1.1.2 Hoạt động của các công ty chứng khoán Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a Môi giới chứng khoán b Tự doanh chứng khoán c Bảo
Trang 1MỞ ĐẦU
I/ Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăngtrưởng nhanh nhất thế thế giới Bước ngoặt lịch sử đánh dấu bước chuyểnmình ấy chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTOngày 11/01/2007 Và để đáp ứng các nghĩa vụ thành viên của WTO, ViệtNam đã sửa đổi lại gần như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại vàđầu tư của mình cũng như các quy định hướng dẫn Và một hệ quả tất yếuchính là nhịp độ dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể Tính đếncuối năm 2007, Việt Nam đã thu hút được khoảng 83.1 tỷ đô la vốn đầu tưcam kết từ 8590 dự án Hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn còn ở trong giaiđoạn đầu của cải cách Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có 153công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và
138 công ty niêm yết tại trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà nội, với tổnggiá trị thị trường khoảng 13 tỷ đô la tính đến 30/06/2008
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên một kênh đầu tưhấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và trở thành một nguồn cung cấp tàichính thực sự cho nền kinh tế Và sự góp mặt của các công ty chứng khoánViệt Nam đã và đang phát huy hiểu quả tối đa vai trò của kênh phân phối tàichính thể hiện qua quy trình luân chuyển vốn như sau:
Trang 2Tuy nhiên một vấn đề nhức nhối đang nảy sinh trong nền kinh tế chúng
ta hiện nay chính là sự thiếu hụt kiểm toán viên chứng khoán Tính đến tháng
3 vừa qua, với sự kiện công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn kế toánBHP đã bị mất quyền kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết
và tổ chức kinh doanh chứng khoán (do không đủ số lượng kiểm toán viêntheo yêu cầu) 11 doanh nghiệp kiểm toán còn lại còn lại được chấp thuận của
Uỷ ban Chứng khoán nhà nước sẽ chia nhau kiểm toán cho 195 doanh nghiệpniêm yết và 55 công ty chứng khoán đang hoạt động Chính vì vai trò quantrọng của các công ty chứng khoán trong nền kinh tế đã nảy sinh không ít khókhăn cũng như áp lực các doanh nghiệp kiểm toán tuy nhiên việc đảm bảomột cuộc kiểm toán trung thực và hiệu quả vẫn được tộn trọng bởi sự nhiệthuyết và tận tâm của các kiểm toán viên Trong hoạt động thường nhật củacác công ty chứng khoán thì hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn là hoạtđộng chủ yếu giúp các công ty thực sự là kênh phân phối tài chính hữu hiệu
và hiệu quả Do đó các khoản mục đầu tư chứng khoán trở thành một khoản
CÁC TRUNG GIAN TÀI CHINH
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Trang 3mục trọng yếu của Báo cáo tài chính Chính vì tính chất quan trọng của khoảnmục trên mà quy trình kiểm toán áp dụng cho khoản mục đòi hỏi sự chặt chẽtrong kỹ thuật và thận trọng từ các kiểm toán viên.
II/ Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa trên các mục tiêu sau:
Các yêu cầu đối với quy trình kiểm toán các khoản đầu tư chứng khoándựa trên chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn Việt Nam có liên quan
Quy trình kiểm toán cụ thể thực tế áp dụng tại công ty kiểm toánKPMG để xem xét việc thực hiện các chuẩn mực kế toán và các thông tưhướng dẫn của công ty chứng khoán Người viết xin lấy số liệu của một kháchhàng do KPMG kiểm toán để minh họa cho quy trình kiểm toán
Nhận xét, đánh giá quy trình kiểm toán được thực hiện tại công ty kiểmtoán KPMG và việc áp dụng các chuẩn mực kế toán cũng như các thông tưhướng dẫn của Bộ tài chính vào thực tế
Đề xuất kiến nghị đối với các quy trình kiểm toán nếu có
III/ Phương pháp nghiên cứu:
Tham khảo thông tin về khách hàng cùng các tư liệu liên quan được lưutrữ tại công ty KPMG
Phân tích qui trình từ khởi đầu đến kết thúc để minh họa
Trực tiếp tham gia kiểm toán tại công ty
Nghiên cứu các số liệu kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán của năm hiệnhành
Tham khảo ý kiến của các anh chị tại KPMG và giáo viên hướng dẫn
để hoàn thiện báo cáo
Trang 4IV/ Phạm vi và hạn chế của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu qui trình kiểm toán cáckhoản đầu tư chứng khoán áp dụng tại Việt Nam của công ty kiểm toánKPMG
Hạn chế của đề tài: Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ nêu quitrình kiểm toán của một hồ sơ kiểm toán được nghiên cứu và số liệu minh họa
là hồ sơ của một công ty
Trang 5Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Giới thiệu về công ty chứng khoán:
2/ Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, công tyquản lý quỹ, công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp
vụ theo quy định tại điều 60, điều 61 của Luật chứng khoán
1.1.2 Hoạt động của các công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp
vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán
b) Tự doanh chứng khoán
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán
1.2/ Các khoản mục đầu tư của công ty chứng khoán:
1.2.1/ Phân loại:
a/ Chứng khoán kinh doanh
- Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác;
- Công ty chứng khoán mua với chiến lược kinh doanh, mua để bántrong thời gian không quá 1 năm nhằm hưởng chênh lệch giá;
- Công ty chứng khoán không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp
Trang 6b/ Chứng khoán sẵn sàng để bán
- Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác;
- Có số lượng đầu tư vào một doanh nghiệp dưới 20% quyền biểuquyết;
- Công ty chứng khoán đầu tư với mục tiêu dài hạn và có thể bán khi
- Các loại chứng khoán được chỉ định vào nhóm sẵn sàng để bán (Công
ty chứng khoán không phân loại vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoángiữ đến ngày đáo hạn);
- Được tự do mua bán trên thị trường (cả trên thị trường chính thức vàphi chính thức - OTC)
c/ Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn
- Là chứng khoán nợ;
- TCTD mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất;
- TCTD chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán
d/ Các khoản đầu tư dài hạn khác
Bao gồm chứng khoán vốn, các khoản góp vốn đầu tư dài hạn khác(ngoài các khoản góp vốn, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và công tycon);
- Công ty chứng khoán đầu tư với mục đích hưởng lợi trong các trườnghợp sau: (i) Công ty chứng khoán là cổ đông sáng lập; hoặc (ii) Công tychứng khoán là đối tác chiến lược; hoặc (iii) Có khả năng chi phối nhất địnhvào quá trình lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh
Trang 7nghiệp thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng quảntrị/Ban điều hành;
- Thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm
1.2.2 Lập dự phòng:
Dự phòng các khoản ĐTTC là việc tính trước vào chi phí hoạt động tàichính phần giá trị có thể bị giảm xuống thấp hơn giá gốc trong tương lai củacác loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, hoặc các khoản đầu tưvốn khác Trên cơ sở những thông tin tin cậy thu thập được trên thị trườngnhằm tạo nguồn tài chính bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra; đồng thời cũng
để phản ánh giá trị thuần của các khoản ĐTTC có thể thực hiện được (có thểbán được), đảm bảo cung cấp thông tin chính xác
