Công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại nhà máy bia sài gòn - nghệ tĩnh

56 604 4
Công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại nhà máy bia sài gòn - nghệ tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bia là một loại đồ uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên men của dịch đường trong môi trường lỏng và không qua chưng cất sau khi lên men. Bia có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, ngày nay bia là một loại thức uống rất được ưa chuộng trên thị trường. Người tiêu dùng yêu thích sản phẩm này không chỉ nó là một thức uống giải khát có hàm lượng cồn hợp lý tạo nên sự kích thích tiêu hoá khiến bữa ăn trở nên ngon miệng mà đây còn là một loại đồ uống tương đối rẻ tiền. Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh là công ty con của tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Với công nghệ sản xuất hiện đại, lấy chất lượng làm đầu nên sản phẩm của công ty ngày càng chiếm thị phần trên thị trường cả nước. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao quy trình công nghệ sản xuất.

ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tăng cao, đa dạng và phong phú trong đó nhu cầu về thực phẩm chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm mới ra đời, thêm vào đó là sự có mặt của những loại thức uống phục vụ trong bữa ăn hàng ngày. Một trong những loại thức uống phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới là bia. Bia là một loại đồ uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên men của dịch đường trong môi trường lỏng và không qua chưng cất sau khi lên men. Bia có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, ngày nay bia là một loại thức uống rất được ưa chuộng trên thị trường. Người tiêu dùng yêu thích sản phẩm này không chỉ nó là một thức uống giải khát có hàm lượng cồn hợp lý tạo nên sự kích thích tiêu hoá khiến bữa ăn trở nên ngon miệng mà đây còn là một loại đồ uống tương đối rẻ tiền. Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh là công ty con của tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Với công nghệ sản xuất hiện đại, lấy chất lượng làm đầu nên sản phẩm của công ty ngày càng chiếm thị phần trên thị trường cả nước. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao quy trình công nghệ sản xuất. Chính vì vậy nên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: "Công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh". Mục đích của đề tài là tìm hiểu qui trình công nghệ sản xuất, đặc biệt là khâu hoàn thiện sản phẩm của nhà máy nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân trước khi đi vào làm việc thực tế. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học trong những năm tháng tại trường vào thực tế tiễn sản xuất của nhà máy để tìm những phương án, biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. 