1. Rối loạn triệu chứng và chức năng
1.2. Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ là một rối loạn quan trọng vừa vì ý nghĩa của nó vừa vì nó hay gặp. Trẻ 4 - 8 tuổi là độ tuổi hay được đưa đi chữa trị về rối loạn ngôn ngữ nhất. Thời kì này là thời kì trẻ phát triển ngôn ngữ nói, rồi đến học đọc và học viết.
Ở đây không đề cập đến trẻ rối loạn ngôn ngữ bị điếc hoặc bệnh não nặng. Tuy vậy, luôn cần nghiên cứu về thính giác của trẻ, kể cả rất nhẹ (20 - 40 décibels), vì nó có thể làm thay đổi nhiều khả năng phân biệt âm thanh lời nói con người và đưa đến những rối loạn. Sự phát triển ngôn ngữ có liên
quan mật thiết với thính giác, phát âm và nhiều chức năng não. Nó cũng phụ thuộc vào chất lượng của những trao đổi qua lại với những người nói tiếng mẹ đẻ.
Có thể có những rối loạn sau:
- Những rối loạn chức năng phát âm, làm thay đổi tính rõ ràng rành mạch của âm thanh nói. - Rối loạn lời nói, rối loạn việc tạo ra các từ.
- Nói lắp, rối loạn cách nói. - Loạn ngôn ngữ.
- Vụng đọc và khó khăn trong viết chính tả.
a. Rối loạn nói rành mạch
Có bất thường trong việc tạo ra các âm, nhất là các phụ âm, dẫn đến bất thường khi nói các phụ âm như ph, v, s, g... Trẻ nói thành d, z hoặc s, ch... tùy theo vị trí của lưỡi.
Trẻ mắc lỗi nhìn chung không ý thức, thường bị nặng hơn khi có căng thẳng trong gia đình. Ở lớp trẻ hay bị bạn bè trêu chọc.
Rối loạn này thường xảy ra bất ngờ. Người xung quanh uốn nắn trẻ có thể dẫn đến những thái độ chống đối làm nặng hơn rối loạn. Chữa trị về chỉnh âm không nên dùng trước 5 - 6 tuổi. Nhìn chung rối loạn mất đi sau vài tháng.
b. Nói ngọng
Nói ngọng biểu hiện bởi sự nhầm lẫn giữa các âm, nhất là phụ âm (đ -> t, d -> s...), bỏ sót hoặc đảo ngược các âm vị mở đầu hoặc kết thúc một từ. Nói ngọng phần lớn không có sự bất thường trong tổ chức câu.
Chữa trị về chỉnh âm là cần thiết và hiệu quả nhưng phải tìm hiểu và tác động đến gia đình, làm sao để không để ý quá tỉ mỉ những sai sót của trẻ nhưng cũng không dửng dưng với rối loạn.
c. Nói lắp Mô tả
Nói lắp là một rối loạn về nhịp và lưu lượng nói cùng với không dự kiến trước được lời nói khi trẻ nói. Thường xuất hiện từ 4 tuổi, ở trẻ trai (75%) nhiều hơn trẻ gái. Cũng ở tuổi này, cần phân biệt nói lắp với hiện tượng nhắc đi nhắc lại vài từ, vài âm tiết ở trẻ bình thường, dễ bị nhầm với nói lắp.
Có hai dạng nói lắp:
- Nói lắp co cứng: việc phát ra âm thanh bị ngắt, có những biểu hiện cảm xúc và vận mạch đi kèm theo.
Hai dạng này có thể kết hợp lại với nhau.
Thái độ của trẻ nói lắp khác nhau. Một số trẻ dường như dửng dưng với rối loạn của mình, nói những gì nó muốn. Những trẻ khác rất mặc cảm, cố gắng kiểm soát và từ chối nói.
Rối loạn có thể được hình thành dần dần không có nguyên cớ rõ rệt hoặc là tiếp sau những sự kiện gây chấn thương trong cuộc sống của trẻ.