Nguyên tắc lập dự phòng các khoản ĐTTC (Dựa trên Thông tư13/2006/TT-BTC):
-Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn được lập vào cuối niên độ
kế toán khi lập BCTC, nếu có bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá của cáckhoản đầu tư đó
-Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán, từngkhoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
+ Mức trích lập dự phòng đối với chứng khoán đầu tư tại thời điểm lậpBCTC được tính theo công thức sau:
X
Giáchứngkhoán hạchtoán trên sổ
kế toán
-Giáchứng khoánthực tế trênthị trường
Trang 8+ Số dự phòng phải lập đối với các khoản đầu tư vốn tại thời điểm lậpBCTC được tính theo công thức sau:
tổ chức kinhtế
-Vốn chủ sởhữu thực có x
Vốn đầu tư củadoanh nghiệp
Tổng vốn góp thực tếcủa các bên tại tổchức kinh tế
Ý nghĩa của chương trình kiểm toán các đầu tư tại công ty chứng khoán:
Trong tất cả các hoạt động sinh lợi của loại hình công ty chứng khoán,việc kinh doanh tự doanh chứng khoán và môi giới đầu tư chiếm tỷ trọng lớntrong doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty, điều này cho thấy việc kiểmtoán các khoản mục đầu tư cho các công ty chứng khoán là chu trình kiểmtoán chủ yếu và xuyên suốt trong suốt cuộc kiểm toán và giữ vai trò chính yếutrong việc đưa ra ý kiến kiểm toán viên về báo cáo tài chính của các công ty
1.3 Giới thiệu các thông tư hướng dẫn được áp dụng hiện nay
1.3.1 Hướng dẫn kế toán các khoản mục đầu tư áp dụng đối với công ty chứng khoán ( thông tư 95/2008/TT-BTC):
Những thay đổi trong thông tư về các khoản đầu tư của công ty chứngkhoán:
a) Đổi tên Tài khoản 121 - “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” thành
“Chứng khoán thương mại”
Tài khoản 121 có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu
- Tài khoản 1212 - Trái phiếu
- Tài khoản 1213 - Chứng chỉ quỹ
- Tài khoản 1218 - Chứng khoán khác
Trang 9b) Tài khoản 224 – “Đầu tư chứng khoán dài hạn”
Tài khoản 224 có 2 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2241 - Chứng khoán sẵn sàng để bán
- Tài khoản 2242 - Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn
Bản chất của tài khoản:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến độngcác loại chứng khoán đầu tư dài hạn với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn
và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn là các chứng khoán phi pháisinh hưởng các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có thời gianđáo hạn cố định mà công ty có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn
Một loại chứng khoán đầu tư sẽ không được xếp vào nhóm nắm giữđến ngày đáo hạn nếu trong năm tài chính hiện hành hoặc trong hai năm tàichính gần nhất, được bán hoặc phân loại lại với một số lượng đáng kể cáckhoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trước ngày đáo hạn, trừ khi việc bán vàphân loại lại là:
- Rất gần với thời điểm đáo hạn;
- Công ty đã thu về phần lớn tiền vốn gốc của loại chứng khoán theo kếhoạch thanh toán hoặc được thanh toán trước hạn, hoặc;
- Do một sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, sự kiện nàymang tính đơn lẻ không lập lại và không thể dự đoán trước được
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: là các chứng khoán phi phái sinhđược xác định là sẵn sàng để bán mà không phải là các khoản đầu tư chứngkhoán nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc là chứng khoán thương mại
Trong trường hợp công ty chứng khoán không có ý định hoặc không cókhả năng nắm giữ khoản chứng khoán cho đến lúc đáo hạn thì nó được phânloại lại vào nhóm “Chứng khoán sẵn sàng để bán” và được ghi nhận theo giá
Trang 10trị hợp lý Khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và ghi sổ được ghi nhận vàovốn chủ sở hữu.
Theo nguyên tắc giá gốc thì khi lập trình bày báo cáo tài chính nếu cóbằng chứng khách quan cho thấy sự giảm giá trị chứng khoán thì phải lập dựphòng (Sử dụng TK 229)
Theo nguyên tắc giá hợp lý thì khi lập trình bày báo cáo tài chính cầnphải được xác định các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn được phân loại vàonhóm sẵn sàng để bán theo giá trị hợp lý Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giátrị hợp lý được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu mà không thực hiện lập
dự phòng khi khoản đầu tư chứng khoán dài hạn bị giảm giá
Trường hợp các khoản đầu tư dài hạn vào công cụ vốn chủ sở hữukhông có giá niêm yết trên Sở (Trung tâm) giao dịch chứng khoán và giá trịhợp lý không thể xác định một cách đáng tin cậy thì sẽ phản ánh theo giá trịghi sổ
Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn sẽ được phản ánh theo giá trịphân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực tế
Nếu công ty thay đổi ý định hoặc khả năng và phương pháp xác địnhgiá trị hợp lý không còn phù hợp hoặc do thời hạn “2 năm tài chính trước gần
Trang 11nhất” đã kết thúc, một tài sản được định giá theo giá mua (chi phí) hoặc giá trịphân bổ là phù hợp hơn so với việc định giá theo giá trị hợp lý thì giá trị hợp
lý ghi sổ mang sang của tài sản vào ngày có sự thay đổi đó sẽ được phản ánhvào Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc giá trị phân bổ mới Bất kỳ khoản lỗhay lãi phát sinh từ tài sản này mà trước đây đã được ghi nhận trực tiếp vàovốn chủ sở hữu sẽ được xử lý như sau:
Trong trường hợp tài sản tài chính có kỳ hạn cố định, khoản lỗ hoặc lãi
sẽ được phân bổ dần vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong suốtvòng đời còn lại của khoản đầu tư “giữ đến ngày đáo hạn” sử dụng phươngpháp lãi suất thực Bất kỳ chênh lệch nào giữa giá trị phân bổ mới và giá trịđáo hạn sẽ được phân bổ trong suốt vòng đời còn lại của tài sản tài chính sửdụng phương pháp lãi suất thực, thực hiện tương tự như việc phân bổ mộtkhoản giá trị phụ trội hoặc giá trị chiết khấu Nếu sau đó tài sản tài chính bịgiảm giá trị thì bất kỳ khoản lỗ hay lãi nào đã được ghi nhận trực tiếp vào vốnchủ sở hữu sẽ được chuyển vào ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh
Trong trường hợp tài sản tài chính không có kỳ hạn cố định, khoản lãihoặc lỗ sẽ vẫn được giữ ở vốn chủ sở hữu cho đến khi tài sản đó được bán đihoặc chuyển nhượng và lúc đó, khoản lãi hoặc lỗ này sẽ được ghi nhận vàoBáo cáo kết quả kinh doanh Nếu sau đó, tài sản tài chính này bị giảm giá trị,bất kỳ khoản lỗ hoặc lãi nào đã được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu sẽđược ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.2 Hướng dẫn việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư tại công ty chứng khoán theo thông tư 228/09/TT-BTC:
Thông tư 228 hoàn thiện và hướng dẫn về cơ sở lấy giá chứng khoánthực tế trên thị trường để tính mức dự phòng cần trích lập
Trang 12a Đối với nhóm chứng khoán kinh doanh và sẵn sàng để bán:
- Đối với chứng khoán vốn đã niêm yết: CTCK lấy theo giá đóng cửavào ngày lập báo cáo tài chính Trường hợp không có giao dịch vào ngày lậpbáo cáo tài chính, CTCK lấy theo giá đóng cửa phiên gần nhất
- Đối với chứng khoán vốn chưa niêm yết (giao dịch trên thị trường phitập trung - OTC):
+ CTCK lấy mức giá bình quân của 03 (ba) công ty chứng khoán có uytín trên thị trường (có mức vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng)
