2. Các hội chứng
2.6. Bệnh ranh giới (pathologies limites/ borderline)
Bệnh ranh giới là thuật ngữ do Misès (Pháp) đưa ra năm 1990 để chỉ những rối loạn tâm lí của những trẻ em được coi là thiếu hài hòa trong phát triển.
a. Mô tả
Trẻ mắc rối loạn này có những biểu hiện: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống nhưng kiểm soát được cơ thắt, kích động, thu mình, hung tính, chậm ngôn ngữ và gặp khó khăn trong học tập. Thường xuyên có bất ổn, không thể lường trước được hành vi của trẻ, có biểu hiện thoái lui. Có triệu chứng của nhiễu tâm như ám sợ và nghi thức ám ảnh.
Phần lớn các trẻ này gia đình có rối loạn nặng, xung đột. Đôi khi cha hoặc mẹ có biểu hiện rối loạn tâm lí.
- Quan hệ với xung quanh
Cách quan hệ không thống nhất, khác, thậm chí đối lập nhau. Đứa trẻ có thể phụ thuộc, cáu kỉnh hoặc trái lại, xa cách, đơn độc, thu mình. Phản ứng với các sự kiện theo cùng một cách, hoặc thái quá, hoặc vô cảm.
Một số trẻ biểu hiện hung tính và có những cơn cáu giận với hành vi xung động. Những trẻ khác thể hiện sự thiếu hứng thú, trạng thái tình cảm trống rỗng, trầm cảm. Thường chúng ít nói, giao tiếp sơ sài. Với cha mẹ, khi thì trẻ có thái độ độc tài có lúc lại trơ lý và thụ động. Thường thấy sự chăm lo săn sóc của một người mà trẻ gắn bó có thể làm thay đổi đáng kể hành vi của trẻ, nhưng nếu có gián đoạn thì sẽ dẫn đến rối loạn. Để được an toàn, trẻ mắc bệnh ranh giới phải được ở trong một tình huống quen thuộc, cái mới hoặc yếu tố lạ làm trẻ lo hãi.
- Về vận động
Vận động nhìn chung bình thường nhưng đi lại vụng về, có các tư thế lạ, có khiếm khuyết về phối hợp vận động tinh tế. Hình ảnh về cơ thể thường không tốt, hiểu biết kém về cơ thể bản thân, có rối loạn định hướng không gian.
- Rối loạn trí tuệ
Thường có chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn về tiếp thu mặc dù chỉ số khôn (QI/IQ) tổng thể có khi gần đạt tới mức bình thường. Trẻ gặp khó khăn khi tổng hợp và các ý nghĩ không rành mạch rõ ràng; không có biểu tượng về thời gian và về tổ chức không gian. Ví dụ, trẻ rất khó xác định các mốc theo diễn tiến của tuần hoặc của ngày, khó định hướng khi đi lại. Trẻ thường gặp khó khăn trong học tập.
Bị nhầm lẫm, khó tách biệt giữa cái tưởng tượng với cái có thực. Đôi khi cũng có hiện tượng hư giác.
- Rối loạn tình cảm
Trẻ thường có lo hãi chia li, sợ bị lấy cắp hoặc bị trừng phạt vì những suy nghĩ của nó. Những trẻ này ức chế, lo buồn, tỏ ra thất vọng.
b. Căn nguyên tâm lí
Bệnh ranh giới được cho là hậu quả của rối loạn quan hệ qua lại giữa mẹ và con ngay từ những ngày đầu của cuộc sống của trẻ và rối loạn quá trình hình thành cái Tôi.
Rối loạn quan hệ trong gia đình cũng là nguyên nhân. Tâm lí gia đình không ổn định, trẻ thường được chứng kiến và có thể là nguyên nhân của những xung đột... Các rối loạn của trẻ được duy trì, phát triển và trầm trọng hơn theo mức độ của những căng thẳng gia đình.
c. Chữa trị
Đối với những dạng rối loạn nhẹ có thể dùng trị liệu tâm lí cho trẻ và những nâng đỡ, hỗ trợ gia đình.