1 Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN- NGHỆ TĨNH 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy [3] Năm 1976 bắt đầu xây dựng Phân xưởng nước ngọt thuộc Liên hiệp xí nghiệp Thực phẩm Vinh. Năm 1978 Phân xưởng đưa vào hoạt động và mang tên Nhà máy ép dầu nước ngọt Vinh. Năm 1987 Nhà máy bắt đầu sản xuất bia bằng phương pháp thủ công và đổi tên thành Nhà máy bia nước ngọt Vinh (Theo quyết định số: 972- TC/QĐ của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh ký ngày 18/06/1987). Năm 1990 đổi tên thành Nhà máy bia Nghệ Tĩnh. Ngày 30 tháng 11 năm 1992 đổi tên thành Nhà máy bia Nghệ An (Theo nghị định 388/HĐBT thành lập các doanh nghiệp). Ngày 5 tháng 7 năm 1996 đổi tên nhà máy bia Nghệ An thành Công ty bia Nghệ An (Theo Quyết định số: 2282/UB-QĐ ngày 05/07/1996 của UBND tỉnh Nghệ An). Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc chuyển đổi doanh nghiệp sở hữu Nhà nước sang Doanh nghiệp cổ phần. Sau khi hoàn thành xong thủ tục pháp lí theo qui định ngày 6 tháng 3 năm 2001 Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần bia Nghệ An. Ngày 04 tháng 01 năm 2006 Công ty gia nhập đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Sài Gòn theo quyết định số 01/2006/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Sài Gòn. Sau thời gian thực hiện thủ tục bàn giao phần vốn Nhà nước trực thuộc tỉnh Nghệ An quản lý về Tổng Công ty Bia- Rượu NGK Sài Gòn quản lý. Ngày 08/05/2006 Công ty tiến hành Đại hội đồng Cổ đông và quyết định tăng vốn, đổi tên thành Công ty cổ phần Bia Sài Gòn- Nghệ An. Thực hiện chủ trương của HĐQT Tổng Công ty Bia- Rượu NGK Sài Gòn ngày 09 tháng 09 năm 2006 Công ty Đại hội đồng Cổ đông tiến hành hợp nhất Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh, gồm có 2 nhà máy thành viên: Nhà máy Bia Sài Gòn – Nghệ An và Nhà máy Bia Sài gòn – Hà Tĩnh. Ngày 2 25/09/2006 giấy phép đăng kí kinh doanh với tên mới chính thức có hiệu lực. Chức năng chính của công ty là sản xuất bia với các sản phẩm là : Bia hơi, Bia chai Vida loại 450 ml, bia chai Sài Gòn (loại 355 ml và 450 ml). Nhìn chung tình hình tiêu thụ của công ty rất khả quan, đặc biệt ở hai khu vực thị trường mục tiêu là Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây khối lượng tiêu thụ sản phẩm ở hai tỉnh đều tăng lên, mà Nghệ An là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Bia hơi cũng chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường này vì đặc tính sản phẩm và đây cũng chính là thị trường nhà nên luôn chiếm ưu thế. Việc thâm nhập vào thị trường ngày càng rộng lớn và thuận lợi hơn khi sản xuất Bia Sài Gòn với công nghệ hiện đại và chất lượng Bia tốt hơn. Bia Sài Gòn hiện nay đã có mặt trên thị trường cả nước và được khách hàng rất ưa chuộng. Với đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ và lực lượng công nhân lành nghề mà mỗi sản phẩm được sản xuất ra đã từng bước đáp ứng nhu cầu cho khách hàng đặc biệt là trong tỉnh. Công ty cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh của nhiều hãng Bia trong nước ở khu vực miền Bắc, miền Trung và kể cả miền Nam. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ và công nhân trong công ty luôn cố gắng học hỏi và phấn đấu trong công tác thi đua sản xuất. Các khâu trong sản xuất cũng như bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. Chính vì vậy sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng. Mục tiêu của công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Đồng thời tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống của người lao động làm việc trong Công