+ Trường hợp các chứng khoán, các khoản đầu tư không có giá trị hợplý/giá trị thực tế của thị trường hoặc không thể xác định một cách đáng tin cậy(ví dụ: chứng khoán chỉ được 2 hoặc dưới 2 công ty chứng khoán đủ điềukiện nêu trên yết giá hoặc không có giao dịch thành công gần với thời điểmlập Báo cáo tài chính) thì CTCK sẽ phải (i) tự xây dựng mô hình trích lập dựphòng thận trọng nhất hoặc/và (ii) tham khảo mô hình hoặc kết quả củaCTCK khác (nếu có thông tin) để tính toán và trích lập giảm giá chứng khoán,các khoản đầu tư này
CTCK cần phải trình bày danh sách công ty chứng khoán đã được lựachọn để tham khảo mức giá chứng khoán và mô tả về mô hình hoặc kết quảtrích lập dự phòng thận trọng nhất cho việc giảm giá chứng khoán và cáckhoản đầu tư dài hạn khác trên Thuyết minh báo cáo tài chính
b Đối với nhóm các khoản đầu tư dài hạn khác:
CTCK trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà CTCK đang đầu tư bị
lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinhdoanh trước khi đầu tư) Mức trích được thực hiện theo Thông tư13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính
Trang 13CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG TY KIỂM TOÁN KPMG
2.1 Giới thiệu chung về công ty kiểm toán KPMG
KPMG được tổ chức như một mạng lưới quốc tế gồm các thành viên từcác lĩnh vực như kiểm toán, các dịch vụ tư vấn Họ làm việc dựa trên sự tôntrọng và thân tiện với khách hàng để giúp khách hàng giảm bớt rủi ro vànắm bắt được cơ hội thông qua các dịch vụ tư vấn
Khách hàng của công ty KPMG là các công ty thương mại, chính phủ,các tổ chức xã hội và các tổ chức phi lợi nhuận khác Họ đã tìm thấy ở KPMGđáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của dịch vụ dựa trên tính chuyên nghiệp cao, kiếnthức trong nhiều lĩnh vực chính trong mỗi quốc gia đó
KPMG đã có mặt ở hơn 140 nước và đã tuyển chọn hơn 135,000 ngườiđược huấn luyện về sự tự chủ và kỷ luật trong công việc Mục đích chủ đạotrong đội ngũ nhân viên là duy trì và phát triển kỹ năng của mỗi người ở bất
kì nơi nào Giá trị của KPMG được xác định qua công việc với khác hàng vàvới mỗi người trên toàn thế giới
2.2 Quá trình hình thành công ty kiểm toán KPMG International Net World:
KPMG là một công ty dịch vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới chuyêncung cấp các dịch vụ về kiểm toán, thuế và tư vấn Mục đích của KPMG trêntoàn thế giới là chuyển những kiến thức có ích vì lợi ích của khác hàng, mọingười và cho thị trường vốn Mục đích của các công ty thành viên của KPMGtrên toàn thế giới là cung cấp một dịch vụ tài chính kế toán hiệu quả, dựa trênkiến thức liên quan tới nhiều lĩnh vực
Lịch sử hình thành và phát triển:
KPMG toàn cầu là một công ty Thụy Sỹ có trách nhiệm phối hợp hoạtđộng của mạng lưới các công ty thành viên hoạt động độc lập dưới tên gọi
Trang 14KPMG KPMG toàn cầu không cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mỗi công
ty thành viên là một pháp nhân riêng hoàn toàn tách biệt về mặt luật pháp sẽtrực tiếp thực hiện những giao dịch đó Các công ty thành viên cam kết hoạtđộng dựa trên những giá trị chung của KPMG Mỗi công ty tự chịu tráchnhiệm về việc quản lý của mình, cũng như về hiệu quả và chất lượng côngviệc của họ
KPMG được thành lập năm 1987 sau sự sáp nhập của 2 công ty PeatMarwick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG) cùng vớicác công ty con của 2 công ty này Trải qua 3 thế kỷ, tới nay, với 123.000nhân viên tại 717 thành phố của 148 quốc gia, KPMG luôn đứng trong hàngngũ 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới
2.3 Quá trình hình thành công ty kiểm toán KPMG Việt Nam:
KPMG Việt Nam bắt đầu hoạt động tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từnăm 1992 và được cấp giấy phép đầu tư dưới hình thức công ty 100% vốnnước ngoài từ năm 1994 Với hơn 600 nhân viên và 1.000 khách hàng,KPMG là một trong các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cho các tậpđoàn đa quốc gia tên tuổi và các công ty trong nước lớn tại Việt Nam
Năm 2003, trong hội nghị kế toán Quốc gia KPMG nhận được giấychứng nhận của Bộ Tài chính do sự hỗ trợ nhiệt tình trong việc phát triểnngành tài chính, kế toán và kiểm toán Việt Nam
Vào tháng 01/2008, KPMG vinh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàngdành cho 100 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hoạt động xuất sắc tại ViệtNam
Với những thành tích đạt được kể trên, càng khẳng định vị thế và têntuổi của KPMG trong làng kiểm toán thế giới và Việt Nam
Trang 152.3.1 Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Kiểm Toán KPMG:
Cơ cấu tổ chức của công ty KPMG Việt Nam được thể hiện qua sơ đồsau:
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty KPMG
2.3.2 Cơ cấu phân quyền tại KPMG Việt Nam
Về cơ cấu phân quyền tại KPMG được thể hiện theo sơ đồ sau:
Công ty KPMG
Bộ phận tư
vấn tài chính
Phòng ban hỗ trợ
Bộ phận tư vấn thuế
Bộ phận dịch
vụ tuyển dụng
Bộ phận kiểm toán
Phòng hành chính
Phòng
kế toán
Phòng
IT và nhân sự
Trang 16Bảng 1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty KPMG:
Chú thích: SM: Senior manage AM: Assistant manager
SA: Senior audit JA: Junior audit 2.3.3 Nguyên tắc họat động của công ty kiểm toán KPMG Viet Nam:
KPMG hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuân thủnhững nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như hệ thống cácchuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với pháp luật và quy định của NhàNước Việt Nam Bên cạnh đó, mọi hoạt động kiểm toán tại KPMG Việt Namđều được tiến hành theo những quy định nội bộ do hệ thống KPMG toàn cầu
đề ra ( KAM - KPMG Audit Manual )
Đối với khách hàng: KPMG đề ra mục tiêu đảm bảo cung cấp nhữngdịch vụ tốt nhất, đáp ứng kịp thời, chính xác và trung thực nhất những nhu
Trang 17cầu của khách hàng KPMG giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tếthực hiện tốt công tác tài chính – kế toán theo đúng quy định pháp luật củaNhà Nước Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thờigiúp gia tăng hiệu quả doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư nướcngoài vào Việt Nam.
“ Global ideas, local understanding”
Đối với nhân viên: KPMG chủ trương đào tạo một đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tiễn và được trang bị đầy đủ kiến thứcchuyên môn để góp phần đạt được mục tiêu đề ra đối với khách hàng Độingũ nhân viên của KPMG được đào tạo tuân thủ các chính sách và thủ tục củaKPMG toàn cầu để đảm bảo sự thống nhất trong chất lượng dịch vụ
“ Turning knowledge into value”
Giá trị truyền thống của KPMG:
KPMG toàn cầu quản lý sự tuân thủ quy tắc sẵn có của các công tythành viên Vì vậy, nhằm đảo bảo sự nhất quán về chất lượng trong mọi dịch
vụ cung cấp cho khách hàng, mọi thành viên công ty dù ở bất cứ nơi nào cũngcần chấp hành những nguyên tắc mà KPMG đã đề ra Điều này biếu hiện cụthể qua cách hành xử giữa các nhân viên với nhau, thái độ của mỗi nhân viêntrong công việc như cách thu thập và bảo mật thông tin, trong thời gian huấnluyện, cách ứng xử với khách hàng, với đối tác, đối thủ … đây có thể đượcxem là văn hóa công ty Giá trị truyền thống của công ty biểu hiện qua nhữngtriết lý sau:
Trang 18Mỗi thành viên KPMG trên toàn cầu đều thể hiện và khẳng đinh giá trị KPMG toàn cầu.
