TÂM LÝ HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ TƯỞNG ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI TÂM LÝ PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm ở khu vực Đông Nam Á, là nơi giao thoa nhiều nền tư tưởng, văn hóa khác nhau, Việt Nam được đánh giá là một quôc gia đa sắc tộc và có một nền văn hóa hết sức đa dạng và độc đáo. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phụ nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội như quá trình xây dựng đất nước, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia... Năng lực và phẩm hạnh của phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống nhất, góp phần không nhỏ công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại. Chiếm 51% tỷ lệ dân số ở Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển, lịch sử nước ta đã ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong suốt tiến trình 4000 năm dựng nước và giữ nước, là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Trải ngàn năm mở cõi, Từ Mẹ Âu Cơ đưa các con đi mở nước, đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu phất cờ, dấy binh khởi nghĩa chống lại ách độ hộ của ngoại xâm, rồi Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân... trong bất cứ thời đại nào đều có những người phụ nữ xuất chúng, có công lao với đất nước và sống mãi trong lòng dân tộc. Nối nghiệp cha ông bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là sứ mệnh thiêng liêng mà dân tộc đã đặt lên vai Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và nhân dân ta. Ngay từ đầu thành lập, Đảng ta đã xác định: Phụ nữ là một lực lượng cách mạng quan trọng. Đảng ta đề ra đường lối giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), Bác Hồ cũng đã chỉ rõ: ... Trong lịch sử cách mệnh chẳng lần nào là không có đàn bà con gái tham gia.... Thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam đã chứng minh quan điểm của Đảng, của Bác Hồ đối với vai trò của phụ nữ là hoàn toàn tiến bộ và đúng đắn. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại, chúng ta đã có những nữ cán bộ cách mạng, nữ anh hùng trung kiên, mưu trí như: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Tạ Thị Kiều, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út... cùng ngàn vạn những chị em khác không quản ngày đêm, xung phong trong mưa bom lửa đạn, vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng ra trận, đoàn kết, kề vai sát cánh cùng nhau chống lại kẻ thù chung. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổng cục thống kê có 50,35% lao động nữ trong các ngành nghề. Có thể thấy những thay đổi về kinh tế xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và phụ nữ nhưng những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò vị trí của người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét. Như vậy, xã hội, nam giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định cho rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đất nước đang trong xu thế hội nhập và phát triển. Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ. Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia đình. Họ đã và đang phấn đấu cho một gia đình ấm no và hạnh phúc góp phần vào sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, với mong muốn đề cập đến những đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam cùng những sự thay đổi của những đặc điểm tâm lý ấy đã có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam hiện nay, tôi đã chọn đề tài này để phân tích rõ nét hơn về tâm lý của phụ nữ Việt Nam cùng những biến đổi về tâm lý cũng như vai trò của phụ nữ Việt Nam ngày nay.
Trang 1TÂM LÝ HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ TƯỞNG
*****
ĐỀ TÀI:
SỰ BIẾN ĐỔI TÂM LÝ PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
Trang 2MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, là nơi giao thoa nhiều nền tư tưởng, văn hóa khác nhau, Việt Nam được đánh giá là một quôc gia đa sắc tộc và có một nền văn hóa hết sức đa dạng và độc đáo Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phụ nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội như quá trình xây dựng đất nước, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia Năng lực và phẩm hạnh của phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống nhất, góp phần không nhỏ công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại
Chiếm 51% tỷ lệ dân số ở Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm xây dựng
và phát triển, lịch sử nước ta đã ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong suốt tiến trình 4000 năm dựng nước và giữ nước,
