình thành trong tương lai những nét hành vi khôngtheo cơ chế chuyển giao di truyền Ngay khi đứa trẻ còn trong lòng mẹ, yếu tố môi trường tâm lí cùngvới yếu tố di truyền cùng có ảnh hưởng tới sự phát triển của nó
Như vậy, xem xét vai trò của yếu tố di truyền trong sự hình thành những rối loạn tâm lí ở trẻ phảitính đến sự tác động qua lại giữa cái thuộc vế di truyền và tính chất tác động của môi trường
5.3 Những lí thuyết tâm tí học
* Thuyết hành vi và hành vi mới
Quan điểm của J.B Watson, nhà tâm lí học Mỹ (1913), cho hành vi là kết quả của việc học đượcđiều kiện hóa Toàn bộ hành vi theo ông diễn ra với một loạt những phản xạ có điều kiện không có tácđộng tương hỗ giữa chủ thể và môi trường
B.F Skinner ngay từ năm 1937 không đồng ý với sơ đồ phản xạ quá đơn giản của Watson, đã đưavào yếu tố điều kiện hóa có hiệu lực (conditionnement opérant), một chương trình hành vi được tổ chứcdần dần từ những hành động thử và sai để đạt mục đích, từ đó làm thay đổi bản chất của môi trường.Theo Skinner, toàn bộ ứng xử của con người và việc học của trẻ em có thể hiểu theo phạm trù điều kiệnhóa có hiệu lực
Theo lí thuyết hành vi và hành vi mới, đối với sơ đồ S R thì nhân cách chỉ là sự tập hợp điềukiện hóa ngày càng phức hợp Lí thuyết này ít quan tâm đến sự phát triển tâm lí, không có giai đoạn pháttriển nào ở trẻ em được mô tả
Tuy có những mặt hạn chế, ứng dụng về lâm sàng của lí thuyết này ngày nay được nhiều ngườiquan tâm
* Tâm lí học hoạt động
Những tác phẩm của L.X: Vưgôtxki, A.N Lêônchiev, P.K Anôkhin, A.B Zapôrôzet là tư tưởng
cơ bản của lí thuyết hình thành và phát triển tâm lí thông qua hoạt động Vưgotxki và cộng sự đã nghiêncứu cơ chế nhập tâm, vai trò của mối quan hệ trẻ em - người lớn - đồ vật và tầm quan trọng của sự xãhội hóa các cử chỉ, vận động của trẻ Sự phát triển tâm lí có liên quan mật thiết trước hết với quan hệ
Trang 24* Tập tính học
Tiếp theo công trình của E Harlow, J Bowlby cho rằng sự gắn bó của trẻ nhỏ với mẹ là kết quảhoạt động của một số hệ thống ứng xử đặc trưng cho loài Hệ thống này được tổ chức chung quanh mẹ.Bowlby miêu tả năm hệ thống hành vi: bú mút-bám níu-theo- khóc-cười, đây là 5 môđun ứng xử quyđịnh hành vi gắn bó Trong lĩnh vực tâm bệnh, Bowlby đã miêu tả những phản ứng của trẻ nhỏ khi phải
xa mẹ Sự chia cách với mẹ làm trẻ nhỏ từ 13 đến 32 tháng xuất hiện một loạt các trạng thái kế tiếpnhau: Phản kháng - Thất vọng - Dửng dưng Theo ông, những phản ứng của trẻ do bị tách khỏi mẹ nêutrên là cơ sở của phản ứng sợ sệt và lo âu ở con người
Những nghiên cứu tập tính học mới đây tập trung vào những tác động qua lại giữa mẹ và bé vàgiữa các bé với nhau ở nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo Chú ý đến những ứng xử tiền ngôn ngữ của trẻ,các nghiên cứu muốn giải mã ý nghĩa của giao tiếp tiền ngôn ngữ, làm rõ các yếu tố có ý nghĩa trongứng xử và mối quan hệ của nó với môi trường Các nhà tập tính học chỉ nghiên cứu những hành vi quansát được còn mặt bên trong không được nghiên cứu sâu
* Lí thuyết về phát triển trí tuệ của J Piaget.