“Chúng tôi lãnh đạo bằng kinh nghiệm thực tiễn Chúng tôi làm việc cùng nhau
Chúng tôi tôn trọng mọi cá thể
Chúng tôi theo đuổi sự chân thật và cung cấp sự hiểu biết
Chúng tôi cởi mở và chân thành trong việc truyền đạt thông tin
Chúng tôi cam kết vì cộng đồng
Và trên hết, chúng tôi làm việc bằng sự chính trực”.
2.3.4 Sản Phẩm Của KPMG Việt Nam:
KPMG là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kiểm tóan, thuế và tưvấn hàng đầu Mối quan hệ và cung cấp dịch vụ cho toàn cầu có thể gúpkhách hàng nắm bắt được các cơ hội mới, nâng cao khả năng tổ chức, quản lírủi ro và nâng cao giá trị cho công ty
Công ty KPMG cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ kiểm toán
Một kiểm toán độc lập là một trong những nhân tố giúp thiết lập thịtrường vốn minh bạch Công ty kiểm toán KPMG thực tế có thể cung cấpdịch vụ kiểm tóan độc lập, trung thực và chuyên nghịêp để giúp khách hàngquản lí rủi ro để họ có thể tập trung vào công việc kinh doanh Bằng sự hiểubiết công việc kinh doanh của khách hàng KPMG có thể theo dõi và tạo cơhội giúp cho khách hàng cải thiện hiệu quả, cách thức tổ chức và các báo cáotài chính
Trang 20Dịch vụ tư vấn thuế tại KPMG được thiết kế để phản ánh nhu cầu vàmục đích của mỗi khách hàng, Bất cứ điều gì được thực hiện đều do cácchuyên gia về thuế để giúp đỡ và phát triển Dựa trên những điều kiện thực tế,điều này có nghĩa KPMG làm việc với khách hàng để giúp đỡ họ đạt đượcnhững mục tiêu hiệu quả và kiểm soát rủi ro về thuế, ngoài ra còn giúp họ cóthể quản lí chi phí của công ty
Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp tại KPMG có thể cung cấp cho kháchhàng những lời khuyên và sự giúp đỡ đến công ty, người trung gian hay cộngđồng để giảm bớt rủi ro, cải thiện việc tổ chức và tạo ra giá trị cho công ty.KPMG có thể cung cấp tư vấn rủi ro và tư vấn tài chính, điều này có thể đáoứng được nhanh chóng nhu cầu của khách hàng cũng như là cho những chiếnlược dài hạn
Trang 21Chương 3: QUI TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG CHỨNG KHOÁN TẠI KPMG3.1 Quy trình kiểm toán chung tại KPMG
3.1.1 Phưong pháp luận kiểm toán KPMG
KPMG áp dụng phương pháp luận kiểm toán quốc tế gọi tắt là KAM(KPMG audit manual) KAM là sự tổng hợp và cập nhật những tài liệu mớinhất được các tổ chức uy tín về lĩnh vực kiểm toán trên thế giới ban hành.Trong số đó, đáng quan tâm nhất có: tài liệu hướng dẫn về Quản Trị Rủi RoToàn Cầu (the Global Risk Management Manual) và tài liệu hướng dẫnChuẩn Mực Quốc Tế Về BCTC (the International Standards Reports Manual)
và IAPAs (International Auditing Practice Statements) IAPAs là báo cáocung cấp sự hướng dẫn về cách trình bày và hỗ trợ mang tính thực tế choKTV trong việc thi hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Những đặc điểm của phương pháp luận này là:
- Đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và quốc gia hiện hành
- Tập trung vào tính chất quan trọng của các thủ tục kiểm tra chi tiết,đánh giá rủi ro, hiệu quả và các hoạt động kiểm tra công tác kiểm soát
- Sử dụng một phương pháp kiểm toán thích hợp cho nhiều chuyênngành
KAM cung cấp cơ sở cho phương pháp kiểm toán nhất quán ở bất cứnơi nào mà KPMG có mặt và củng cố thêm hoạt động liên tục và sự phối hợptoàn cầu KAM được các công ty thành viên KPMG cùng các nhân viênchuyên nghiệp của họ sử dụng rộng rãi khắp các quốc gia trên toàn thế giới.Điều đó có nghĩa là tại bất cứ nơi nào, các nhân viên chuyên nghiệp củaKPMG sẽ được hướng dẫn bởi cùng một phương pháp luận, các quy trình và
hồ sơ kiểm toán KPMG tăng cường tính nhất quán toàn cầu thông qua côngtác đào tạo, giám sát và công nghệ
Trang 223.1.2 Quy trình kiểm toán
3.1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
KPMG sử dụng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro để tìm hiểu hoạtđộng kinh doanh, môi trường hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh.Nhóm kiểm toán của KPMG sẽ bước đầu xác định những bộ phận của báocáo tài chính của công ty khách hàng có rủi ro cao nhất về sai sót trọng yếu.KPMG có thể thực hiện việc này thông qua những cuộc phỏng vấn cụ thể vớicấp quản lý và những người khác cũng như thông qua các thủ tục phân tích,quan sát và thẩm định Cụ thể là KPMG sẽ xem xét các vấn đề sau của kháchhàng:
- Khuôn mẫu báo cáo tài chính
- Ngành và lĩnh vực kinh doanh
- Chính sách và thông lệ kế toán
- Kết quả tài chính
- Các thủ tục kiểm soát nội bộ
3.1.2.2 Giai đọan thực hiện kiểm toán
i Thử nghiệm kiểm soát
KPMG đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ của khách hàng để đánhgiá rủi ro sai sót trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán theo một phươngpháp tiếp cận có hệ thống Với những mục tiêu kiểm toán, KPMG dự định sẽdựa vào các kiểm soát nội bộ để thay đổi bản chất, thời gian và phạm vi tiếnhành các thử nghiệm cơ bản, việc đánh giá kiểm soát của KPMG có thể baogồm:
- Đánh giá thiết kế và việc thực thi các thủ tục kiểm soát ở cấp toàncông ty
- Hiểu biết các hoạt động kế toán và báo cáo liên quan
Trang 23- Tiến hành thử nghiệm kiểm tra tuần tự, lần theo một giao dịch qua cácviệc kiểm tra từng hoạt động kế toán và các thủ tục kiểm soát đã được lựachọn để khẳng định lại sự hiểu biết của KPMG về cách thức hoạt động củacác hoạt động kế toán và thủ tục kiểm soát
- Tính hiệu quả của các công cụ kiểm soát đối với các rủi ro này
ii Thực hiện thử nghiệm cơ bản
KPMG tiến hành thử nghiệm các mục tiêu kiểm toán đã được lựa chọnbằng cách sử dụng các thủ tục phân tích cơ bản, các kiểm tra chi tiết, hoặc kếthợp cả hai loại thủ tục này đồng thời tiến hành các thử nghiệm cơ bản hướngtrực tiếp đến các rủi ro gian lận mà KPMG đã xác định Khi thiết kế các thủtục kiểm toán chi tiết, KPMG sẽ xem xét:
- Đặc điểm của loại giao dịch, các số dư và thông tin về giao dịch
- Đánh giá của KPMG về các rủi ro sai sót trọng yếu được phát hiệntrong quá trình lập kế hoạch
- Tính hiệu quả của các công cụ kiểm soát với các rủi ro này
3.1.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
KPMG soát xét các báo cáo tài chính hợp nhất của khách hàng và xácđịnh xem các bằng chứng kiểm toán thu thập được cho mỗi mục tiêu kiểmtoán có giảm được các rủi ro sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chínhxuống mức thấp có thể chấp nhận được hay không KPMG đưa ra kết luậncho các chủ đề cụ thể, như các vụ kiện tụng và các yêu cầu bồi thường, và đưa
ra những đánh giá cuối cùng về các vấn đề liên quan đến gian lận
