Rối loạn triệu chứng và chức năng 2 Các hội chứng

Một phần của tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 41 - 42)

2. Các hội chứng

CÂU HỎI ÔN TẬP

Created by AM Word2CHM

Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON

Các rối loạn tâm lí của trẻ em được biểu hiện thông qua những cách thức hoạt động và thể hiện đặc biệt, được nhận biết bằng quan sát trực tiếp hoặc bằng kinh nghiệm. Phần lớn những biểu hiện của bệnh thuộc về một lĩnh vực hành vi hoặc những hiện tượng có tính chủ quan với những dạng thức rất khác nhau. Tất cả những biểu hiện đó đều phản ánh sự đau khổ, thiếu hụt hoặc thái quá của toàn thể nhân cách. Sự miêu tả về mặt triệu chứng là cần thiết. Trong tâm bệnh lí, các triệu chứng có thể là dấu hiệu của những hội chứng lớn.

1.1 Rối loạn tâm vận động

Mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển tâm lí với phát triển vận động đã được xác nhận bởi những nghiên cứu về tâm sinh lí và lâm sàng. Sự hình thành sơ đồ cơ thể và hình ảnh về cơ thể, khả năng định hướng không gian, hiểu ý nghĩa của khoảng cách và định hướng thời gian phụ thuộc vào những kinh nghiệm vận động. Những rối loạn tâm vận động có thể được kết hợp với đời sống tinh thần, tạo ra mối quan hệ nguyên nhân - kết quả của bệnh.

a. Không ổn định tâm vận động (Tăng động giảm chú ý)

Không ổn định tâm vận động là một rối loạn rất hay gặp trong tâm bệnh trẻ em và thường gặp ở trẻ trai (60 - 80% trường hợp). Ở trẻ tuổi mầm non, từ 3 - 4 tuổi thường cha mẹ, ông bà và giáo viên là những người nhận ra tính chất đặc biệt trong hoạt động của trẻ: rất nghịch, không ở yên một chỗ, sờ mó mọi thứ, không nghe thấy gì hết... làm người lớn mệt mỏi. Thường vào khoảng cuối tuổi mẫu giáo, giáo viên bắt đầu nhận thấy sự không ổn định về chú ý của trẻ: lơ đãng, đầu óc để đi đâu, đãng trí, có thể làm tốt hơn nếu chú ý hơn... Tất cả những nhận xét này đề cập đến hai vấn đề của trẻ không ổn định tâm vận động: vận động và khả năng chú ý.

Rối loạn này còn được gọi là hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

Bình thường trẻ khoảng từ 2 đến 4 tuổi tương đối tăng động (quá hoạt động). Chẩn đoán rối loạn tăng động chỉ đành cho trẻ từ 5 tuổi trở đi, lứa tuổi mà trẻ bình thường biết kiềm chế, bình tĩnh theo hoàn cảnh.

Mô tả

Trẻ liên tục hoạt động, hành động có tính xung động, ít chú ý đến những gì người ta nói với nó, đến những sự kiện đang diễn ra xung quanh. Trẻ làm mọi việc nhưng bỏ dở, không hoàn thành, không đạt được kết quả. Trẻ ngồi xuống, đứng lên, đi lại, đòi đi ra rồi lại thay đổi ý... Khi ngồi, đung đưa trên ghế, bị ngã...

Có rối loạn về chú ý mặc dù biểu hiện kém rõ ràng hơn so với tính chất không ổn định của hoạt động.

Một phần của tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)