ty. Và đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ của ngân sách nhà nước. 3 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức [3] 1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng chung của công ty [3] 4 Đại Hội Đồng Cổ Đông Phòng Tổng Hợp Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Ban Giám Đốc Công Ty Ban Giám Đốc Nhà Máy Bia Nghệ An Ban Giám Đốc Nhà Máy Bia Hà Tĩnh PX Nấu – Lên Men - Lọc PX Chiết Rót – Đóng Gói Bộ Phận Kế Toán - Thống Kê PX Động Lực - Bảo Trì PX Nấu – Lên Men - Lọc PX Chiết Rót – Đóng Gói PX Động Lực - Bảo Trì Phòng Tổ Chức Hành Chính Chính Phòng Kỹ Thuật - Đầu Tư Phòng Kinh Doanh Phòng Tài Chính - Kế Toán Phòng Kế Hoạch - Vật Tư Phần 2 QUI TRÌNH SẢN XUẤT 2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất bia Sài Gòn 355ml Quy trình sản xuất bia là một quy trình sản xuất khá phức tạp và liên tục. Kể từ năm 2006 khi công ty trở thành công ty con của tổng công ty Bia- Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, sản phẩm chủ đạo của công ty là bia chai Sài Gòn 355ml và 450ml, mà chủ yếu là bia 355ml. Đối với mỗi loại sản phẩm Bia hơi, Bia chai Vida và Bia Sài Gòn thì mỗi loại đều có quy trình công nghệ sản xuất riêng. Nhìn chung mỗi loại đều áp dụng một quy trình giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Nguyên liệu chính để sản xuất các loại Bia này gồm Malt, gạo, hoa houblon, nước. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng loại Bia mà có các yêu cầu công nghệ khác nhau. Thời gian để hoàn thành một chu trình sản xuất Bia hơi là 7 ngày, Bia chai Vida là 13 ngày và Bia Sài Gòn là 12 - 22 ngày. Quy trình công nghệ sản xuất Bia mang tính liên tục theo phương pháp sản xuất dây chuyền, đặc tính công nghệ khác nhau sẽ tạo ra Bia có các cấp chất lượng khác nhau. Để đảm bảo thời gian thực tập tôi chỉ tìm hiểu kỹ về qui trình công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm loại bia chủ đạo của công ty là Bia chai Sài Gòn loại 355 ml. 5 Bã hoa 6 Sơ đồ qui trình công nghệ: 7 Kho bảo quản Thu hồi men Xử lý Hoa houblon Làm sạch Cân Ổn định bia Rửa két Nghiền Houblon hoá Đường hoá Hồ hoá Làm lạnh nhanh Lên men phụ Lọc dịch đường Chiết chai Nhân giống Lọc bia Dán nhãn, đóng két Thu hồi CO2 Lắng Lên men chính Thanh trùng Làm sạch Cân Nghiền Chai Két Men giống SP bia chai Bã O2 Malt(75% ) Gạo(25 %)) 2.2. Thuyết minh qui trình  Nguyên liệu Nguyên liệu để sản xuất loại Bia chai này gồm Malt, gạo, cao hoa, hoa viên, nước, caramel, và một số chất phụ gia khác. Malt, cao hoa, cao viên được công ty mẹ nhập từ nhiều nơi như: Úc, Đan Mạch, Đức và sau đó chuyển về công ty con. Gạo mua ở trong nước. Ở đây sử dụng Malt và gạo với tỷ lệ Malt:Gạo = 3 : 1. Nguyên liệu sau khi nhập về nhà máy được bảo quản trong các silo.  Làm sạch Đầu tiên nguyên liệu được đổ từ từ vào phễu nạp liệu và đi qua sàng lưới (ngay cửa phễu nạp liệu) để loại các tạp chất lớn (đất, đá,rác) không qua lỗ sàng. Malt tiếp tục được gàu tải vận chuyển đi qua bộ phận Cyclon để hút các tạp chất, bụi bẩn. Sau đó tiếp tục được đi qua nam châm điện nhằm loại bỏ kim loại (Fe) và các hợp kim có từ tính có trong Malt. Gạo tiếp tục được gàu tải vận chuyển vào hộc chứa gạo. Sau đó được đi qua nam châm điện để loại bỏ Fe và các hợp kim có từ tính.  