Sự tiến triển tự nhiên của nói lắp rất khác nhau. Tần số nói lắp thay đổi theo thời gian. Căng thẳng làm nặng thêm nói lắp. Nhìn chung, nói lắp giảm dần trước tuổi thiếu niên nhưng đôi khi kéo dài cho đến lớn và làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội.
Những trẻ nói lắp thường được cho là những trẻ có nhân cách xung động, lo âu và lo hãi dù là cách phản ứng bằng nói lắp được đánh giá cao hơn những phản ứng khác.
Nguyên nhân
Có yếu tố dễ tổn thương có tính di truyền nhưng chưa được nghiên cứu chắc chắn để có những giả thuyết chính xác. Những nghiên cứu về ngôn ngữ cho thấy trong một nửa trường hợp trẻ chậm nói có rối loạn về tổ chức tư duy lời nói. Không có rối loạn về vận động. Rất thường có phân hóa ưu thế thuận không thuần nhất làm nghĩ đến rối loạn quan hệ liên kết qua lại giữa hai bán cầu. Cho đến nay những nghiên cứu về lĩnh vực thần kinh học chưa làm rõ được nguyên nhân đủ sức thuyết phục.
Nói lắp thường được gắn với những xung đột nhiễu tâm, nhưng những trị liệu tâm lí phân tích thường ít có hiệu quả chữa trị triệu chứng, trừ khi nó có tính phản ứng và phản ứng có tính lo âu là trội nhất. Diatkine cho rằng nói lắp không chỉ là một triệu chứng nhiễu tâm mà còn là ức chế theo tình huống ngôn ngữ, có thể có ý nghĩa xung đột.
Nói lắp như là một biểu hiện bệnh lí về ngữ âm. Nó chắc chắn có liên quan với một đặc trưng về tư duy lời nói nhưng tính chất tâm bệnh lí còn chưa rõ.
Chữa trị
Nên chữa trị sớm sẽ có hiệu quả hơn. Thường là chữa trị phối hợp giữa chỉnh âm và tâm vận động. Những chữa trị này phải được làm ngay sau khi nói lắp nặng lên và dùng nhiều kĩ thuật.
Trị liệu tâm lí được chỉ định tùy theo các nét nhiễu tâm và không được chữa trị chuyên nhất về triệu chứng.
d. Chậm nói (loạn ngôn ngữ nhẹ) Mô tả
Trẻ chậm nói có rối loạn về ngôn ngữ mà không chậm phát triển trí tuệ, không điếc và không loạn tâm.
bình thường nhưng chậm nói do gia đình không bắt trẻ sử dụng ngôn ngữ. Trẻ này có khả năng tiếp thu rất nhanh lời nói.
Chậm nói trước hết biểu hiện bởi chậm xuất hiện các câu và kéo dài cách nói theo kiểu trẻ nhỏ ở trẻ sau 3 tuổi.
Trẻ chậm nói mắc lỗi về cú pháp dẫn đến ghép từ mà không tuân theo ngữ pháp, nói ngược. Khả năng hiểu nhìn chung tốt. Nếu khả năng hiểu bị rối loạn thì cần phải có chẩn đoán riêng.
Hiện tượng lặp lại câu tự động như tiếng vang (écholalie) gặp thường xuyên. Đại từ nhân xưng không được sử dụng và không chia động từ theo thì (với tiếng nước ngoài).
Mặc dù không có chậm về trí tuệ nhưng nhân cách của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh những trẻ chậm nói nhân cách bình thường còn có trẻ có biểu hiện rối loạn nhân cách nhẹ. Nếu không được chữa trị, rối loạn nhân cách có thể nặng hơn dẫn đến tiền loạn tâm.
Nguyên nhân
Theo nhiều tác giả nguyên nhân của rối loạn có thể do chưa thành thục chức năng của não hoặc/và thiếu kích thích ngôn ngữ từ môi trường xung quanh. Cũng có thể là do mất cân bằng về tâm lí - tình cảm hoặc thiếu hứng thú đối với ngôn ngữ ở trẻ. Chất lượng của các quan hệ tình cảm trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong rối loạn này. Thiếu hụt tình cảm, thiếu tương tác ngôn ngữ giữa mẹ và bé, mẹ ít nói, mẹ trầm cảm đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm nói ở trẻ. Các yếu tố này có thể cùng tác động đến trẻ gây hậu quả xấu đối với phát triển ngôn ngữ.