là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam Trải ngàn năm mở cõi, Từ Mẹ Âu Cơ đưa các con đi mở nước, đến Hai
Bà Trưng, Bà Triệu phất cờ, dấy binh khởi nghĩa chống lại ách độ hộ của ngoại xâm, rồi Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân trong bất cứ thời đại nào đều có những người phụ nữ xuất chúng, có công lao với đất nước và sống mãi trong lòng dân tộc
Nối nghiệp cha ông bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là sứ mệnh thiêng liêng mà dân tộc đã đặt lên vai Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và nhân dân ta Ngay từ đầu thành lập, Đảng ta đã xác định: Phụ nữ là một lực lượng cách mạng quan trọng Đảng ta
đề ra đường lối giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc Trong cuốn "Đường Kách mệnh" (1927), Bác Hồ cũng đã chỉ rõ: " Trong lịch
sử cách mệnh chẳng lần nào là không có đàn bà con gái tham gia "
Thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam đã chứng minh quan điểm của Đảng, của Bác Hồ đối với vai trò của phụ nữ là hoàn toàn tiến bộ và đúng
Trang 3đắn Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại, chúng ta đã có những nữ cán bộ cách mạng, nữ anh hùng trung kiên, mưu trí như: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Tạ Thị Kiều, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út cùng ngàn vạn những chị
em khác không quản ngày đêm, xung phong trong mưa bom lửa đạn, vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng ra trận, đoàn kết, kề vai sát cánh cùng nhau chống lại kẻ thù chung
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổng cục thống kê có 50,35% lao động nữ trong các ngành nghề Có thể thấy những thay đổi về kinh tế - xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và phụ nữ nhưng những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò vị trí của người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét Như vậy, xã hội, nam giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định cho rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đất nước đang trong xu thế hội nhập và phát triển Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia đình Họ đã và đang phấn đấu cho một gia đình
ấm no và hạnh phúc góp phần vào sự phát triển của xã hội
Chính vì vậy, với mong muốn đề cập đến những đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam cùng những sự thay đổi của những đặc điểm tâm lý
ấy đã có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam hiện nay, tôi đã chọn đề tài này để phân tích rõ nét hơn về tâm lý của phụ nữ Việt Nam cùng những biến đổi về tâm lý cũng như vai trò của phụ nữ Việt Nam ngày nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Giáo trình Tâm lý học đại cương - TS Trần Thị Minh Ngọc
Trang 4- Truyền thống phụ nữ Việt Nam – GS Trần Quốc Vượng
- Giáo trình tâm lý học tuyên truyền – TS Hà Thị Bình Hòa
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bước sang thế kỉ 21, cả nước đang nỗ lực hướng tới một hình ảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, một Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thì việc nắm bắt tâm lý của phụ nữ trong xã hội hiện đại là hết sức cần thiết Bởi sự phát triển và hội nhập của đất nước và sự
sự tiến bộ của loài người, phụ nữ đã và đang khẳng định khả năng và vị trí của mình trong xã hội, họ đang cùng với phái mạnh chia sẻ những trách nhiệm lớn lao trong xã hội, họ đang tiến mạnh và tiến vững chắc trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội Giờ đây, gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình không chỉ đặt lên vai người đàn ông mà người phụ nữ cũng đang cùng nửa còn lại của thế giới chia sẻ điều đó
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của bài viết này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phụ nữ thuộc thành phần dân tộc Kinh Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là cần có sự điều tra, tìm hiểu và phân tích thấu đáo về tâm lý phụ nữ để nhận định rõ nét về những thành tố tâm lý tích cực và những thành tố hạn chế để từ đó xác định được đâu là điểm mạnh tạo nên sự thuận lợi hoặc đâu là điểm yếu cản trở phụ
nữ phát huy được vai trò, thế mạnh của mình trong quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, học viên sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp xã hội học
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về tâm lý truyền thống và xu hướng biến đổi tâm lý của phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ Đồng thời đưa ra
Trang 5những đặc điểm tích cực và tiêu cực của tâm lý, đạo đức, phong cách sống của phụ nữ Việt Nam hiện đại trong quá trình đất nước hội nhập và phát triển
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 4 chương, 13 tiết
Trang 6Chương 1.