Ý kiến kiểm toán của KPMG dựa trên việc rà soát các báo cáo tài chínhcuối cùng và dựa trên việc xem xét tất cả những bằng chứng kiểm toán phùhợp với các chuẩn mực kiểm toán áp dụng
Trang 24Bảng tóm tắt quy trình kiểm toán KPMG
1 Lập kế hoạch -Tiến hành các thủ tục đánh giá rủi ro và xác định
rủi ro-Xác định chiến lược kiểm toán và những vấn đề kếtoán chính
-Xác định phưong pháp kiểm toán theo kế hoạch
2 Đánh giá kiểm
soát
-Tìm hiểu hoạt động kế toán và báo cáo-Đánh giá thiết kế và thực thi các kiểm soát đã đượclựa chọn
-Thực hiện thử nghiệm về mức độ hoạt động hiệuquả của các thủ tục kiểm soát đã được lựa chọn-Đánh giá rủi ro kiểm toán và rủi ro sai sót trọngyếu
4 Hoàn thành -Tiến hành các thủ tục hoàn thành
-Đánh giá chung về báo cáo tài chính và các giảitrình trên báo cáo tài chính
-Đưa ra ý kiến kiểm toán
3.2 Chương trình kiểm toán khoản đầu tư tại công ty chứng khoán
3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Việc lập kế hoạch có rất nhiều bước đan xen lẫn nhau, ở đây chỉ nêumột số bước chính cụ thể như sau:
A/ Xác định phạm vi của cuộc kiểm toán:
Trang 25Việc xác định phạm vi cuộc kiểm toán đặc biệt quan trọng trong côngtác của kiểm toán viên, vì đây là cơ sở chính thức để kiểm toán viên xác địnhphương hướng của cuộc kiểm toán là báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽđược phát hành theo các quy định, chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hànhtrong nước hay quốc tế.
B/ Tìm hiểu khách hàng:
Việc tìm hiểu khách hàng là cần thiết đối với hầu hết tất cả các cuộckiểm toán Công việc này được tiến hành nhằm giúp KTV hoạch định các thủtục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, xác định đượcnhững khu vực có rủi ro cao Từ đó, KTV có thể xây dựng và thực hiện kếhoạch, chương trình kiểm toán một cách hữu hiệu
Đối với việc tìm hiểu khách hàng, KTV tiến hành thu thập và nghiêncứu tài liệu về tình hình kinh doanh của đơn vị, tham quan đơn vị, phỏng vấncán bộ chủ chốt các bộ phận và thực hiện phân tích sơ bộ Qua đó, KTV đãđạt được những hiểu biết nhất định về khách hàng trên nhiều phương diện:
-Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị kiểm toánnhư tình hình thị trường và cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinhdoanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán và các qui định khác của pháp luật liênquan đến ngành nghề…
-Hiểu biết về những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: nhữngđặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính củađơn vị, như chính sách đầu tư , lĩnh vực đầu tư của công ty và các phòng ban
có liên quan …
-Tìm hiểu về chính sách kế toán và thực tế áp dụng những chính sáchđó
Trang 26C/ Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV sử dụng những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ để xác địnhcác loại sai sót tiềm tàng Từ đó, xem xét các nhân tố ảnh hưởng những sai sóttrọng yếu và thiết kế nội dung, phạm vi cũng như lịch trình của quy trìnhkiểm toán sắp tới
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào:
-Sự đáng tin cậy của BCTC
-Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động
-Việc tuân thủ các quy định của công ty cũng như pháp luật
KPMG đánh giá hệ thống kiểm soát trên toàn bộ doanh nghiệp (Entitylevel control) gồm có năm phần: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi
ro của doanh nghiệp, thông tin và truyền thông, giám sát và hoạt động kiểmsoát
Đối với việc tìm hiểu hệ thống kiếm soát nội bộ, KTV thực hiện cácphương pháp chủ yếu là: phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên khác, quan sátcác hoạt động kiểm soát và vận hành của chúng trong thực tiễn Qua đó,KTV bước đầu có những đánh giá về các bộ phận của hệ thống kiểm soát nộibộ
Nếu khách hàng là doanh nghiệp lớn, cấu trúc hệ thống kiểm soát nội
bộ phức tạp thì việc đánh giá này được phân cho bộ phận chuyên môn vềđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện Ngược lại, nếu hệ thống kiểmsoát nội bộ của doanh nghiệp đơn giản thì việc đánh giá này là nhiệm vụ củachủ nhiệm phụ trách cuộc kiểm toán
D/ Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
KPMG tiến hành xác định mức trọng yếu theo phương pháp sau:
Mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch (MPP) [KAM 3127]
Trang 27MPP là tiêu chuẩn đo lường trọng yếu về mặt định lượng cho toàn bộBCTC được sử dụng trong quy trình lập kế hoạch Tuy nhiên, mối quan hệtương tác giữa yếu tố định lượng và định tính yêu cầu chủ phần hùn phụ tráchcuộc kiểm toán (engagement partner) phải xem xét cả hai
MPP thường được xác định trên cơ sở lợi nhuận trước thuế đối vớidoanh nghiệp được đánh giá là hoạt động liên tục (không cao hơn 5% của lợinhuận trước thuế) Đây là một giới hạn trên chứ không được dùng như là phéptính toán mặc định cho mọi cuộc kiểm toán Ngoài ra, MPP còn được xácđịnh dựa vào tổng tài sản hoặc tổng doanh thu, và tỷ lệ không vượt quá 0.5%
Ví dụ, chủ phần hùn phụ trách cuộc kiểm toán cân nhắc các yếu tố định tính
và sự xét đoán nghề nghiệp của mình để lập MPP đối với công ty X là 900triệu đồng, cơ sở xác lập là 30 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệpvới giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục Như vậy chủ phần hùn phụtrách cuộc kiểm toán đã tính toán MPP với tỉ lệ là 3% lợi nhuận trước thuế
MPP là ước tính ban đầu của KTV căn cứ trên BCTC tạm thời củakhách hàng, do đó MPP có thể thay đổi sau khi KTV hiểu biết hơn về kháchhàng và có số liệu đáng tin cậy hơn
Ngưỡng sai lệch trọng yếu (SMT) [KAM 3157]
MPP được xác định cho toàn bộ BCTC, tuy nhiên phần lớn các thủ tụckiểm toán không áp dụng cho toàn bộ BCTC Ngoài ra do tổng các sai lệchnhỏ có thể tạo thành sai lệch vượt quá MPP nên cần thiết phải xác định mứcsai lệch cho phép nhỏ hơn mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch kiểmtoán Đó chính là lý do cần thiết để xác định mức trọng yếu cho các khoảnmục được xem là trọng yếu và thông tin kèm theo trong bảng thuyết minhBCTC là SMT SMT được xác định không quá 75% mức trọng yếu cho mụcđích lập kế hoạch SMT được sử dụng để xác định số tiền lớn hơn mức sailệch mà KTV cho rằng đó là sai lệch trọng yếu đối với các khoản mục và
Trang 28thông tin kèm theo trên BCTC Ngưỡng sai lệch trọng yếu cũng được dùngkhi lập kế hoạch kiểm toán Cũng với ví dụ trên chủ phần hùn phụ trách cuộckiểm toán xác định SMT là 630 triệu đồng (tỉ lệ là 70% MPP).