Theo Piaget, trí tuệ của con người đặc trưng bởi sự thích ứng, với một loạt các thích ứng liên tiếpcho phép đạt tới trạng thái cân bằng những điều chỉnh giữa chủ thể và môi trường Để đạt tới trạng tháicân bằng, ngoài sự thành thục về thần kinh là hai loại tác động: một là vai trò của luyện tập và nhữngkinh nghiệm thu được trong quá trình hành động tác động tới đối tượng, hai là những tác động tương hỗ
và chuyển giao về xã hội
Hai khái niệm cho phép hiểu quá trình thích ứng và cân bằng là: đồng hóa và điều ứng Đồng hóađặc trưng bởi sự sáp nhập những yếu tố của môi trường vào cấu trúc của cá nhân Điều ứng đặc trưngbởi những biến đổi của cấu trúc của cá nhân theo những biến đổi của môi trường Thích ứng là sự cânbằng giữa đồng hóa và điều ứng Sự thích ứng về nhận thức là hình thức cân bằng cấp cao Nó chỉ hoànchỉnh khi đạt tới hệ thống bền vững Piaget phân định thời kì phát triển trí tuệ dựa vào tính chất của hệthống này
Ông chia quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ em thành bốn giai đoạn lớn:
- Giai đoạn trí tuệ cảm giác-vận động (O - 2 tuổi): hoạt động của những sơ cấu hành động vậnđộng cho phép đồng hóa dần dần những đối tượng mới với những cái đã có nhờ điều ứng, đưa đến sựxuất hiện những sơ cấu mới
- Giai đoạn tiền thao tác (2 - 6 tuổi): Mỗi đối tượng tương ứng với một hình ảnh tinh thần giúp
Trang 25- Giai đoạn thao tác cụ thể (7 - 11, 12 tuổi): Tư duy của trẻ không bị giới hạn bởi cái tri giác trựctiếp Có thể phối hợp nhiều kinh nghiệm hình ảnh và từ đó rút ra những kết quả Tuy vậy, thao tác tư duyvẫn cần có chỗ dựa cụ thể, trẻ chưa thể suy luận chỉ từ những thông tin thuần túy bằng lời Trẻ có thểhiểu được khái niệm chuyển hoán, biết phân loại, phân nhóm Về mặt xã hội, trẻ có ý thức về tư duycủa nó và của người khác Chấp nhận những quan điểm và tình cảm của người khác, biết hợp tác thựcsự
- Giai đoạn thao tác hình thức (từ 11, 12 tuổi trở đi): Đánh dấu thời kì trẻ bước vào tuổi thiếuniên, ngoài lứa tuổi mà giáo trình quan tâm
Mỗi giai đoạn đặc trưng cho một dạng thức mới về tổ chức các quá trình nhận thức
* Tâm lí học phát triển của H Wallon
Bắt đầu từ quan sát trẻ chậm phát triển rồi nghiên cứu lâu dài và điều tra theo độ tuổi, Wallonnghiên cứu sự phát triển của trẻ trong sự tác động qua lại giữa những yếu tố vận động và tình cảm củatrẻ nhỏ rồi đến tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xã hội Ông là người đầu tiên nghiên cứu dựatrên hai cơ sở chính: xúc cảm - tình cảm và cân bằng tư thế - vận động Từ Wallon, khái niệm đối thoạitrương lực - sự trao đổi tiền ngôn ngữ giữa trẻ và những người chung quanh thực sự được quan tâm vàcông nhận
Wallon nêu ra một loạt các giai đoạn phát triển ở trẻ em:
- Giai đoạn xung động thuần túy: Đặc trưng cho trẻ sơ sinh Sự trả lời bằng vận động với nhiềuloại kích thích khác nhau mang tính phản xạ
- Giai đoạn xúc cảm: Khoảng tháng thứ 6, được xác định bởi những dấu hiệu phản ứng về thế giớicon người Bé không chỉ có nhu cầu về sinh lí mà còn có nhu cầu xúc cảm - tình cảm: cần được vuốt ve,
đu đưa, ôm ấp, cười Từ giai đoạn này trẻ có phản ứng với hình ảnh thấy trong gương
- Giai đoạn cảm giác - vận động: Cuối năm thứ nhất, đầu năm thứ hai Sự nhận biết các đối tượngchủ yếu dựa vào hành động vận động Hoạt động cảm giác - vận động phát triển theo hướng tạo ra hành
vi để phát hiện cái mới, những kinh nghiệm mới Đi và nói là hai hoạt động cảm giác-vận động chính
- Giai đoạn phóng chiếu: Khoảng 2 tuổi Chính hoạt động vận động kích thích hoạt động tâm trí (ýthức): trẻ nhận biết đối tượng bởi hành động mà nó thực hiện Biểu tượng cần có cử chỉ đi kèm
- Giai đoạn nhân cách hóa: Từ 2,5 tuổi cho đến 4 - 5 tuổi Trẻ tiến tới thoát khỏi những tìnhhuống bị động, có ý thức về mình Ý thức về mình làm trẻ có hình ảnh về bản thân, biết thể hiện bảnthân, được biểu hiện bởi thái độ chống đối lúc 2,5 - 3 tuổi Sau đó trẻ tìm cách khẳng định mình, có
Trang 26- Giai đoạn nhân cách đa dạng: Từ 6 tuổi trở đi Việc đi học ở trường phổ thông buộc trẻ phảitiếp xúc với môi trường xã hội Thời kì đầu có sự thay đổi hứng thú một cách nhanh chóng, phụ thuộcnhiều vào hoàn cảnh Trẻ tham gia vào nhiều trò chơi nhóm, phát triển những kinh nghiệm xã hội
* Tâm lí học trẻ sơ sinh và hài nhi