Trong trường hợp trẻ gặp nhiều khó khăn khi học tập ở trường và gia đình ít khả năng hỗ trợ thì cần có kế hoạch chăm sóc tổng thể giống như đối với những trẻ loạn tâm.
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON à Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON
1.Hãy nêu các rối loạn triệu chứng và hành vi của tâm lí trẻ em.
2. Hãy phân tích các biểu hiện, nêu nguyên nhân và cách chữa trị các rối loạn tâm vận động ở trẻ em.
3. Có những rối loạn ngôn ngữ nào ở trẻ em? Nêu biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị các rối loạn đó.
4. Nêu các hình thức rối loạn nhận thức và biểu hiện của chúng. Có những nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn nhận thức? Có thể chữa trị rối loạn nhận thức như thế nào?
5. Hãy nêu các biểu hiện của hành vi khóc nức, hung hăng và bỏ trốn. Phân tích những vấn đề tâm bệnh lí của các rối loạn này.
6. Nêu các biểu hiện và nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
7. Hãy nêu các biểu hiện và nguyên nhân tâm lí của đái dầm và ỉa đùn ở trẻ em.
8. Có những rối loạn chức năng tiêu hóa - ăn uống nào ở trẻ em? Nêu các biểu hiện và những vấn đề tâm lí đặc trưng cho các rối loạn này.
9. Nêu triệu chứng và nguyên nhân của chứng lùn tâm sinh.
10. Nêu những nguyên nhân chính của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Phân tích đặc điểm tâm lí của trẻ mắc hội chứng Down.
11. Hãy mô tả những biểu hiện của ám sợ và ám ảnh ở trẻ em. 12. Nhiễu tâm ảnh hưởng như thế nào đến việc học của trẻ?
13. Trình bày những đặc điểm tâm tí của trẻ trầm cảm tuổi mầm non.
14. Phân tích những đặc điểm đặc trưng của trẻ tự kỉ. Có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tự kỉ ở trẻ em thông qua những biểu hiện nào?
15. Nêu những biểu hiện của loạn tâm sớm của trẻ.
16. Bản chất của bệnh ranh giới là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bệnh ranh giới ở trẻ.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Đến các cơ sở giáo dục mầm non, quan sát trẻ trong các hoạt động và trao đổi với các giáo viên để tìm ra trẻ có bất thường về tâm lí.
Cũng có thể tìm trong đời sống những đứa trẻ có biểu hiện tâm lí bất thường.
2. Quan sát hoạt động của trẻ này, mô tả chân dung tâm lí và làm rõ những biểu hiện rối loạn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
3. Gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ của bé và quan sát quan hệ của bé với cha mẹ để tìm hiểu về: + Đặc điểm tâm lí của cha mẹ.
+ Cách ứng xử của cha mẹ với con. + Cách quan hệ của bé với cha mẹ.
4. Phối hợp với một chuyên gia tâm lí để đánh giá tình trạng rối nhiễu của trẻ.
5. Dựa vào tính chất rối nhiễu tâm lí của trẻ, dự kiến những tư vấn hoặc can thiệp cần thiết về mặt tâm lí - sư phạm dành cho trẻ tại lớp mẫu giáo.
6. Dự kiến những tư vấn hoặc can thiệp cần thiết về mặt tâm lí - sư phạm dành cho trẻ và gia đình của trẻ ở nhà.
7. Nếu có điều kiện, thử áp dụng những tư vấn và can thiệp này với trẻ và gia đình và rút ra những nhận xét cần thiết trong quá trình chữa trị.
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI M ẦM NON
Tâm bệnh trẻ em là một lĩnh vực rất phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân đến nay vẫn chưa rõ. Để phòng ngừa tâm bệnh lí trẻ em xuất hiện, cần biết đến một số yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâm lí ở trẻ em. Với nhà chuyên môn, nắm bắt được các yếu tố này còn giúp cho việc chẩn đoán và chữa trị. Nội dung về chữa trị không đi vào các kĩ thuật chữa trị rất đa dạng, phong phú hiện nay, mà nói đến quy trình, cách thức chữa trị sử dụng trong thực tiễn.