Mức sai lệch không trọng yếu cần phải ghi nhận (ADPT)
Khi thực hiện công cuộc kiểm toán, KTV cũng cần phải chú ý đến các
số tiền chênh lệch dưới SMT Nếu các sai biệt nằm giữa mức lớn hơn hoặcbằng ADPT và nhỏ hơn SMT sẽ được ghi nhận vào Bảng tổng hợp sai biệtkiểm toán Các sai biệt kiểm toán dưới ADPT không cần thiết phải tổng hợptrong bảng này, nhưng trong hồ sơ làm việc có liên quan phải chú thích và chỉ
ra rằng sai lệch phát hiện được là sai lệch nhỏ hơn ADPT
Thông thường, ADPT được dao động trong khoảng từ 3% đến 5% củaMPP Phần xác định ADPT cũng cần phải xem xét các yếu tố định tính Tiếptục ví dụ trên sau khi xem xét chủ phần hùn quyết định ADPT là 3% MPP,như vậy ADPT là 27 triệu đồng
KPMG xem rủi ro kiểm toán được hiểu là rủi ro của những sai lệchtrọng yếu đối với BCTC (Risk of material misstatement of the financestatement – RoMM) Khi xác định mức độ rủi ro thì KTV phải xem xét cả rủi
ro tổng thể BCTC (rủi ro kiểm soát, rủi ro gian lận), và rủi ro ở mức độ từngkhoản mục quan trọng (rủi ro tiềm tàng, rủi ro gian lận) Căn cứ vào mức độđánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để đánh giá RoMM
Trong chương trình kiểm toán của KPMG, rủi ro gian lận được táchriêng và được xem xét như một đối tượng độc lập Cũng cần lưu ý rủi ro gianlận không ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng
E/ Lập chiến lược và chương trình kiểm toán
Trên cơ sở đánh giá rủi ro KTV xác định mục tiêu kiểm toán cho từngkhoản mục, đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của sai sót từ đó lựa chọn cách
Trang 29tiếp cận kiểm toán phù hợp Có hai phương pháp tiếp cận: phương pháp tiếpcận hệ thống và phương pháp tiếp cận chi tiết.
Phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp KTV sẽ tiến hành cácthử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoảnmục trước khi tiến hành thử nghiệm cơ bản
Phương pháp tiếp cận chi tiết là cách mà KTV đi thẳng vào thực hiệnthử nghiệm cơ bản mà không đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với khoảnmục Thông thường KTV thực hiện thủ tục này khi đã tìm hiểu sơ lược hệthống kiểm soát nội bộ và thỏa một trong các điều kiện sau:
-Hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả
-Có khả năng thu thập đủ các bằng chứng thích hợp bằng thử nghiệm
cơ bản để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được
-Dù thực hiện thử nghiệm kiểm soát vẫn không thể giảm các thửnghiệm cơ bản đối với khoản mục này
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên KTV sẽ trình bày chiến lượckiểm toán trên giấy làm việc gồm:
-Kế hoạch sơ bộ cho kiểm toán các khoản mục được thể hiện thông quabảng ma trận kế hoạch, trong đó liệt kê chi tiết từng tài khoản, số dư, mức rủi
ro tiềm tàng và cách tiếp cận kiểm toán
-Chương trình kiểm toán cho từng khoản mục
Đối với hoạt động ĐTTC thường áp dụng phương pháp tiếp cận chitiết Tùy từng khách hàng mà phần ĐTTC sẽ được đánh ký tự là I hoặc Htrong chương trình kiểm toán
3.2.2 Giai đoạn thực hiện
i Thử nghiệm kiểm soát
Tìm hiểu hoạt động kế toán và báo cáo về khoản mục ĐTTC Đối vớinhững nghiệp vụ ĐTTC phát sinh thì qui trình từ lúc khởi tạo cho đến lúc
Trang 30được ghi vào sổ qua những khâu nào, việc phân chia nhiệm vụ giữa các khâu
có tách biệt không, có các chốt kiểm soát nào Bên cạnh đó, việc lưu trữ vàcông bố thông tin được thực hiện như thế nào, có sử dụng hệ thống thiết bịđiện tử hay không
Thường thì hoạt động ĐTTC thường liên quan đến các bên thứ ba, ví
dụ ngân hàng hay công ty chứng khoán hoặc bên nhận đầu tư…phải tìm hiểuhoạt động đối chiếu thông tin có thường xuyên hay không…Ai là người thựchiện nhiệm vụ này Hoạt động đối chiếu này diễn ra thường xuyên cũng hạnchế được những rủi ro sai sót thậm chí là những hành vi gian lận…
Sau khi tìm hiểu các hoạt động trên, KTV tiến hành đánh giá thiết kế vàviệc thực thi các thủ tục kiểm soát đã được lựa chọn Tức tiến hành các thửnghiệm kiểm soát nhằm thu thập các bằng chứng cho việc đánh giá này Cácthử nghiệm kiểm soát được tiến hành như thực hiện phép thử walk through đểxem việc mô tả của khách hàng có đúng không
Tiếp theo, KTV thực hiện thử nghiệm về mức độ hoạt động hiệu quảcủa các thủ tục kiểm soát đã được lựa chọn Đó là việc thực hiện các thửnghiệm xem hoạt động của nó có duy trì được liên tục không hay có thay đổitrong một thời kỳ không, những thủ tục kiểm soát này có thực sự mang lạihiệu quả cho doanh nghiệp không
Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, KTV tiến hành đánh giálại rủi ro kiểm soát từ đó quyết định có thay đổi nội dung, phạm vi, lịch trìnhhay không
Như đã nói ở phần trên, thông thường các KTV chỉ sử dụng phươngpháp tiếp cận cơ bản mà chủ yếu là thử nghiệm chi tiết đối với khoản mụcĐTTC Các thử nghiệm kiểm soát (test of control) hầu như không áp dụng đốivới khoản mục này Nguyên nhân chủ yếu là vì dù có tiến hành các thửnghiệm kiểm soát cũng không giảm được số lượng các thử nghiệm cơ bản,
Trang 31nên thực hiện chúng chỉ lãng phí thời gian mà nên đi thẳng vào các thửnghiệm cơ bản.