Từ nhiều năm nay, những nghiên cứu và quan sát trẻ sơ sinh và hài nhi chỉ ra rằng không thể chỉcoi trẻ mới sinh như là một thực thể thụ động, bất động, hoàn toàn phụ thuộc vào chăm sóc của mẹ Tráilại, trẻ là một đối tác quan hệ hoàn toàn, có thể định hướng và gây ảnh hưởng Trẻ nhỏ rất dễ bị tổnthương nhưng cũng có những khả năng rõ rệt Nghiên cứu về tác động qua lại giữa trẻ và môi trường đãđưa tới những hiểu biết về trẻ
Trẻ sơ sinh và hài nhi có những khả năng nhất định Trước hết là khả năng sử dụng cảm giác vàvận động để hành động và định hướng T.B Brazelton cho rằng: trẻ nhỏ biết dùng một cách hiệu quảnhững phương tiện riêng để thể hiện nhu cầu và sự biết ơn đối với người khác; nó có thể chọn cái mà nómuốn hoặc từ chối cái mà nó không muốn ở cha mẹ Ông coi trẻ sơ sinh như là một sinh vật có sứcmạnh rất to lớn Những khả năng nhìn, nghe, ngửi, nếm, vận động của trẻ sơ sinh cũng được nhiều ngườinghiên cứu Mặc dù có những khác biệt cá nhân về các khả năng này, tất cả các tác giả đều thống nhất
về tầm quan trọng của những trao đổi tình cảm và xã hội của môi trường xung quanh đối với sự pháttriển của các khả năng ở trẻ nhỏ
Trong sự phát triển của trẻ nhỏ, việc trẻ tham gia tích cực vào một tác động qua lại về mặt xã hội
có ý nghĩa to lớn Trong lí thuyết vùng phát triển gần nhất của Vưgotxki, vùng này là khoảng cách giữamức độ phát triển hiện có mà ta có thể xác định được thông qua cách mà đứa trẻ giải quyết các vấn đềmột mình, và mức độ phát triển tiềm năng mà ta có thể xác định được thông qua cách mà trẻ giải quyếtvấn đề khi nó cùng với người lớn hoặc khi nó cộng tác với những đứa trẻ khác giỏi hơn Trong vùngphát triển gần nhất khả năng của trẻ và khả năng của mẹ sẽ được kết hợp lại, tạo ra hiệu quả tăng cườngqua lại lẫn nhau Sự tác động qua lại về hành vi thông qua khái niệm đối thoại trương lực đã được J deAjuriaguerra xác định thông qua nghiên cứu cách thức người mẹ bế trẻ, cho trẻ bú T.B Brazelton, D.Stern, J de Ajuriaguerra, R Casati còn nhấn mạnh đến bản chất chu kì của tác động qua lại này, nhất là
ở trạng thái cảnh giác, chú ý và thu mình Tính nhịp độ, thoạt đầu dùng để kiểm tra và duy trì nhữngtrạng thái sinh lí bên trong, dần dần giúp trẻ hài nhi tiếp nhận hàng loạt thông tin phức tạp hơn, biếnthành kinh nghiệm riêng của trẻ Sự thiếu hụt hoặc thái quá trong tính chất các tác động qua lại với mẹ
có thể gây ra những rối loạn tinh thần ở trẻ
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trước hết dựa vào cấu trúc giải phẫu sinh lí chuyên về chức năngngôn ngữ, phải là trong quá trình tác động qua lại với môi trường tiếng mẹ đẻ, theo cơ chế học ngẫunhiên và không thể không có sự sẵn sàng, tạo điều kiện của những người thân
Trang 27Cắm chết có khi mối liên hệ giữa xung lực và đối tượng đặc biệt chặt chẽ Đó là sự gắn bó quámức về tình cảm vào một đối tượng, con người hoặc đồ vật tập trung vào đấy, không còn liên hệ vớingười khác hay có một hứng thú nào khác
Thoái lui liên hệ chặt chẽ với cắm chốt Trong quá trình phát triển, ở mỗi lứa tuổi xúc cảm tìnhcảm được tập trung vào những bộ phận cơ thể và những con người nhất định Quá trình trưởng thành làquá trình đứa trẻ dần dần thoát khỏi tình trạng đó để có những tình cảm đa dạng linh hoạt Khi gặp chấnthương tâm lí, có thể thoái lui về một giai đoạn trước, tình cảm cắm chốt vào một đối tượng nhất định
+ Những thời kì chuyển hóa của dục vọng
Freud gọi dục vọng là libido, tức là ham muốn thúc đẩy con người tìm khoái cảm xác thịt Nhưngkhoái cảm xác thịt cũng tìm được trong những chức năng ngoài tính dục như khi ăn uống, vuốt ve Những khoái cảm ấy có thể được chuyển hóa từ cái này sang cái khác và thay thế cho nhau Những thời
kì chuyển hóa cơ bản của dục vọng là: Thời kì môi miệng, 1 - 12 tháng; Thời kì hậu môn, 1 - 3 tuổi;Thời kì dương vật, 3 - 4 tuổi; Mặc cảm ơ dịp, 5 - 6 tuổi; Thời kì ẩn tàng và tuổi thanh thiếu niên
- Quan điểm của Anna Freud
Bổ sung vào các quan điểm của S Freud, A Freud làm rõ vai trò của môi trường trong sự pháttriển của trẻ em Sự phụ thuộc của đứa trẻ vào môi trường dẫn đến những cách nhìn mới trong tâm bệnh
Theo bà, sự phát triển của trẻ em không phải tuân theo một chương trình cố định bắt buộc diễn rađều đặn Trái lại, với việc đưa ra khái niệm tuyến đường phát triển, A Freud chỉ ra rằng quá trình pháttriển của trẻ em chứa đựng trong nó tiềm năng rối loạn do sự không cân bằng thường xuyên giữa cáctuyến đường phát triển Sự mất hài hòa giữa các tuyến đường phát triển là một trong các lí thuyết quantrọng được ứng dụng vào nghiên cứu lâm sàng