Đặc điểm tâm lý của phụ nữ Việt Nam
1.1 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng và giàu biện chứng
về tâm lý dân tộc Việt Nam cũng như người phụ nữ Việt Một số tác giả cho rằng con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch
sử đặc trưng của Việt Nam Nhà truyền giáo người Ý Francesco Buzomi từng
nhận xét rằng: “Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt Nam đã có một tổ
chức rất cao, người dân Việt Nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục, [ ] Người Việt không nghiêng về văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tàu Họ không quá nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật, dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận
ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tin như người Tàu…”
Qua nhận xét trên có thể thấy các học giả nước ngoài khi đến với Việt Nam từ thế kỉ 17 đã có sự coi trọng và có cái nhìn thiện cảm với dân tộc Việt
và các đặc điểm tâm lý Việt Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị Trong đó Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Nền kinh tế tiểu nông đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam cùng với chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa nửa phong kiến với tư tưởng Nho Giáo và văn hóa làng xã đã góp phần tạo nên đặc điểm tâm lý đa dạng, phong phú và phức tạp của người phụ
nữ Có thể khái quát qua những đặc điểm tâm lý gồm: Đặc điểm về nhận thức; Đặc điểm về tình cảm; Đặc điểm về hành vi
Từ các đặc điểm kể trên, em xin đi sâu vào phân tích những biến đổi tâm
lý của phụ nữ Việt Nam ngày nay
Trang 7Chương 2
Những biến đổi tâm lý tích cực
Ngày nay, vai trò của phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định mạnh mẽ với những thành tích được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946- 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%) Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật Từ những trạng thái tâm lý truyền thống được đúc kết, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều biến đổi về mặt tâm lý cũng như tư duy và hành động Có thể kể đến những đặc điểm tâm lý đáng trân trọng sau đây:
2.1 Tự tin –Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang
Trước đây quan niệm người phụ nữ anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang Điều này phù hợp với thời chiến Ngày nay khi đất nước hòa bình, thế giới đang phát triển và hội nhập trong môi trường công nghiệp hóa – hiện đại hóa quan điểm này vẫn đúng và được phát triển thành Tự tin –Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang Tự tin có nghĩa là tự tin vào bản thân mình, dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm với bản thân và người khác Dám quyết định mọi việc, không có tư tưởng trọng nam khinh nữ “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” là bốn phẩm chất cần có ở một người phụ nữ trong xã hội hiện đại
Trang 8Đó là một người phụ nữ luôn tự tin vào bản thân, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu; luôn sống có trách nhiệm, có hoài bão, đam mê, phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân; biết dung hòa giữa “ việc nước” và “việc nhà”, yêu thương, chăm sóc gia đình, sống có đạo lý, nghĩa tình
Nhìn một cách tổng thể, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang đòi hỏi việc trí thức hóa người lao động nữ, đào tạo nhân lực nữ có trình độ cao, biết ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất Trong điều kiện đó, nếu thiếu sự tự tin vào bản thân, vào những điều kiện cần và đủ để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc, của cuộc sống, người phụ nữ sẽ không thể hội nhập; sẽ làm mất đi những cơ hội thay đổi, thăng tiến, cải thiện cuộc sống của mình Sự
tự tin giúp người phụ nữ tiếp cận với những thông tin, tri thức, cách suy nghĩ hiện đại, cải thiện được suy nghĩ bảo thủ, trì trệ của Nho giáo Do đó, nhờ tự tin, người phụ nữ sẽ tiếp cận ngày càng gần hơn với cơ hội bình đẳng và phát triển, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho gia đình, quê hương, đất nước
Phụ nữ cần làm gì để có được sự tự tin? Phải sẵn sàng vượt ra khỏi định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, tin vào khả năng thành công của mình Bản thân người phụ nữ phải tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; tự ý thức học hỏi, bồi dưỡng trí tuệ, tích lũy tri thức Tự trọng nghĩa là tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác Tôn trọng danh dự phẩm chất nhân cách của tất cả mọi người, dù họ có sai trái nhưng trong sâu thẳm họ vẫn có những giá trị cốt lõi của mình Tự mình nhận ra những khuyết điểm, sai lầm mà mình mắc phải và tự sửa chữa, dám đối đầu với mọi khó khăn thử thách
Còn trung hậu, đảm đang là những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam Ngày nay, phẩm chất này vẫn được gìn giữ và phát huy Một người phụ nữ hiện đại không chỉ đảm việc nhà, chăm lo cho gia đình và cuộc sống của bản thân, gia đình, mà còn giỏi việc nước, nghĩa là tham gia các hoạt động cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội, biết đặt lợi ích của chung lên lợi ích cá nhân