Cân Sau khi làm sạch để phục vụ sản xuất nguyên liệu được đưa vào thùng chứa trước khi nghiền. Thùng chứa có đặt loadcell để cân khối lượng trong thùng. Khi khối lượng malt, gạo trong thùng chứa bằng khối lượng đặt dừng công đoạn cân. Mỗi mẻ nấu thông thường là 700kg gạo và 2090kg malt.  Nghiền gạo và malt Mục đích của việc nghiền nguyên liệu là : phá vỡ cấu trúc tế bào để tăng bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu với nước, tạo điều kiện hồ hoá nhanh, thúc đẩy quá trình đường hoá, tăng khả năng tiếp xúc của enzyme với cơ chất cũng như việc thực hiện quá trình thuỷ phân nhanh, đồng thời thu được chất hòa tan có nồng độ cao nhất [2]. Malt và gạo được xay ở 2 máy xay khác nhau, được xay bằng máy nghiền trục. Malt được xay thô, còn gạo được xay mịn. Malt đi vào cặp trục nghiền 1 nhờ trục điều tiết , bột nghiền được đi qua sàng rây. Tại đây bột có kích thước nhỏ sẽ lọt qua sàng rây và đi đến vít tải, còn bột có kích thước lớn nằm trên sàng tiếp tục được đi qua cặp trục nghiền 2 để 8 nghiền lại một lần nữa và đi đến vít tải. Bột Malt thu đựơc sẽ đựơc vít tải vận chuyển đến phễu chứa bột Malt. Khi cần nấu thì sẽ được cấp vào nồi nấu nhờ gàu tải với định lượng yêu cầu của từng mẻ. Gạo nhờ trục điều tiết sẽ được đi qua 1 cặp trục nghiền và đi xuống phễu chứa bột gạo. Kích thước bột gạo có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa 2 trục nghiền thông qua vô lăng bên ngoài. Cuối cùng sẽ được cấp vào nồi gạo với định lượng yêu cầu của từng mẻ nhờ cân định lượng và gàu tải.  Hồ hoá Bột gạo được phối trộn với nước 45 o C theo tỷ lệ 1:3 (700kg bột gạo pha 19hl nước). Bổ sung H 2 SO 4 (50ml) để phân cắt mạch amylo. Tại nồi gạo được bổ sung malt lót lần 1 là 7% (tức khoảng 50kg) so với lượng bột gạo để chống cháy nồi trong qúa trình nấu đồng thời có tác dụng bổ sung một số enzim thuỷ phân một phần tinh bột thành đường, thuỷ phân màng tế bào tinh bột trong quá trình hồ hoá. Tiến hành nâng nhiệt độ nồi gạo lên 72 o C và tiến hành giữ ở nhiệt độ này trong 20 phút để gạo hút nước và trương nở (hồ hoá). Sau đó nâng nhiệt độ lên 83 o C và giữ trong 5 phút để dịch hoá. Hạ nhiệt độ xuống 72 o C để bổ sung lượng nước và malt lót 2 (7% so với khối lượng gạo), giữ ở 72 o C trong 20 phút để hồ hoá gạo. Tiếp tục nâng nhiệt độ lên 100 o C và giữ trong 15 phút nhằm dịch hoá hoàn toàn khối cháo để bơm đi hội cháo.  Đường hoá Bột malt cũng được phối trộn với nước 45 o C theo tỷ lệ 1:3 (phối trộn trước khi nấu malt), tuy nhiên điều chỉnh pH hỗn hợp đến pH=5.4-5.6 nhằm tạo điều kiện cho E.proteaza đạm hoá prôtêin có trong malt. Dùng axit lactic để để điều chỉnh pH, bổ sung CaCl 2 để tạo môi trường đệm cho quá trình thuỷ phân sau này. Trong quá trình nâng nhiệt độ ở nồi gạo lên 100 o C đồng thời cũng pha bột malt ở nồi malt. Bột malt được trộn đều với nước 26 o C, điều chỉnh pH ban đầu = 5.6, nâng nhiệt độ đến 50 o C và giữ trong 5 phút tạo điều kiện cho enzim proteaza hoạt động. Tính toán thời gian sao cho kết thúc đạm hoá ở nồi malt cũng kết thúc giai đoạn nấu sôi khối cháo. Bơm cháo từ nồi gạo sang nồi malt (hội cháo), bơm từ từ để nhiệt độ 9 không tăng lên đột ngột (thời gian hội cháo 15 phút). Khống chế nhiệt độ của khối dịch hỗn hợp sau khi hội cháo lên khoảng 63-65 o C. Cánh khuấy ở nồi malt hoạt động liên tục khi bơm cháo sang nồi malt. Giữ ở nhiệt độ 65 o C ,pH=5.59 trong vòng 30 phút để đường hoá. Sau đó nâng nhiệt độ lên 75 o C giữ trong 20 phút để thuỷ phân hoàn toàn, thử tinh bột nếu thấy tốt thì nâng nhiệt độ lên 76 o C và bơm đi lọc tách bã malt thu lấy dịch đường.  