ii Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Khoản mục ĐTTC rất ít tiến hành các thủ tục phân tích mà chủ yếu làcác thử nghiệm chi tiết Các thử nghiệm chi tiết là biên pháp thu thập cácbằng chứng cho các mục tiêu kiểm toán đã đề ra Các thử nghiệm chi tiếtđược các KTV lựa chọn từ sự hướng dẫn của KAM và thực hiện một cáchlinh hoạt cho phù hợp với khoản mục này nhất Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ kinhnghiệm của trưởng nhóm, chủ nhiệm và chủ phần hùn của cuộc kiểm toáncũng góp phần hỗ trợ KTV trong việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết nhanh
và hiệu quả nhất đối với từng trường hợp cụ thể
Các thử nghiệm chi tiết chủ yếu:
- Kiểm tra tài liệu, sổ sách
+ Đối với đầu tư dài hạn: KTV thu thập giấy chứng nhận góp vốn, cáchợp đồng góp vốn đối với các khoản góp vốn Kiểm tra các sổ cổ đông, cácchứng từ thanh toán (đáp ứng mục tiêu đầy đủ, hiện hữu, chính xác)
+ Đối với đầu tư ngắn hạn: xem xét kỹ nhật ký sổ cái để tìm ra nhữnggiao dịch bất thường, chọn mẫu một số giao dịch để dò tìm, đối chiếu với hợpđồng mua bán chứng khoán, các bản sao kê đối chiếu từ các công ty chứngkhoán, phiếu chuyển tiền của ngân hàng (đáp ứng mục tiêu đầy đủ, hiện hữu,chính xác)
Ngoài ra, để đảm bảo việc chia cắt niên độ đúng đắn, KTV tiến hànhthủ tục cut – off (đáp ứng mục tiêu đầy đủ, hiện hữu và chính xác)
-Tính toán lại: đối với các khoản dự phòng nếu có bằng chứng về sựgiảm giá Việc tính toán dựa trên qui định về việc lập dự phòng hiện hành(mục tiêu đầy đủ, hiện hữu và chính xác)
Trang 32-Gửi thư xác nhận (nếu cần thiết): Gửi thư đối với bên thứ ba như ngânhàng, công ty chứng khoán hoặc các bên nhận góp vốn Nhằm mục tiêu chủyếu là hiện hữu.
Trên đây là những thủ tục đảm bảo số dư cuối năm đối với khoản mụcnày, còn đối với số dư đầu năm thì:
-Nếu đây là khách hàng đã được kiểm bởi KPMG vào năm trước thì sốđầu năm sẽ được dẫn chiếu vào hồ sơ kiểm toán năm trước
-Nếu là khách hàng mới thì phải tiến hành các thủ tục thu thập bằngchứng cho số dư đầu năm như: Xem xét hồ sơ của KTV tiền nhiệm (nếu nămtrước đã kiểm bởi công ty kiểm toán khác) nhằm thu thập bằng chứng cho các
số dư đầu năm Nếu không thu thập được hồ sơ kiểm toán năm trước do chưađược kiểm hoặc bên công ty kiểm toán tiền nhiệm không trả lời yêu cầu thìphải tiến hành các thủ tục thay thế khác để thu thập bằng chứng cho số dư đầunăm
Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm chi tiết có nhắc đến hoạtđộng chọn mẫu, đây là cách kiểm tra ở một số mẫu nhất định để lấy kết quảsuy rộng ra tổng thể Việc thực hiện kiểm tra toàn bộ là quá khó hoặc gây lãngphí thời gian vì vậy trong nhiều trường hợp phải sử dụng mẫu Do kết quả nàyđược suy rộng ra toàn bộ tổng thể vì vậy khâu chọn mẫu là rất quan trọng ỞKPMG việc chọn mẫu được áp dụng theo các cách sau:
- Chọn toàn bộ đây là cách đảm bảo chất lượng nhất nhưng chỉ áp dụngđược khi số lượng nghiệp vụ tương đối ít
- Chọn những phần tử đặc biệt có thể giá trị lớn thông thường lựa chọngiá trị so sánh với mức trọng yếu (lớn hơn ADPT hoặc lớn hơn 1/3 SMT tùytừng trường hợp cụ thể), hoặc căn cứ vào yếu tố định tính
- Sử dụng chương trình chọn mẫu của KPMG (MUS- Monetary UnitSample) sử dụng khi số lượng phần tử khá lớn và giá trị của mỗi phần tử lại
Trang 33nhỏ nên không áp dụng các phương pháp khác Nguyên tắc hoạt động củaMUS là lựa chọn ngẫu nhiên trên mỗi đơn vị tiền tệ không căn cứ vào bảnchất của từng nghiệp vụ.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm chi tiết, KTV đánh giá kết quả thuđược và đưa ra kết luận cho những mục tiêu kiểm toán đã đề ra
3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành các thử nghiệm chi tiết, KTV đến với giai đoạncuối cùng đó là hoàn thành kiểm toán KTV tiến hành đánh giá các bằngchứng thu được và sự đáp ứng của nó đối với các mục tiêu kiểm toán đã đượclựa chọn
Ở bước này, KTV cũng tiến hành tập hợp các bút toán điều chỉnh đểthảo luận thống nhất với khách hàng Nếu có bút toán nào khách hàng khôngđồng ý điều chỉnh thì phải xem xét có cần điều chỉnh không hoặc ảnh hưởngđến ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán tùy từng mức độ
Bên cạnh đó, KTV cũng tập hợp các bút toán chưa điều chỉnh vào bảngtổng hợp các sai sót chưa được điều chỉnh, mục đích là nhằm xem tổng củabảng này có vượt mức trọng yếu hay không Nếu có, KTV sẽ yêu cầu đơn vịđiều chỉnh lại những sai sót chưa được điều chỉnh
Tham khảo các nguồn tài liệu, thông tin có liên quan để xem xét việc
có ảnh hưởng hay không đối với khoản mục, kiểm tra những thông tin đượccông bố trong thuyết minh BCTC đối với khoản mục xem có đúng không
Cuối cùng là đưa ra kết luận cụ thể đối với việc trình bày của kháchhàng đối với khoản mục này trên giấy làm việc
Trong quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán luôn theo dõi vàthảo luận cùng kiểm toán viên thực hiện về những vấn đề trong quá trìnhkiểm toán phát hiện ra Sau khi KTV hoàn chỉnh giấy làm việc của mình,trưởng nhóm xem xét lại lần nữa để đánh giá lại các thủ tục đã thực hiện
Trang 34Đồng thời tập hợp các phần hành khác vào hồ sơ kiểm toán để chuẩn bị choviệc ra báo cáo cuối cùng.