Trang 28Hai điểm bổ sung căn bản đặc trưng cho quan điểm của M Klein và quan niệm về sự phát triểncủa bà là:
+ Tầm quan trọng của hai xung năng sống và chết, quy định tính trội của những xung đột bên trong
so với xung đột đến từ môi trường và sự thích ứng
+ Sự phát triển sớm của hai xung năng này Nó có từ khi đứa trẻ mới sinh ra, đi cùng với toàn bộkinh nghiệm sống và tổ chức những thời kì tâm lí đầu tiên của trẻ
* Lí thuyết về vai trò của nhóm và xã hội
Lí thuyết này quan tâm đến vai trò của nhóm và xã hội con người như là gia đình, các yếu tố vănhóa xã hội đối với những kiểu loại tâm bệnh Một trong những người tiên phong trong trường phái này
là A Adler Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, ông đã đề cập đến mối liên quan giữa tình cảm tự ticủa trẻ và những nghịch cảnh khởi đầu của điều kiện sống Từ đó ông đưa ra ý kiến cần phải thay đổinhững điều kiện sống, tức là thay đổi môi trường tình cảm và xã hội để cải thiện tình trạng cho nhữngđứa trẻ đường phố và trẻ nghèo khổ Tư tưởng của ông là một trong những khởi nguồn để thành lậpnhững nhà đón tiếp trẻ em và nghề giáo dục đặc biệt
A Bandura, năm 1963, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm xã hội đối với sự phát triển của một
số hành vi như hung tính Lí luận của ông được dựa trên quan điểm là đứa trẻ lấy mẫu hành vi nhờ sựđồng nhất hóa với những người xung quanh Một hành vi là kết quả của sự tương tác giữa yếu tố nhậnthức của cá nhân và môi trường Bằng quan sát, đứa trẻ khám phá và học người khác một cách có chủ ýhoặc ngẫu nhiên Trái với những lí thuyết về sinh lí hoặc cơ năng về hung tính, theo quan điểm học tập
có tính xã hội, sự hung bạo có những nguồn gốc khác nhau có liên quan tới những kinh nghiệm đã trảiqua cùng với việc học theo những người hung tính như là những yếu tố bên trong có liên quan với nhữnghoàn cảnh xã hội và với môi trường mà trẻ sống, cộng với sự rộng lượng của xã hội với những hành vihung bạo Quan điểm này đưa đến những ứng dụng về lâm sàng trong những chữa trị nhóm
* Lí thuyết giao tiếp
Các lí thuyết này không nghiên cứu từng cá nhân mà quan tâm đến tác động qua lại giữa các cánhân hoặc trong một tổng thể Không đưa ra một hình mẫu phát triển nào ở trẻ em, cũng không quan tâmđến nhận biết tổ chức tâm bệnh lí bên trong của trẻ em và cha mẹ, các lí thuyết này chú ý chuyên nhấtđến kiểu giao lưu Những nguyên tắc cơ bản mà các lí thuyết này dựa vào tương đối đơn giản, có thểnhận biết dễ dàng từ bên ngoài Hiểu biết về các lí thuyết này cần thiết đối với một số cách chữa trị chogia đình
Lí thuyết giao lưu do một số nhà tâm bệnh học ở Mỹ khởi xướng, G Bateson, D Jackson, P.Watslawick, ảnh hưởng mạnh bởi điều khiển học, có thể tóm tắt ở những nội dung chính sau:
Trang 29- Giao tiếp nào cũng có nội dung giao tiếp, kiểu quan hệ được thiết lập giữa hai bên giao tiếp,trình tự giao tiếp Chúng xác định chất lượng của mối quan hệ tương tác
- Ý nghĩa của giao tiếp không phải được xác định bởi sự ưu tiên mà bởi hệ thống giá trị và hoàncảnh cần thiết
- Lí thuyết hệ thống:
Lí thuyết hệ thống áp dụng những nội dung của lí thuyết giao tiếp vào một nhóm riêng Gia đình làmột hệ thống Cũng như mọi hệ thống khác, gia đình được đặc trưng bởi hai khuynh hướng trái ngượcnhau:
- Khuynh hướng duy trì sự ổn định, không thay đổi
- Khuynh hướng thay đổi, nhất là khi có một trong số những thành viên thay đổi
Trong nhiều gia đình, đứa trẻ là trung tâm của các quan hệ qua lại chặt chẽ Khi có các hành visai lệch, nhiều nhà tâm lí học và tâm bệnh học sử dụng lí thuyết hệ thống và lí thuyết giao tiếp vào việcchữa trị
Created by AM Word2CHM
Trang 30TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
Trước những biểu hiện rối loạn tâm lí của trẻ em cần nghiên cứu để xác định bản chất tình trạngrối nhiễu trên cơ sở đó mà đưa ra hướng tư vấn, chữa trị Các nghiên cứu trong tâm bệnh học trẻ em cómục đích chính là xác định và đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ, được thể hiện ở các phương phápđánh giá tình trạng rối nhiễu tâm lí trẻ em
mẹ, anh em, ở trường ), xác định vai trò của nó trong tổ chức tâm bệnh của cá nhân và trong các tácđộng của gia đình, chính xác hóa mức độ phát triển, nắm bắt lịch sử của trẻ và của cha mẹ Đó là tómtắt công việc khó khăn và phức tạp mà nhà tư vấn phải giải quyết