Lọc dịch đường Sau khi hoàn tất quá trình đường hoá, thành phần của hỗn hợp gồm 2 phần: pha rắn và pha lỏng, pha rắn gồm các cấu tử không hoà tan của bột nghiền, pha lỏng bao gồm nước và các chất không hoà tan đã trích ly từ nguyên liệu [1]. Mục đích của việc lọc bã malt là tách pha lỏng khỏi hỗn hợp để tiếp tục các giai đoạn tiếp theo của quy trình công nghệ, còn pha rắn loại bỏ ra ngoài. Để chuẩn bị cho việc tách bã malt, ở giai đoạn cuối của quá trình thuỷ phân nguyên liệu, nhiệt độ của khối thuỷ phân được tăng lên 76 o C nhằm giảm độ nhớt dịch thuỷ phân nhưng vẫn tạo điều kiện để lượng α-amylaza chưa vô hoạt chuyển hoá tinh bột sót, hạn chế vi sinh vật phát triển. Tách bã malt về cơ bản là trình cơ học, bao gồm hai giai đoạn tách dịch đường và rửa bã để chiết hết những chất hoà tan còn bám trên bã. Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ An sử dụng thùng lọc (lautertun) để tách bã malt.  Houblon hoá Mục đích đun dịch đường hoá với hoa houblon: - Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các chất chứa nitơ từ hoa houblon vào dịch đường để dịch đường có mùi thơm và vị đắng đặc trưng của hoa. Đồng thời các chất đắng của hoa houblon và những chất có hoạt tính bề mặt nên chúng sẽ tham gia vào sự tạo bọt và giữ bọt bền cho bia sau này. -Các polyphenol của hoa houblon khi hoà tan vào dịch đường, ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với các protein cao phân tử sẽ tạo thành các phức chất dễ kết lắng và kéo các phần cặn lơ lững trong dịch đường hoá. - Tạo phản ứng melanoidin hình thành nên các chất màu và hương, sát trùng và cô đặc dịch đường, đồng phân hoá các axit đắng, đuổi các chất bay hơi có mùi không tốt: dimetyt sulfua (DMS) [2] 10 [...]... thì bia đước chuyển sang hệ thống lọc Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ An sử dụng hệ thống lọc bao gồm máy lọc nến và máy lọc đĩa Bia trước khi vào máy lọc nến được chứa trong các tank đệm hay còn gọi là PT1 nhằm ổn định bia đầu vào, ổn định áp suất Tiếp đến bia đi vào thiết bị lọc nến rồi qua lọc đĩa Bia sau khi qua lọc đĩa được đưa vào PT2 ( tank đệm nhằm ổn định bia đầu ra) và sau đó qua hệ thống pha bia. .. lưu bia vì bia còn đục, khi 22 quan sát ở ống thủy thấy bia trong thì đóng van hồi lưu và chuyển bia vào máy lọc đĩa nếu độ trong của bia tuần hoàn < 20% Chú ý: Phải tạo lại màng lọc máy lọc nến khi: máy lọc nến đạt công suất chứa 120kg đất lọc; chênh lệch áp lực vào và ra máy lọc nến tối đa là 3.5 bar; áp suất vào tối đa máy lọc nến là 5 bar Máy lọc đĩa Trước tiên dùng CO2 để đuổi nước ra khỏi máy, ... lọc, diệt tế bào nấm men, hấp thụ phenol và protein Tiến hành mở van cấp bia vào máy, lúc đầu xả bia vì bia này có lẫn nước trong máy Sau khi xả khoảng 3 phút, đóng van xả, tiến hành cấp bia và chạy van bơm định lượng mức 20g/hl Lúc đầu cần hồi lưu bia vì bia còn đục, khi