Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
258,5 KB
Nội dung
Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên A. LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy mạnh sự phát triển đất nước và tăng cường hoà nhập với khu vực cũng như trên thế giới. Để đảm bảo cho sự phát triển này, vốn cần cho nền kinh tế ví như máu dùng cho cơ thể sống. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc hoàn thiện và phát triển các hoạt động của các tổ chức tín dụng là phương châm hướng đi cho sự tồn tại và phát triển của nước ta. Xét cho cùng, đây là sự đáp ứng cho yêu cầu hiện đại hoá, đa dạng hoá về hoạt động, nghiệp vụ và xu thế hội nhập của nền kinh tế. Nghiệp vụ bảo lãnh đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi trên thế giới từ đầu thập niên 70 và ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong các giao dịch kinh tế thế giới. Trong thời đại hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như một dịch vụ không thể thiếu được trong các giao dịch kinh tế toàn cầu. Có thể nói bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng hiện đại. Nó tuy còn mới mẻ với các tổ chức Tín dụng tại Việt Nam nói chung và của Công ty Tài chính Dầu khí nói riêng tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động bảo lãnh của hệ thống cá tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết, bảo lãnh đã góp phần không nhỏ trong giao dịch kinh tế của cá tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Sự phát triển và sự khởi sắc của nghiệp vụ bảo lãnh có rất nhiều tích cực, khẳng định được vị trí của nó trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, bảo lãnh vẫn còn những mặt hạn chế chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng của mình. Nghiệp vụ bảo lãnh tại Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) không phải là hoạt động quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ quá trình hoạt động của PVFC. Nhưng đây là hoạt động tất yếu và đầy tiềm năng của PVFC nói riêng và các tổ chức tín dụng khác. Sau một thời gian được thực tập tại Công ty Tài chính Dầu khí, nhận thấy hoạt động bảo lãnh tại công ty vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Đề tài " Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính dầu khí" là đề tài em đã chọn trong bài viết này. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 1 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên Bài viết được bố cục với 3 phần: Chương I: Công ty tài chính và hoạt động bảo lãnh của công ty tài chính. Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 2 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH: 1.1. Khái niệm về công ty tài chính. Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.( Điều 2, chương 1 , nghị định số 79/2002/NĐ-CP) 1.2. Đặc điểm của công ty tài chính. Tại VN, hiện có đầy đủ các tổ chức trung gian tài chính như NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư . tuy nhiên do độ mở nền kinh tế ,việc các tổ chức này mở rộng quy mô hoạt động cũng như phát triển các loại hình dịch vụ đã làm cho việc phân biệt các loại hình này trở nên khó khăn đặc biệt là giữa CTTC và NHTM . Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động của CTTC gần giống như ngân hàng chỉ có một số hạn chế như không có dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm . Tuy nhiên, việc phân định 2 loại hình này ta có thể dựa vào điểm khác biệt về đặc điểm theo quy định của Chính phủ. 1.2.1. Bản chất và phạm vi hoạt động. Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 3 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.2.2 Mức vốn pháp định. Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng. Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3.000 tỷ đồng. 1.2.3 Loại hình tổ chức hoạt động. Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn thích hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại được chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 4 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên 1.2.4 Thời gian hoạt động. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng lại không bị hạn chế. 1.2.5. Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại. Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn, v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại. Như vậy, có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 5 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. Tại Việt Nam, hiện có tới 18 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước., các Tập đoàn lớn của Việt Nam đều có các công ty Tài chính riêng như Tập đoàn Dầu khí có Tổng CTCP Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC), Tập đoàn điện lực có Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực (EVN Finance), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam có Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam (CMF)…Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm từ đó thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động theo chiều sâu của tổng công ty.Trong đó phải kể đến công ty tài chính dầu khí VN (PVFC). 2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH: 2.1. Khái niệm: Theo NĐ79/2002/NĐ-CP tại điều 20 về bảo lãnh: “Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.” 2.2. Các loại bảo lãnh: Ngân hàng Nhà nước Việt nam định nghĩa các loại bảo lãnh ( QĐ số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh Ngân hàng) như sau: 1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 6 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên 2. Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. 