Chữa trị
Trong thời kì từ 3 - 5 tuổi có nguy cơ các rối loạn này bị cố định, rất khó sửa chữa. Vì vậy cần phải nhanh chóng chữa trị cho trẻ. Thông thường nhất là chữa trị về chỉnh âm, đôi khi cũng dùng chữa trị về tâm vận động. Một số trường hợp cân dùng trị liệu tâm lí cho mẹ và bé nếu như quan hệ mẹ - con có vấn đề và nếu trẻ có rối loạn nặng về tâm lí - tình cảm.
Dù là chậm nói do nhiều nguyên nhân có cả nguyên nhân về sinh lí thì để ngăn ngừa ngay từ những ngày tháng đầu tiên mẹ và người lớn trong gia đình cần chú ý đến giao tiếp, trò chuyện với trẻ. Mẹ và người lớn cần tạo dựng quan hệ tình cảm gắn bó với trẻ, chơi với trẻ, cho nghe các âm thanh khác nhau, dạy trẻ nói gắn với các đối tượng, tình huống cụ thể trực quan hàng ngày, kể chuyện, đọc chuyện cho trẻ nghe... Tạo môi trường thuận lợi về ngôn ngữ và tình cảm là rất cần thiết để ngăn ngừa rối loạn xảy ra.
e. Loạn ngôn ngữ nặng. Câm không điếc Mô tả
Rối loạn này rất nghiêm trọng và kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt và có khi cả đến khả năng hiểu ngôn ngữ.
Rối loạn có thể làm tổn hại đến:
- Tri giác ngôn ngữ: không thể phân biệt được những âm gần giống nhau, không thể phân biệt được sự tuần tự của các âm tiết và các nhịp.
- Ngữ âm: đơn giản hóa âm, nuốt âm, tráo đổi âm.
Những rối loạn về cú pháp tồn tại lâu dài, trẻ nói không tuân theo trật tự từ và thiếu từ nên hiểu trẻ rất khó.
Ngôn ngữ viết luôn bị tổn hại làm cho việc đọc và viết chính tả rất khó khăn.
Trẻ thường trầm cảm và lo âu, hành vi bị rối loạn: háu động hoặc thu mình. Rất vụng về trong vận động tinh tế và có rối loạn về trí nhớ lời nói.
Tiến triển rất không chắc chắn, rất chậm và những tiến bộ đã đạt được hay bị mất đi. Trẻ khó trở thành người lớn thực sự và kém thích ứng về mặt xã hội.
Nguyên nhân
Nhiều bằng chứng cho rằng do dễ tổn thương có tính di truyền nhưng người ta không biết chính xác thể thức hoạt động. Những nghiên cứu khác lại nói về tác động của môi trường kinh tế - xã hội tới quá trình tiến triển.
Chữa trị
Việc chăm chữa là phức tạp và đa dạng, phải theo suốt tuổi thơ.
Chữa trị về chỉnh âm phải tăng cường và chuyên biệt. Phương pháp sư phạm chuyên biệt là cần thiết nhưng chỉ là bổ sung: trẻ phải được vào học ở một lớp bình thường. Chữa trị về tâm vận động nhìn chung là cần thiết, tùy theo mức độ vụng về của trẻ.
Ngoài ra, hậu quả của những khó khăn về quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội ảnh hưởng đến tất cả đời sống tâm lí của trẻ, phải có một nhà trị liệu tâm lí theo trẻ chữa trị.
Nếu cần có thêm sự giúp đỡ dưới hình thức giáo dục thì dựa vào cha mẹ (với điều kiện cha mẹ có tâm lí bình thường) như là một chữa trị kết hợp.