Trò chuyện lâm sàng không chỉ nhằm mục đích đánh giá xem hành vi của trẻ và của cha mẹ nó làbình thường hay bệnh lí mà cũng là nhằm đưa ra những cách chữa trị ngay hoặc là chữa trị về sau
Dẫn dắt cuộc trò chuyện với trẻ và với gia đình theo mục đích nghiên cứu rất khó khăn, đòi hỏinhiều kinh nghiệm và không thể chỉ học qua sách vở Tính đa dạng của các tình huống, có rất nhiều cácyếu tố tác động tới trẻ, nhưng yếu tố nảy sinh bất ngờ và những điều cần phải làm nhưng không dự kiếntrước được làm cho việc trò chuyện, nhất là buổi trò chuyện đầu tiên, là không dễ dàng
Để thực hiện phương pháp này, nhất thiết phải có hiểu biết sâu sắc về sự phát triển bình thườngcủa trẻ em
Về mặt tiến hành, hai nội dung đặc trưng chuyên biệt nhất của phương pháp trò chuyện mà nhànghiên cứu cần phải quan tâm trong tâm bệnh trẻ em là:
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ, thiết lập quan hệ giữa nhà lâm sàng với trẻ và cha
mẹ các em
- Xác định kiểu giao tiếp giữa nhà lâm sàng và trẻ
Ở nội dung thứ nhất, nhà lâm sàng cần chú ý thu thập những thông tin trong buổi gặp gỡ đầu tiênvới trẻ và cha mẹ Buổi gặp đầu tiên rất có ý nghĩa, nhà lâm sàng cần chú ý đến những vấn đề sau ở
6 Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ em
Trang 31
Thường là đứa trẻ im lặng trong khi cha mẹ kể ra những triệu chứng Cách mà trẻ thể hiện trongcuộc trao đổi giữa cha mẹ và nhà lâm sàng bao giờ cũng phản ánh đúng về trẻ và cần phải chú ý ghi lại
- Ở những lần trò chuyện sau nhà lâm sàng phải dự kiến trước cả về hình thức và nội dung gặp gỡtrò chuyện
Các buổi trò chuyện có thể đề cập đến những vấn đề khác nhau: lịch sử của trẻ, tiền sử cá nhân, ykhoa, tâm lí tình cảm, xã hội, quan hệ với cha mẹ anh em, ở trường, với những trẻ cùng tuổi, nhữnghứng thú và cách giải trí, lịch sử gia đình, lịch sử cha mẹ, lịch sử triệu chứng, những thăm khám và tưvấn đã làm
Ở nội dung thứ hai, kiểu tiếp xúc giữa trẻ và nhà lâm sàng: Cần tạo dựng một kiểu tiếp xúc thực
sự dựa trên những trao đổi tình cảm tích cực mà không phải là giữ gìn tự vệ Nghệ thuật của nhà lâmsàng là tạo cho trẻ một hoàn cảnh và không khí thoải mái nhất có thể được Cần có hiểu biết về nhữngkiểu giao tiếp thông thường giữa trẻ và người lớn Có thể có các kiểu sau:
- Thông qua trò chơi: Các trò chơi với ô tô, tàu hỏa, búp bê, chơi nấu ăn có thể bộc lộ nhữnghuyễn tưởng, cách chế ngự những lo hãi, đồng nhất với người xung quanh Trong trò chơi đứa trẻ hoạtđộng, chiếm lĩnh không gian và qua đó nhà lâm sàng có thể đánh giá về chất lượng vận động, biết vềhình ảnh của cơ thể: Một cử chỉ vụng về, không ổn định tâm vận động, giảm trương lực có thể được bộc
lộ giúp hiểu về phát triển tâm vận động
- Đối thoại tưởng tượng: thông qua trò chơi với con rối, những câu chuyện sáng tác hoặc trò chơiđóng vai
- Tranh vẽ: rất hiệu quả Thường trẻ vẽ có chủ ý và tự nhiên Nếu những bức vẽ đầu tiên có tính
tự vệ, đối phó thì có thể tiếp tục bức vẽ thứ hai
- Đối thoại truyền thống mặt đối mặt: thường dùng với trẻ từ 7 tuổi trở đi và tăng dần đến 13 tuổi
Trang 32Phân bố các kiếu tiếp xúc chính với trẻ theo lứa tuổi trong điều tra nghiên cứu
tuổi
3 đến 7 tuổi
7 đến 11 tuổi
11 đến 13 tuổi
Trên 13 tuổi
6.2 Chẩn đoán hình ảnh
Trong một số trường hợp những trò chuyện điều tra cần được bổ sung thêm bằng một số nhữngnghiên cứu bổ sung, có thể là về các mặt riêng biệt của chức năng tâm lí, có thể là những yếu tố cơ thể
Những nghiên cứu để đánh giá về tình trạng cơ thể trước hết là những kiểm tra về thể chất của trẻ,chủ yếu là về não và hệ thần kinh, sau đó là những nghiên cứu về thính giác
Thời gian gần đây các phương pháp chiếu chụp phát triển đã làm thay đổi nhiều hiểu biết về hệthần kinh trung ương Để đánh giá tốt hơn về tình trạng bệnh lí của trẻ, nên có những kết quả về chụpchiếu hệ thống thần kinh Điều này rất có ích trong trường hợp có khối u não, hội chứng bại não, suynão thoái hóa Chụp cộng hưởng từ đặc biệt cần cho bệnh thoái hóa não, chảy máu não, tình trạng sauchấn thương Nó cũng giúp nghiên cứu tốt hơn về thùy chậm và tủy não
Những hình ảnh về não do kĩ thuật chụp cắt lớp và cộng hưởng từ mang lại bắt đầu được ứngdụng dần dần vào việc nghiên cứu, chữa trị một số lĩnh vực thuộc tình cảm
6.3 Đo thính giác
Tìm hiểu xem trẻ có khiếm khuyết về thính giác, kể cả một phần hay không là cần thiết và nên làmsớm do nó là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn trong giao tiếp, ứng xử và rối loạn ngôn ngữ