Hồ sơ kiểm toán còn được xem xét bởi các cấp trên như chủ nhiệm haychủ phần hùn phụ trách cuộc kiểm toán Để đánh giá lại các công việc đã thựchiện và những bằng chứng thu được có thuyết phục không, nếu có những chỗchưa đạt yêu cầu sẽ yêu cầu giải thích rõ hơn hoặc bổ sung thêm những thủtục khác Việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán qua nhiều cấp khác nhau nhằm đảmchất lượng báo cáo kiểm toán được phát hành
3.3 Thực tiễn chương trình kiểm toán khoản đầu tư của KPMG tại công
ty A&A
3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộckiểm toán tại doanh nghiệp bởi chủ nhiệm chịu trách nhiệm của cuộc kiểmtoán, giám đốc chịu trách nhiệm cuộc kiểm toán, chủ phần hùn và sự thamkhảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệpđược kiểm toán
A/ Xác định phạm vi của cuộc kiểm toán:
Phạm vi của cuộc kiểm toán cho công ty chứng khoán A&A được xácđịnh qua các quy định và chuẩn mực kế toán, kiểm toán sau:
Thông tư 95/2008/TT-BTC được ban hành bởi Bộ tài chính vào ngày
24 tháng 10 năm 2008 về việc hướng dẫn hạch toán kế toán tại các công tychứng khoán tại Việt Nam
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống và các nguyên tắc kế toánđang được áp dụng hiện hành tại Việt Nam
Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Các quy định từ trung tâm giao dịch chứng khoán đối với các công tychứng khoán
Trang 35B/ Tìm hiểu khách hàng:
Tìm hiểu về công ty chứng khoán A&A:
Việc tìm hiểu về công ty chứng khoán được cân nhắc về các vấn đề lĩnhvực như là cấu trúc hoạt động pháp lý, mục tiêu và chiến lược kinh doanh,lãnh vực hoạt động kinh doanh, các khách hàng, nhà cung cấp, nhân viêncông ty…
Cấu trúc hoạt động pháp lý của công chứng khoán A&A được mô tảqua sơ đồ:
Công ty chứng khoán A&A là thành viên của tổ chức lưu ký chứngkhoán, Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội
Công ty A&A
Trang 36Công ty hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau: môi giới chứngkhoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu
tư chứng khoán
Tổng vốn cổ phần công ty là 360 tỷ đồng Việt Nam và trong tháng 5năm 2009 công ty tăng nguồn vốn của mình lên thành 378 tỷ Việt Nam
Mục tiêu và chiến lược hoạt dộng kinh doanh của công ty:
Mục tiêu công ty công ty là trở thành 1 trong 3 công ty chứng khoánlớn nhất Việt Nam trong năm 2010
Chiến lược hoạt động công ty là tìm kiếm các khách hàng tiềm năngmới và duy trì mối quan hệ kinh doanh bền chắc với khách hàng hiện có
Lãnh vực kinh doanh của công ty:
Các hoạt động thương mại chứng khoáng: các hoạt động mua bán giaodịch chứng khoán chủ yếu công ty là trên thị trường OTC chiếm khoảng 83%
và 17% hoạt động còn lại của công ty là kinh doanh các loại chứng khoánniêm yết Danh mục đầu tư trên sàn OTC của công ty bao gồm: Masan,Southern Logistic, Cidico, Vietcap Health Fund, Đối với chứng khoán niêmyết trên thị trường công ty chú trọng đầu tư vào HT2, HT1,HPG, STB, PNJ,SJS, BMP, NAV, VIP,
Mục tiêu chủ yếu của công ty trên sàn OTC nhằm vào thặng dư vốn củacác khoản đầu tư trên khi các loại chứng khoán trên trở thành chứng khoánniêm yết
Đối với danh mục đầu tư dài hạn được công ty đa dạng hoá qua việcđầu tư vào nhiều công ty thuộc lĩnh vực khác nhau như là Viet Hung realestate, Tai Nguyen, Trieu Gia Hung, Highway Services Co., Cong VanThuong Long Co Với lợi nhuận ước tính trên mỗi khoảng đầu tư xấp xỉkhoảng dưới 20%
Trang 37Môi giới chứng khoán: công ty cung cấp dịch vụ môi giới và nhận lạikhoản hoa hồng cho việc môi giới Và công ty đáp ứng nhu cầu trên củakhách hàng qua 3 phương thức: trực tiếp giao dịch, qua điện thoại hoặc quainternet.
Tư vấn và bảo lãnh phát hành: có rất ít hoạt động trên trong năm tàichính hiện hành, hợp đồng đáng lưu ý nhất của công ty là với đối tác Masankhoảng 11,5 tỷ đồng Việt Nam
C/ Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
C.1/ Môi trường kiểm soát:
Sự phân công quyền hạn và trách nhiệm:
Các trưởng phòng của mỗi phòng ban được uỷ quyền quản lý tất cả cácnghiệp vụ phát sinh trong chính phòng ban của mình Trưởng phòng sẽ phânquyền trách nhiệm cho mỗi nhân viên trong phòng ban về quyền hạn với cácloại nghiệp vụ được quản lý Tuy nhiên, tất cả loại nghiệp vụ kế toán muốnđược ghi nhận vào hệ thống kế toán thì trước đó phải được sự uỷ quyền bởigiám đốc tài chính Tất cả các chính sách kế toán và việc ứng dụng chúngđược các trưởng phòng trực tiếp hướng dẫn cho các nhân viên trong phòngban
Tính chính trực và giá trị đạo đức:
Công ty chứng khoán A&A tôn trọng các giá trị đạo đức và tính chínhtrực và ban hành chặt chẽ các quy định để đảm bảo các giá trị trên Công tykhông khoan nhượng cho bất cứ hành động nào vi phạm các nguyên tắc đạođức mà công ty đặt ra Vi phạm đầu tiên sẽ được cảnh cáo, và nếu nhân viêntiếp tục vi phạm thì sẽ bị công ty cho thôi việc
Các thủ tục đánh giá về thiết kế và thi hành hệ thống kiểm soát nội bộ:Quy trình đánh giá Đánh giá hệ thống Mô tả hệ thống
Qua việc trao đổi với Hiệu quả Mr.M quản lý điều
Trang 38Không hiệu quả hành công ty hằng
ngày và xoát xét lạibáo cáo tài chính vàbáo cáo doanh thuhằng tuần
Phỏng vấn ban quản trị
để xem xét mức độ
thường xuyên họ kiểm
tra và cải thiện thống
kiểm soát nội bộ
Hiệu quả
Không hiệu quả
Mỗi tháng ban quản trị
sẽ soát xét kiểm tra vàbáo cáo cho giám đốcđiều hành và tổng giámđốc về kết quả của hệthống kiểm soát nội vàphương cách cải thiện
hệ thốngXem xét lại kết quả
của hệ thống kiểm soát
nội bộ hằng tháng để
đảm bảo được hệ
thống kiểm soát nội bộ
được kiểm tra hằng
tháng theo như lời mô
tả của cuộc phỏng vấn
Hiệu quả
Không hiệu quả
Chúng tôi đã xem xétbáo cáo tháng 9, 10, 11
và hệ thống kiểm soátnội bộ đã được thihành như chính sáchcông ty ban bố
C.2/ Quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp:
Chính sách quản lý rủi ro công ty đã xác định các rủi ro chủ yếu sau:Rủi ro về giá chứng khoán trên thị trường, rủi ro về lãi suất, rủi ro về khảnăng thanh toán nợ, rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro về ngoại tệ, rủi ro vềgian lận, và các sự kiện không chắc chắn về thuế
Trang 39Công ty có quy trình quản lý các khoản đầu tư riêng biệt trong đó xemxét, xác định và đề phòng các rủi ro có thể gặp phải và quy trình trên đượcxem xét phê duyệt và quản lý bởi hội đồng quản lý đầu tư của công ty Bannghiên cứu thị trường của công ty có trách nhiệm cập nhật và xem xét tất cảthay đổi trong nền kinh tế có tác động đến danh mục đầu tư của công ty cũngnhư tìm ra xu thế thị trường trong thời gian sắp tới Các rủi ro liên quan đếnviệc hoạt động của công ty như là các sự kiện không chắc chắn về thuế sẽđược cân nhắc tại các cuộc họp của ban quản trị.
Các thủ tục đánh giá về thiết kế và thi hành hệ thống kiểm soát nội bộ:Quy trình đánh giá Đánh giá hệ thống Mô tả hệ thống
Thu thập biên bản họp
ban quản trị công ty
trong năm 2009 để thu
thập bằng chứng về
việc quản lý rủi ro của
công ty
Hiệu quả
Không hiệu quả
Biên bản họp ban quảntrị công ty chú trọngcác vấn đề, các mốiquan tâm hiện tại vềbáo cáo danh mục đầu
tư của công ty
Thu thập 1 hồ sơ đầu
có điều gì cần lưu ý