quan sát ở ống thủy thấy bia trong thì đóng van hồi lưu và chuyển bia vào TBF Bia ra khỏi máy lọc đĩa có độ đục < 20% là đạt yêu cầu... đi lọc  Lọc bia → thành phẩm Sau khi lên men thì bia đem đi lọc tinh bằng thiết bị lọc nến và lọc đĩa Bia sau khi lọc được đưa qua hệ thống pha bia tự động để điều chỉnh độ cồn và các thông số khác theo qui định Bia sẽ được đưa vào tank thành phẩm rồi 12 qua phân xưởng chiết tiến hành chiết vào chai Bia chai đưa vào hệ thống thanh trùng, sau đó qua máy dán nhãn, foil nhôm, in ngày sản xuất, hạn sử... bào tăng - Nếu mật độ tế bào tăng hay giảm quá nhiều thì gảm nhiệt độ lên men và ngược lại 2.4 Hoàn thiện sản phẩm 2.4.1 Lọc bia  Mục đích: - Nhằm đảm bảo độ trong, tăng độ bền và giá trị cảm quan của bia thành phẩm - Loại bỏ đáng kể số lượng các vi sinh vật bao gồm nấm men - Loại bỏ các phức chất protein, các hạt dạng keo polyphenol, polysaccarit và protein ít tan Hình 7: Sơ đồ hệ thống lọc bia 20... men bia, đồng thời tạo sự thuận lợi cho quá trình bảo hoà thêm một lượng oxy cần thiết và loại trừ những phần cặn tinh còn trong dịch đường - Nhiệt độ của dịch đường từ 8 5-9 0oC hạ xuống 6-1 0oC một cách nhanh chóng vượt qua giai đoạn 2 0-4 0oC nhằm tránh sự phát triển của vi sinh vật Nhà máy bia Sài Gòn -Nghệ An sử dụng hệ thống làm lạnh dịch đường theo kiểu kín gồm hai bộ phận chính: Giàn làm nguội kín và. .. Collupulin có tác dụng hấp phụ và phân huỷ các cấu tử protein cao phân tử, ổn định chất lượng bia Tiến hành lọc: đầu tiên dùng nước khử khí 2oC bơm vào máy lọc với lưu lượng 160hl/h để xả hết khí trong máy Tiến hành tạo màng lọc lần 1 và 2, sau đó mở van cấp bia vào máy lọc Lúc đầu xả bia vì bia này có lẫn nước trong máy Sau khi xả khoảng 3 phút, đóng van xả, tiến hành cấp bia và chạy van bơm định lượng... đã tạo xong màng lọc thi tiến hành bơm bia cần lọc vào đồng thời bổ sung đất lọc vào bia Bia sẽ chui qua lớp màng lọc và cột nến đi vào các ống gom và theo đường ống ra khỏi thiết bị qua máy lọc đĩa Tuy nhiên nếu bia lọc chưa 21 đạt thì được hồi lưu về lọc lại Sau một thời gian lọc phải tiến hành xả đất và vệ sinh thiết bị  Hệ thống lọc đĩa Bia sau khi ra khỏi máy nến sẽ được qua hệ thống lọc đĩa Hệ... bị nhiễm và không bật đèn UV khi sử dụng Khắc phục: Người vận hành phải thực hiện đúng yêu cầu công nghệ Quản đốc, tổ trưởng, ca trưởng đôn đốc kiểm tra để thực hiện đúng 4 Đất lọc lẫn vào trong nhựa PVPP Khắc phục: Người vận hành thực hiện khi đẩy đầu máy nến phải quần máy để 24 độ trong bia . tiền. Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh là công ty con của tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Với công nghệ sản xuất hiện đại, lấy chất lượng làm đầu nên sản phẩm của công. thì công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao quy trình công nghệ sản xuất. Chính vì vậy nên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: " ;Công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại nhà máy bia. Chính - Kế Toán Phòng Kế Hoạch - Vật Tư Phần 2 QUI TRÌNH SẢN XUẤT 2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất bia Sài Gòn 355ml Quy trình sản xuất bia là một quy trình sản xuất khá phức tạp và liên tục.

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan