Thực nghiệm đánh giá về nhận thức

Một phần của tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 37 - 40)

6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ em

6.5. Thực nghiệm đánh giá về nhận thức

Không giống với những trắc nghiệm đã nói ở trên, những thực nghiệm này không phải để đánh giá mức độ hoàn thiện mà là xem chiến lược, cách thức mà chủ thể dùng để đạt tới sự hoàn thiện đó. Ở đây, những thực nghiệm mà Piaget và những nhà tâm lí học đi sau ông đưa ra được dùng để xác định mức độ suy luận theo những thời kì khác nhau, sự thể hiện những cấu trúc logic khác nhau.

Do những thực nghiệm này ít dựa vào tính chuẩn hóa nên cần có hiểu biết tốt về lí thuyết Piaget mới dùng được.

- Thời kì tiền thao tác: là thời kì trí tuệ biểu tượng, từ 2 - 7 tuổi. Các thực nghiệm dựa vào việc phân tích những hình hình học đơn giản (tròn, vuông, hình thoi) rồi đến những hình phức hợp như lá cờ của Gesell, hình phức hợp của N. Verda và hình người.

- Thời kì thao tác cụ thể, từ 7 đến 11 tuổi, các cơ chế thao tác dựa vào những đối tượng cụ thể, có thể thao tác bằng tay. Chúng được chuẩn hóa một phần trong Những bài tập thực nghiệm về phát triển tư duy logic.

- Thời kì thao tác hình thức, bắt đầu từ 12 tuổi. Sau thời kì thao tác cụ thể việc bước vào thời kì thao tác hình thức đặc trưng bởi khả bởi khả năng suy luận theo giả thuyết, xem xét một cách toàn bộ những trường hợp có thể và coi cái có thực như là một trường hợp đơn giản, riêng biệt.

Thang đo tư duy logic (EPL) của F. Longeot được chuẩn hóa trên một nhóm trẻ trai và gái từ 9 - 16 tuổi cho phép đánh giá trí thông minh cụ thể hay hình thức (A và B) bao gồm năm loạt bài tập thử nghiệm, kết quả thu được giúp xác định hoạt động của trẻ theo một trong bốn loại: giai đoạn cụ thể, giai đoạn trung gian, giai đoạn hình thức A và B.

Theo B. Inhelder, mức thao tác hình thức là đặc trưng cho tư duy của người lớn và trẻ chậm trí tuệ không thể đạt được. Trẻ này chỉ ở mức độ thao tác cụ thể.

Thử nghiệm K-ABC (Kaufman Assessment Battery for Children, 1983).

Dùng cho trẻ từ 2,5 tuổi cho đến 12,5 tuổi bao gồm 16 tiểu test. Các nhiệm vụ của K-ABC ít dựa vào ngôn ngữ, giúp đánh giá tốt nhất những trẻ có khuyết tật về thính giác, trẻ có rối loạn về ngôn ngữ và trẻ nước ngoài.

Tóm lại, trong nghiên cứu nhưng hành vi và sự cân bằng về tâm lí tình cảm của một đứa trẻ, sự bình thường hay bệnh lí không được coi như hai mặt hoàn toàn tách biệt. Không thể cho rằng có hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, một là những quá trình tâm lí bình thường và hai là tình trạng phá hủy hoặc mất tổ chức một cách bệnh lí. Sự phát triển, thành thục của trẻ em bản thân nó đã chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột, có thể làm xuất hiện những triệu chứng bệnh. Phạm trù bình thường và bệnh lí cần được xem xét một cách linh hoạt. Một đứa trẻ có thể là bệnh lí một cách bình thường như là những ám sợ ở trẻ nhỏ hoặc bình thường một cách bệnh lí như hành vi hủy hoại ở tuổi thiếu niên.

Xem xét tâm bệnh trẻ em phải dựa vào nhiều trục tham chiếu, quán triệt quan điểm phát triển và nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lâm sàng cùng với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp đánh giá chuyên biệt.

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM

1. Thế nào là tâm bệnh học trẻ em? Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em là gì? Nêu nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em.

2. Hãy nêu các thời kì phát triển cơ bản của lịch sử tâm bệnh học trẻ em và các tác giả chính. 3. Thế nào là trẻ em bình thường và có bệnh tâm lí?

4. Tâm bệnh học trẻ em dựa trên những lí thuyết cơ bản nào? Tư tưởng chính của những lí thuyết đó là gì?

5. Có những cách phân loại tâm bệnh trẻ em nào?

6. Có những phương pháp nào để xác định tình trạng bệnh tâm tí của trẻ? Phân tích cụ thể từng phương pháp.

Một phần của tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)