Có hai cách đo thính lực: chủ quan và khách quan
Đo thính lực chủ quan giúp đánh giá ngưỡng thính giác Cách đo này cần sự phối hợp của trẻ
Trang 33âm thanh đi kèm với một luồng sáng Sự phối hợp của trẻ, khả năng tiếp xúc của nó cũng là nhữngthông tin đáng tin cậy Sau ba tuổi rưỡi, phương pháp Peep Show, sử dụng một cái mũ chuyên dùng,giúp nghiên cứu khả năng của từng tai một
Đo thính lực khách quan không đòi hỏi sự phối hợp của người được đo Có phương pháp đo chỉ
số áp lực và các phương pháp điện sinh lí Đo chỉ số áp lực giúp nghiên cứu hoạt động của tai giữa,nếu có thương tổn thì năng lượng âm thanh không được thu nhận nhưng lại có phản chiếu lại Đo chỉ số
áp lực là đo độ lớn của năng lượng phản chiếu lại này theo tần số của nó Người ta cũng đo phản xạ corút hai đầu cơ của xương nhỏ ở tai giữa khi tri giác một tín hiệu âm thanh, phản xạ này giúp cho chủ thểnghe được kích thích
Các phương pháp điện sinh lí ghi lại các hiện tượng điện cảm ứng xuất hiện khi có một kích thích
âm thanh, làm rõ tiềm năng hoạt động của thần kinh thính giác ở tất cả các mức độ Nó có hạn chế làkhông dùng được trước một tuổi và trong những trường hợp trẻ bị kích động
6.4 Trắc nghiệm tâm lí
Trắc nghiệm là một bài tập thử nghiệm được chuẩn hóa, cho phép so sánh các kết quả đạt đượccủa một trẻ với kết quả đạt được của một nhóm trẻ đối chứng Ngày nay người ta phân làm hai loại trắcnghiệm chính: trắc nghiệm về mức độ và trắc nghiệm về nhân cách
- Trắc nghiệm về mức độ
Trắc nghiệm về mức độ dùng để đo lường mức độ thành công hoặc thất bại theo một loạt nhiệm
vụ được chuẩn hóa Trong đo lường trí tuệ, kết quả của nó được giải thích bằng chỉ số phát triển (QD)hoặc bằng chỉ số khôn (QI/IQ) Có các loại trắc nghiệm về mức độ sau:
+ Trắc nghiệm tiền ngôn ngữ về phát triển tâm vận động
Test của Gesell, Brunet - Lézine và Casati - Lézine đánh giá một loạt khả năng hoàn thiện vậnđộng, được chuẩn hóa theo tuổi Với mỗi loạt có thể đánh giá không chỉ về tuổi phát triển (AD) mà còn
là về chỉ số phát triển (QD) và mối liên quan giữa tuổi phát triển với tuổi đời
Những trắc nghiệm dành cho trẻ nhỏ giúp xác định mức độ phát triển tâm vận động của một trẻhài nhi hoặc một trẻ nhỏ trong mối quan hệ với mức độ trung bình nhưng không phải là đo chỉ số khôn(QI) Tuy vậy, trong thực tế có mối tương quan thuận giữa QD của trẻ nhỏ với QI của cũng trẻ đó khi ởtuổi thanh thiếu niên
Test Brunet - Lézine dùng cho trẻ từ vài tháng đến 5 tuổi
+ Trắc nghiệm trí tuệ
Trang 34Các test này gồm những bài tập thử nghiệm khác nhau Kết quả thu được được giải thích theotuổi, cho biết về tình trạng chậm chễ hoặc phát triển trước của trình độ trí tuệ Mỗi thử nghiệm xác địnhmột tuổi trí tuệ Khi phần lớn những đứa trẻ ở một độ tuổi nhất định thành công với những thử nghiệmnày thì phần lớn những trẻ ở độ tuổi ít hơn sẽ thất bại Một trẻ 6 tuổi sẽ có tuổi trí tuệ là 6 nếu như nóthành công với những thử nghiệm mà bình thường phần lớn những trẻ 6 tuổi thành công Nó sẽ có tuổikhôn là 4 tuổi rưỡi nếu thành công với những thử nghiệm mà bình thường phần lớn trẻ 4 tuổi rưỡi đạtđược và thất bại với những thử nghiệm mà phần lớn trẻ 5 tuổi thành công
Các kết quả được đánh giá theo chỉ số khôn (QI/IQ)
Chỉ số khôn = (tuổi khôn/tuổi đời) x 100
Chỉ số QI minh họa mức độ phân tán kết quả của tuổi khôn của một trẻ trong tương quan với tuổiđời hoặc là như Zazzo nói, trong tương quan với tuổi trí tuệ trung bình của những trẻ cùng tuổi, cònđược gọi là chỉ số theo tuổi
Theo nhiều tác giả, các trắc nghiệm này có giá trị lớn khi dùng để đánh giá về khả năng học tập ởtrường, nhất là test của Binet-Simon Test Binet Simon dùng cho trẻ từ 4 - 10 tuổi, test Terman-Merill
có thể dùng cho đến khi là người lớn
* WISC và WISPP
Hai trắc nghiệm này bắt nguồn từ trắc nghiệm Wechsler - Bellevue dùng cho người lớn và cho trẻ
từ 12 tuổi trở đi Test WISC (Weschler Inteuigence Scale for Children) được dùng cho trẻ từ 6 tuổi vàtest WISPP (Weschler Intelligence Scale for the Preschool Period) dùng cho trẻ từ 4 - 6 tuổi Đặc điểmcủa các test này là phân biệt giữa những thử nghiệm dùng ngôn ngữ với những thử nghiệm không dùngngôn ngữ WISC bao gồm 6 tiểu test dùng lời (thông tin-thông hiểu-số học-tương tự-từ ngữ-nhắc lại cáccon số) và 6 tiểu test không dùng lời được gọi là hoàn thiện hay dễ hiểu hơn là làm (hình thiếu-phânloại hình ảnh-khối Kosh - lắp ráp - mật mã - mê đạo) Tổng hợp những tiểu test của mỗi một thang đocho một điểm về mức lời và mức làm và tổng chung cho một điểm tổng hợp
