Thuyết minh quy trình

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại nhà máy bia sài gòn - nghệ tĩnh (Trang 40)

Nguồn nước máy được cung cấp muốn sử dụng được cho mục đích công nghệ của công ty phải qua một hệ thống gồm những công đoạn xử lí khác nhau. Mục đích và đặc điểm của từng công đoạn xử lí như sau:

Hệ thống khử trùng gia ven

Mục đích:

Cung cấp và duy trì hàm lượng Clo dư 0.1 ÷ 0.3 ppm (mg/l) ở bể chứa trung gian cho mục đích khử trùng nước và oxy hóa (OXH) Fe, Mn chuyển các muối của chúng về dạng khó tan và loại bỏ bằng phương pháp lọc.

Quá trình hoạt động:

Bồn chứa nước công nghệ Hệ thống trao đổi ion

Hệ thống lọc cát

Hệ thống lọc tinh 2 Hệ thống bơm trung gian Hệ thống khử trùng gia ven

Hệ thống lọc tinh 1 Hệ thống lọc than hoạt tính

Nước máy

NaOCl 12% được định lượng vào hệ thống tại vị trí đường cấp nước vào bể với hàm lượng 10 g/m3. NaOCl được cấp vào hệ thống bơm định lượng điều chỉnh lượng chất tuỳ theo sự thay đổi lưu lượng của nước cấp. Công suất Max bơm định lượng: 2.5 l/h.

Hệ thống lọc trong sắt, Mangan

Mục đích:

Lọc trong và lọc Fe, Mn tránh hiện tượng đóng cặn đường ống dẫn và ảnh hưởng đến chất lượng bia.

Quá trình hoạt động:

Hệ thống có công suất lọc 40 m3/h bao gồm 3 bình lọc cát Thạch anh hoạt động song song. Quá trình sục rửa các bình lọc hoàn toàn tự động thông qua bơm rửa ngược trong 3 bình lọc, bình lọc sẽ được rửa ngược khi một trong các điều kiện sau đạt được:

-Độ chênh lệch áp trước và sau mỗi bình là: 0.3 – 0.5 bar. -Thời gian hoạt động của bình lọc 2 – 3 ngày.

Chú ý:

Qúa trình sục rửa bình lọc sẽ được thực hiện tuần tự cho các bình A, B, C. Khi áp suất cấp đầu vào lớn hơn 2 bar, quá trình rửa ngược sẽ không thực hiện được và ở chế độ chờ.

Hệ thống lọc than hoạt tính

Mục đích:

Hệ thống lọc than hoạt tính được sử dụng để khử mùi, loại trừ clo dư cũng như các tạp chất hữu cơ và các tạp chất có trong nước.

Nguồn nước đầu vào: nước sau quá trình lọc Fe, Mn và lọc trong.

Các thông số kỹ thuật của hệ thống: P = 3.5 – 4 bar, lưu lượng 40 m3/h, pH= 6.5 – 7.5, Clo dư < 1.0 mg/l.

Đường kính bình: 1200mm, Chiều cao bình: 3500mm.

Quá trình làm việc:

Hệ thống gồm 3 bình lọc làm việc song song, vật liệu bình bằng inox. Qúa trình tái sinh bằng hơi trực tiếp. Nước sẽ đi từ đỉnh bình xuống đáy qua lớp vật liệu lọc than hoạt tính. Các quá trình làm việc của bình lọc gồm có:

đưa hệ thống vào làm việc.

Service: là quá trình lọc cơ bản của hệ thống.

Hushing: là quá trình sục rửa định kì của hệ thống nhằm loại trừ các tạp chất. Thực hiện quá trình này có thể 2 – 3 ngày một lần hoặc dựa vào độ chênh lệch áp tuỳ thuộc vào chất lượng nước đầu vào.

Disinfection: Quá trình này có mục đích vệ sinh, khử trùng nhả hấp thụ của than hoạt tính sau một khoảng thời gian hoạt động.

Hệ thống bơm trung gian

Hệ thống bao gồm 3 bơm, trong đó 2 bơm làm việc 1 bơm dự phòng. Bơm 1 và 2 hoạt động thông qua biến tần nhằm duy trì áp suất cần thiết cho hệ thống trao đổi ion (đặc biệt trong giai đoạn tái sinh hút hoá chất ).