2.2 Có sức khoẻ – Tri thức
Để trở thành người phụ nữ có thể thực hiện tốt trách nhiệm người công dân trong xã hội, đảm đang tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình, cần
có sức khỏe Có sức khoẻ tốt để tiếp cận với phong trào lao động công nghiệp,
có khả năng tập trung cao độ sức lực, trí tuệ để đạt được năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao trong công việc Sức khoẻ là vốn quý của con người, do đó
Trang 9người phụ nữ phải biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân, có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt Sức khoẻ của người phụ nữ cũng là điều kiện gìn giữ hạnh phúc gia đình
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ đã trở thành động lực để thúc đẩy xã hội phát triển thì con người cần phải có tri thức Tri thức là những kiến thức, là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của con người, trong đó trí tuệ trở thành yếu tố sản xuất chủ yếu, là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra của cải vật chất, làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại, đất nước ngày càng giàu mạnh
Do đó muốn có tri thức, người phụ nữ cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt để có thể nắm bắt và biết vận dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống Người phụ nữ trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức càng phải biết vượt lên chính mình để có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, năng lực bản thân để cùng với nhân dân cả nước đóng góp cho
sự nghiệp phát triển đất nước
2.3 Có tư duy hiện đại, dám nghĩ dám làm
Phụ nữ hiện đại không phải là phụ nữ đang sống ở thời hiện đại, mà là phụ nữ có tư duy hiện đại Xưa kia, không ít những nữ văn sĩ thời cận đại đã
“gây bão” dư luận thời xưa và cả thời nay bởi “khí chất đàn bà” của mình: Những nữ thi sĩ như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan…họ là những người phụ nữ có tư duy không phụ thuộc vào thời kì mà họ sống, chọn một cách sống vượt ra khỏi khuôn khổ, lề lối, giáo điều, họ dám đưa ra những tuyên ngôn mới về lẽ sống của một người đàn bà ngay trong thời
kì trong nam khinh nữ một cách gay gắt Và họ chính là minh chứng cho việc người phụ nữ hiện đại là người có tư duy tiến bộ không phụ thuộc vào thời điểm họ đang sống
Chúng ta đang sống ở thời hiện đại với nhiều luồng tư tưởng tiên tiến, hội nhập, những “tam tòng tức đức” xưa kia đã ít nhiều mờ nhạt, một thế hệ phụ nữ trẻ đã dám nghĩ, dám nói và dám sống theo cách mà mình muốn Tuy nhiên, vẫn còn không ít những người phụ nữ đang sống ở thời hiện đại, nhưng vẫn mang nặng tâm lý “hủ Nho, phong kiến” Tự họ đã tự kìm kẹp bản thân mình bởi định kiến xưa cũ và sống vì nó, để rồi lại tự mình oán thán, đổ lỗi cho
số phận khi cuộc đời không được như ý
2.4 Độc lập, tự chủ
Trang 10Nghèo khiến người ta bất hạnh nhưng giàu có chưa hẳn đã đem lại hạnh phúc Một người phụ nữ hạnh phúc khi cô ấy được độc lập – có nghĩa là có khả năng làm việc, có học vấn và có nghề nghiệp Chồng giàu hay nghèo, người vợ vẫn nên đi làm, có thu nhập để lo cho mình và cho con Nếu sống phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, chị em sẽ tự biến mình thành nô lệ của ông xã Tuy nhiên, độc lập về kinh tế trong xã hội Việt Nam không giống xã hội phương Tây, chồng một tài khoản, vợ một tài khoản Văn hóa Việt Nam vẫn coi trọng
“của chồng công vợ”
Với nhiều người phụ nữ, ngày hạnh phúc nhất trong tháng chính là ngày chồng mang lương về nộp Đàn ông có nhiều tiền trong túi dễ sinh hư bởi nam giới vốn “đại lượng”, có bao nhiêu tiền phải tiêu hết bấy nhiêu, cà phê xong vẫn còn tiền thì đi nhậu nhẹt, bia bọt Nhậu nhẹt bia bọt xong, tiền vẫn còn rủng rỉnh thì làm tiếp tăng 3, tăng 4…
Vì thế một người vợ hạnh phúc chính là người biết giặt quần áo cho chồng Trước khi giặt quần áo, phải kiểm tra tất cả các túi, tiện thể kiểm tra ví chồng Nếu tiền nhiều quá, người vợ phải có trách nhiệm cất bớt đi hộ chồng, chỉ để lại một khoản đủ tiền cà phê sửa xe… Người chồng nào cũng yên tâm giao tiền cho vợ khi biết vợ chu đáo đảm đang Anh ấy không bao giờ thiếu tiền để mất mặt với bạn bè cũng như không quá nhiều tiền để có cơ hội hư hỏng
2.5 Năng động – Sáng tạo
Là người hoạt động tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm, có ý thức trách nhiệm và biết khắc phục khó khăn, biết chớp thời có để thực hiện tốt công việc được giao một cách tốt nhất Người phụ nữ năng động phải biết khắc phục lối sống thụ động, trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm, tự ti, mặc cảm, phải thể hiện là người nhanh nhẹn, tháo vát, luôn đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu vươn lên Là người phụ nữ hiện đại, cần có những suy nghĩ, say mê, tìm tòi cái mới
và áp dụng trong công việc xã hội cũng như công việc gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống
Trong thời kỳ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sáng tạo còn giúp người phụ nữ làm chủ trước những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, có những sáng kiến, cải tiến, áp dụng cái mới, tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc
2.6 Văn hoá – nhân hậu