Về kết quả, các test này được xây dựng theo kiểu chấm điểm những kết quả đạt được ở một trẻtheo phân tán độ lệch chuẩn, phân chia những trẻ này theo trung bình của tuổi Tuổi tham chiếu như vậykhông phải là theo lịch đại (phân tán theo tuổi phát triển) mà là theo đồng đại (phân tán theo giá trịtrung bình có quan hệ trong một nhóm tuổi)
Chỉ số khôn được xác định theo thang bách phân, Ql 100 tương ứng với bách phân vị 50
WISPP dùng cho trẻ từ 4 - 6 tuổi, WISC từ 6 - 12 tuổi, Wechsler - Bellevue sau 12 tuổi Có 2thang đo, lời và làm, nhằm giảm bớt ưu thế của yếu tố ngôn ngữ trong các test trước, thuận lợi cho việcđánh giá tính thuần nhất của trí tuệ
Trang 35Trắc nghiệm loại này có rất nhiều, sau đây là những test hay được dùng nhất trong lâm sàng Mụcđích của những test này là nghiên cứu chính xác hơn những chức năng nhận thức Có thể kể đến các testnhư:
* Test khởi phát cử chỉ của Bergès - Lézine: Nhằm tìm hiểu sự nhận biết về sơ đồ cơ thể ở trẻ từ
3 - 10 tuổi
* Test Bender nhằm tìm hiểu sự tổ chức tri giác đường nét, chữ viết của trẻ từ 4 - 7 tuổi
* Hình phức hợp Rey: Nhằm tìm hiểu tổ chức tri giác không gian, khả năng chú ý và trí nhớ tứcthời
* Test Benton: Nghiên cứu sự tổ chức vận động - thị giác và đánh giá trí nhớ phân biệt Dùng chotrẻ sau 8 tuổi
+ Trắc nghiệm về khả năng xã hội
Xuất phát từ việc nhận thấy trong thực tế lâm sàng tần số sai lệch giữa mức độ trí tuệ được xácđịnh bởi các test trí tuệ với khả năng hòa nhập xã hội, nhất là ở một số trẻ chậm trí tuệ, các trắc nghiệmloại này ra đời
* Thang phát triển tâm lí xã hội (DPS) của Zazzo
Thang đo này bao gồm ba phần giúp xác định mức độ phát triển tâm lí xã hội nhưng cũng đồngthời là trắc đồ về phát triển:
Khả năng tự cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của bản thân (ăn uống, vệ sinh, mặc quần
áo, học hành, di chuyển, đi ra)
Mức độ phát triển hứng thú (hứng thú đối với sách vở, với cuộc sống xã hội: thể thao, hoạt độngvăn hóa )
Quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ, với những đứa trẻ khác)
* Thang khác biệt về hiệu lực trí tuệ (EDEI) của Misès và Peron - Borelli
- Đáp ứng cho việc phải xây dựng một test giúp phân biệt tốt hơn các khả năng của những trẻchậm trí tuệ nặng, EDEI gồm năm thang đo: nhận biết-thông hiểu xã hội - hình thành khái niệm - phânloại - thích ứng cụ thể và 2 thang đo bổ sung về từ: gọi tên hình ảnh - định nghĩa Kết quả được giảithích theo tuổi khôn (AM), theo chỉ số phát triển (QD) hoặc theo thang đo
Những trắc nghiệm này (DPS, EDEI) chủ yếu dùng để phân tích sự khác biệt giữa các trẻ chậmtiến
- Trắc nghiệm về nhân cách
Trang 36Các trắc nghiệm về nhân cách giúp xác định chất lượng của nhưng quá trình tâm lí góp phần tạothành nhân cách Tất cả những câu trả lời được đưa ra trong trắc nghiệm về nhân cách đều có giá trịứng nghiệm và có ý nghĩa, không giống với những câu trả lời trong trắc nghiệm về mức độ (bao giờcũng có câu trả lời tốt hoặc kém, sai hoặc đúng).
Có thể kể đến các trắc nghiệm phóng chiếu sau:
+ Trắc nghiệm Rorschach
Đây là một trong những trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất Không có bất kì một hạn chế nào
về tuổi, chỉ cần có khả năng thể hiện bằng ngôn ngữ Trắc nghiệm bao gồm 10 bức hình, 5 đen trắng, 2đen đỏ và 3 nhiều màu sắc, gồm những vết không rõ hình thù, đối xứng theo trục đứng
Trẻ được xem từng bức hình và đưa ra câu trả lời của mình về cái nó nhìn thấy, nó cảm nhậnđược Để phân tích và giải thích những câu trả lời của trẻ, nhà lâm sàng phải quan tâm tới các vấn đềvề: cách hiểu, kiểu thể hiện, nội dung trả lời
Test Rorschach cho hai loại kết quả:
Thứ nhất là tổng hợp các kết quả về cách hiểu, hình thức của các câu trả lời và nội dung của nó.Kết quả này cho biết về chân dung tâm lí, giúp xây dựng trắc đồ nhân cách, đánh giá ở trẻ em mức độphát triển và kiểu thông hiểu hiện thực của trẻ
Thứ hai là về bản chất của những quá trình tâm lí giúp khớp nối giữa mức độ tri giác và mức độtưởng tượng Đây thực sự là việc phân tích về tâm bệnh lí để xem trẻ em khớp nối hiện thực mà nó thấytrên các bức hình với tưởng tượng của nó như thế nào, sự chuyển qua lại giữa hiện thực và tưởng tượngnhư thế nào, kiểu vấn đề đặt ra hoặc kiểu huyễn tưởng khi tri giác thế nào, những thao tác tự vệ nàođược sử dụng ?
