Đo thính giác

Một phần của tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 32 - 33)

6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ em

6.3. Đo thính giác

Tìm hiểu xem trẻ có khiếm khuyết về thính giác, kể cả một phần hay không là cần thiết và nên làm sớm do nó là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn trong giao tiếp, ứng xử và rối loạn ngôn ngữ. Có hai cách đo thính lực: chủ quan và khách quan.

Hạn chế của nó là kết quả phụ thuộc vào trạng thái tâm lí của các em. Trước một tuổi, kĩ thuật đo chủ yếu dựa vào phản ứng ngạc nhiên: phản ứng vận động, phản ứng dừng lại, phản xạ màng nhĩ - mi mắt, thay đổi điệu bộ. Từ một đến ba tuổi, dựa vào phản xạ định hướng có điều kiện: trẻ quan đầu về nguồn âm thanh đi kèm với một luồng sáng...Sự phối hợp của trẻ, khả năng tiếp xúc của nó cũng là những thông tin đáng tin cậy. Sau ba tuổi rưỡi, phương pháp Peep Show, sử dụng một cái mũ chuyên dùng, giúp nghiên cứu khả năng của từng tai một.

Đo thính lực khách quan không đòi hỏi sự phối hợp của người được đo. Có phương pháp đo chỉ số áp lực và các phương pháp điện sinh lí. Đo chỉ số áp lực giúp nghiên cứu hoạt động của tai giữa, nếu có thương tổn thì năng lượng âm thanh không được thu nhận nhưng lại có phản chiếu lại. Đo chỉ số áp lực là đo độ lớn của năng lượng phản chiếu lại này theo tần số của nó. Người ta cũng đo phản xạ co rút hai đầu cơ của xương nhỏ ở tai giữa khi tri giác một tín hiệu âm thanh, phản xạ này giúp cho chủ thể nghe được kích thích.

Các phương pháp điện sinh lí ghi lại các hiện tượng điện cảm ứng xuất hiện khi có một kích thích âm thanh, làm rõ tiềm năng hoạt động của thần kinh thính giác ở tất cả các mức độ. Nó có hạn chế là không dùng được trước một tuổi và trong những trường hợp trẻ bị kích động.

Một phần của tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)