Bơm thứ 3 hoạt động bơm tuần hoàn hệ thống khi kết thúc quá trình tái sinh hoặc bể chứa thanh phẩm đầy.

Hệ thống lọc tinh

Gồm 2 hệ thống cột lọc tinh 5 micron sau hệ thống lọc than và hệ thống trao đổi ion cho phép loại trừ các phần tử hạt lọc của các hệ thống trước đó. Khi độ chênh lệch áp suất đầu vào và đầu ra của hệ thống > 0.5 bar thì phải tiến hành thay các fil lọc.

Hệ thống trao đổi Cation /Anion

Mục đích:

Khử cứng, kiềm và các muối khác trong nước như Clo, Sulphate... nhằm đạt các yêu cầu của nước nấu bia.

Nguồn nước đầu vào: Nước sau bình than và lọc tinh.

Các thông số cơ bản của hệ thống: công suất: 35 – 40 m3/h, lượng nước của một chu kì hoạt động: khoảng 250m3 ( tuỳ thuộc chất lượng đầu vào, ra )

Hệ thống gồm có:

- 4 bình lọc Composite.

- Hệ thống van đường ống, hệ thống cấp hoá chất tái sinh HCl 30%, NaOH 35%. - Các hệ thống đo, ... kết nối tủ điều khiển trung tâm.

Quy trình hoạt động:

Hệ thống gồm có 2 dãy AB và CD hoạt động song song. Mỗi dãy gồm có một bình trao đổi Kation và một bình trao đổi Anion nối tiếp nhau. Như

vậy 1 trong 2 dãy sẽ ở chế độ làm việc (Operation) trong khi dãy kia ở chế độ tái sinh hoàn nguyên hoặc chạy tuần hoàn (Recycle).

Khi cả 2 bể chứa nước thành phẩm đầy thì cả 2 dãy sẽ cùng chạy ở chế độ tuần hoàn (Recycle).

Chế độ tái sinh:

Tổng thời gian tái sinh là 120 – 150 phút gồm các bước: - Rửa ngược 10 phút.

- Hút acid, xút: 60 phút, lưu lượng HCl 30% cần thiết là 220 l/h, lưu lượng NaOH 35% cần thiết là 186 l/h.

- Rửa xuôi chậm: 40 - 60 phút. - Rửa nhanh 10 phút.

Sau khi thực hiện xong quá trình tái sinh, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ chạy tuần hoàn.

Chú ý: trong qua trình hệ thống cần thực hiện quá trình tái sinh, nếu lượng hoá chất trong bình chứa ở mức thấp thì sẽ có tín hiệu báo alarm trên màn hình. Khi đó hệ thống chỉ chuyển sang chế độ tái sinh khi hoá chất đã được bổ sung vào các bình chứa.

Hệ thống phối trộn và kiểm soát chất lượng nước

Các thông số cơ bản của nước đầu ra gồm: pH, TH,TAC, Muối (NaCl), ... Để kiểm soát các thông số trên, các bộ đo thông số tự động pH, TH, TAC sẽ được gắn trên đầu ra của hệ thống trước khi cấp vào bể chứa. Các tín hiệu nhận được sẽ truyền đến các van điều khiển tự động cho phép phối trộn nước trước và sau trao đổi ion với một lượng phù hợp nhằm đảm bảo các thông số đầu ra.

Bộ đo Clo dư sẽ hiển thị giá trị tức thời Clo dư sau bình lọc than. Bộ đo pH sẽ hiển thị giá trị tức thời pH nước sau xử lí và đã phối trộn. Bộ đo TH, TAC cho hiển thị giá trị tức thời TH, TAC nước sau xử lí và phối trộn. Nếu đặt ở chế độ tự động cho phép thiết bị đo TH, TAC sau một khoảng thời gian nhất định (5 – 99 phút). Khi đặt ở chế độ Standby (Đèn Standby sáng) thì thiết bị ở chế độ chờ. Khi cần đo ta phải ấn phím yêu cầu đo.

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tại nhà máy bia sài gòn - nghệ tĩnh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w