+ Trắc nghiệm chủ đề
Có nhiều trắc nghiệm được gọi là chủ đề:
Trang 37Gồm 30 tấm hình thể hiện một khung cảnh với các nhân vật ở tình trạng không rõ ràng (một ngườihình như đang nhìn ra cửa sổ, một đứa trẻ ngồi trước cây đàn vĩ cầm ), những bức tranh không có nhânvật hoặc có bóng tối mờ mờ Bức hình cuối cùng được để trắng Với mỗi bức hình người bệnh phải kểmột câu chuyện do họ tự sáng tác dựa vào những gợi ý của các yếu tố trong hình Trắc nghiệm này được
* Cũng có thể kể đến trắc nghiệm của Rosenzweig (đánh giá sự khoan dung đối với hẫng hụt, trắcnghiệm điền câu của Bonnet Stein, trắc nghiệm những câu chuyện bịa của Duss
Việc giải thích các trắc nghiệm chủ đề, đặc biệt là TAT, CAT hoặc Cẳng đen ít phải tuân theonhững quy tắc nghiêm ngặt hơn so với trắc nghiệm Rorschach Tuy vậy phải chỉ ra được hai vấn đề cơbản: Mức độ chất lượng của các câu trả lời của trẻ (cấu trúc của câu chuyện, chất lượng và sự phongphú của các câu nói ) và mức độ phóng chiếu
+ Các trắc nghiệm phóng chiểu khác
Có nhiều nhưng nhìn chung chúng ít nghiêm ngặt hơn những trắc nghiệm đã kể trên Ví dụ như:
* Trắc nghiệm kiến tạo làng: Trẻ phải tạo ra một ngôi làng với các đồ chơi, vật dụng dùng làmnhà, xây dựng
* Trắc nghiệm Sceno (Sceno test) của G Von Staabs: Một cái hộp trong có chứa nhiều đồ chơi,con vật, các nhân vật người lớn, trẻ em, những đồ đạc trong nhà Trẻ phải tạo ra những trang trí, sắpxếp hoặc tạo ra một câu chuyện với những cái có trong hộp Test này rất hiệu quả với trẻ từ 2 - 6 tuổi
* Trắc nghiệm vẽ hình người, trắc nghiệm vẽ gia đình, trắc nghiệm vẽ cây: thông qua việc trẻ vẽ,khả năng hiện thực hóa biểu tượng và phóng chiếu của các em được thể hiện
6.5 Thực nghiệm đánh giá về nhận thức
Không giống với những trắc nghiệm đã nói ở trên, những thực nghiệm này không phải để đánh giámức độ hoàn thiện mà là xem chiến lược, cách thức mà chủ thể dùng để đạt tới sự hoàn thiện đó Ở đây,những thực nghiệm mà Piaget và những nhà tâm lí học đi sau ông đưa ra được dùng để xác định mức độsuy luận theo những thời kì khác nhau, sự thể hiện những cấu trúc logic khác nhau
Trang 38- Thời kì tiền thao tác: là thời kì trí tuệ biểu tượng, từ 2 - 7 tuổi Các thực nghiệm dựa vào việcphân tích những hình hình học đơn giản (tròn, vuông, hình thoi) rồi đến những hình phức hợp như lá cờcủa Gesell, hình phức hợp của N Verda và hình người
- Thời kì thao tác cụ thể, từ 7 đến 11 tuổi, các cơ chế thao tác dựa vào những đối tượng cụ thể, cóthể thao tác bằng tay Chúng được chuẩn hóa một phần trong Những bài tập thực nghiệm về phát triển tưduy logic
- Thời kì thao tác hình thức, bắt đầu từ 12 tuổi Sau thời kì thao tác cụ thể việc bước vào thời kìthao tác hình thức đặc trưng bởi khả bởi khả năng suy luận theo giả thuyết, xem xét một cách toàn bộnhững trường hợp có thể và coi cái có thực như là một trường hợp đơn giản, riêng biệt
Thang đo tư duy logic (EPL) của F Longeot được chuẩn hóa trên một nhóm trẻ trai và gái từ 9 -16 tuổi cho phép đánh giá trí thông minh cụ thể hay hình thức (A và B) bao gồm năm loạt bài tập thửnghiệm, kết quả thu được giúp xác định hoạt động của trẻ theo một trong bốn loại: giai đoạn cụ thể, giaiđoạn trung gian, giai đoạn hình thức A và B
Theo B Inhelder, mức thao tác hình thức là đặc trưng cho tư duy của người lớn và trẻ chậm trítuệ không thể đạt được Trẻ này chỉ ở mức độ thao tác cụ thể
Thử nghiệm K-ABC (Kaufman Assessment Battery for Children, 1983)
Dùng cho trẻ từ 2,5 tuổi cho đến 12,5 tuổi bao gồm 16 tiểu test Các nhiệm vụ của K-ABC ít dựavào ngôn ngữ, giúp đánh giá tốt nhất những trẻ có khuyết tật về thính giác, trẻ có rối loạn về ngôn ngữ
và trẻ nước ngoài
Tóm lại, trong nghiên cứu nhưng hành vi và sự cân bằng về tâm lí tình cảm của một đứa trẻ, sựbình thường hay bệnh lí không được coi như hai mặt hoàn toàn tách biệt Không thể cho rằng có haiphạm trù hoàn toàn khác nhau, một là những quá trình tâm lí bình thường và hai là tình trạng phá hủyhoặc mất tổ chức một cách bệnh lí Sự phát triển, thành thục của trẻ em bản thân nó đã chứa đựng nhữngmâu thuẫn, xung đột, có thể làm xuất hiện những triệu chứng bệnh Phạm trù bình thường và bệnh lí cầnđược xem xét một cách linh hoạt Một đứa trẻ có thể là bệnh lí một cách bình thường như là những ám
sợ ở trẻ nhỏ hoặc bình thường một cách bệnh lí như hành vi hủy hoại ở tuổi thiếu niên
Xem xét tâm bệnh trẻ em phải dựa vào nhiều trục tham chiếu, quán triệt quan điểm phát triển vànghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lâm sàng cùng với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp đánh giá chuyênbiệt
Created by AM Word2CHM
Trang 40TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
1 Thế nào là tâm bệnh học trẻ em? Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em là gì? Nêu nhiệm vụ củatâm bệnh học trẻ em
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1 Tìm các tư liệu về phân loại tâm bệnh trẻ em (sách báo, tài liệu, Internet ) để nêu cụ thể cácloại bệnh tâm lí trẻ em theo một trong các cách phân loại quốc tế
2 Căn cứ vào các tiêu chí phân biệt trẻ em bình thường và có bệnh về tâm lí để tìm trong thực tếmột vài trẻ có biểu hiện bệnh lí Phân tích và minh họa cụ thể các trường hợp này
3 Thu thập một số trắc nghiệm tâm lí và học cách sử dụng một vài trắc nghiệm để đánh giá tìnhtrạng tâm lí của trẻ tuổi mầm non
Created by AM Word2CHM
CÂU HỎI ÔN TẬP