3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận vchất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 7. Bảo lãnh đối ứng :là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 7 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên 8. Xác nhận bảo lãnh: là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng. 2.3. Hình thức phát hành bảo lãnh: Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 2.4. Các điều kiện về bảo lãnh: Khi Quý khách hàng có nhu cầu bảo lãnh cần có đủ các điều kiện sau: • Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy đinh của pháp luật. • Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với CTTC • Mục đích đề nghị CTTC bảo lãnh là hợp pháp. • Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của CTTC thực hiện bảo lãnh. • Thực hiện đúng cam kết của mình đối với bên nhận bảo lãnh và CTTC thực hiện bảo lãnh. • Chịu sự kiểm soát của CTTC thực hiện bảo lãnh đối với mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh. • Nhận nợ và hoàn trả gốc, lãi cùng chi phí phát sinh mà CTTC thực hiện bảo lãnh đã trả thay theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài (Bên nhận bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài) ngoài các điều kiện quy định trên Quý khách hàng còn phải thực hiện các quy định của quản lý vay và trả nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 8 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên liên quan. Trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm được các điều kiện theo quy định của Pháp luật. 2.5. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC: Khi phát sinh nhu cầu có bảo lãnh,khách hàng cần gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến CTTC, hoặc bên nhận bảo lãnh sẽ gửi hồ sơ đến CTTC. Sau một khoảng thời gian,CTTC tiến hành thẩm định. Nếu đủ điều kiện thì CTTC sẽ có văn bản chấp thuận bảo lãnh cho khách hàng, và nếu không đủ điều kiện thì khách hàng cũng sẽ được thông báo lý do cụ thể. Sau đó, bên nhận bảo lãnh sẽ xem xét và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng. Tiếp đó, CTTC thực hiện các hình thức phát hành bảo lãnh(phát hành thư bào lãnh,giấy xác nhận bảo lãnh…) để khách hàng thực hiện nhu cầu của mình với bên nhận bảo lãnh. 2.6. Quyền và nghĩa vụ của CTTC thực hiện bảo lãnh: Theo Điều 59 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 1997: 1. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh có những quyền sau đây: a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính và những tài liệu liên quan đến giao dịch được bảo lãnh; b) Yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình: c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; d) Kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh; e) Từ chối bảo lãnh đối với các khách hàng không đủ uy tín. 2. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện cam kết đối với người nhận bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. 2.7. Ưu điểm của nghiệp vụ bảo lãnh: Đối với khách hàng: • Với các sản phẩm bảo lãnh đa dạng của CTTC, khách hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 9 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên • Thủ tục đơn giản,nhanh chóng,thuận tiện. • Tăng tính đảm bảo của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh . • Tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng thúc đẩy quá trình đầu tư,kinh doanh của khách hàng. • Giúp các hoạt động trong nền kinh tế phát huy hết tiềm năng của nó. Đối với CTTC: Tạo thêm nguồn lợi nhuận và mở rộng năng lực hoạt động. 2.8. Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh: Rủi ro về khả năng thanh toán của khách hàng:thanh toán chậm trễ hạn cam kết hoặc không có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty tài chính. Thực tế,các CTTC tăng tính cạnh tranh với nhau,thu hút nhiều khách hàng nên đi sai lệch một số quy định về điều kiện được bảo lãnh của khách hàng như bỏ qua một số giấy tờ…làm tăng rủi ro cho CTTC khi khách hàng không thực hiện như đúng cam kết. SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 10 [...]... vụ bảo bảo lãnh lãnh qua tại 3 năm PVFC thành lập 43 44 III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 47 1 Những 2 kết Những khó quả khăn đạt và CHƯƠNG được nguyên 52 nhân III 53 56 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 56 I ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 56 II GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG 1 TY. .. các giải pháp thích hợp Em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí Việt Nam SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 Trang 25 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. .. 34 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên D MỤC LỤC A LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA 3 CÔNG TY TÀI CHÍNH 3 I KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH 3 1 Khái niệm về công ty tài chính 3 2 Các hoạt 3 Các II HOẠT động Công ĐỘNG chủ ty của tài BẢO 1 yếu LÃNH Công chính CỦA ty ở CÔNG Khái tài Việt TY chính 5 Nam TÀI 6 CHÍNH 8 niệm 8 2 Cơ... khăn, tồn tại một số hạn chế đòi hỏi phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra để có phương hướng giải quyết thích hợp Sau đây là một số hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí Việt Nam 3.2.1 Những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh - Hoạt động bảo lãnh tại công ty vẫn chưa thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Hiện nay tại công ty đã thực hiện một số trong tất cả các loại bảo lãnh mà... nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các công ty tài chính và nghiệp vụ bảo lãnh - Xây dựng được mức phí bảo lãnh hợp lý để đủ để bù đắp chi phí và rủi ro có thể xảy ra cho công ty 3.3 Kiến nghị với công ty tài chính dầu khí Việt Nam Để hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh diễn ra một cách thuận lợi đem lại lợi nhuận cao cho công ty Thì các lãnh đạo của công ty cần quan tâm tới những vấn... vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng 9 3 4 5 Các Nội Một dung loại và số rủi các quy ro CHƯƠNG bảo trình trong của hoạt lãnh nghiệp động vụ 12 bảo bảo lãnh lãnh II 21 27 29 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY 29 TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT SVTH: Trần Minh Hải Lớp K14QHN1 MSSV: 142522695 NAM 29 Trang 35 Môn: Các tổ chức tài chính trung gian I TỔNG QUAN VỀ GVHD: Th.S Trần Đình Uyên CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU... mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi có sự bảo lãnh của công ty Tất cả điều đó giúp cho hoạt động bảo lãnh tại công ty đạt được chất lượng cao 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân - Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới được đưa vào sử dụng tại công ty tài chính dầu khí Việt Nam nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những khó khăn Song với những cố gắng của các nhân viên, dịch vụ bảo lãnh đã...Môn: Các tổ chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ Tên công ty TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM ( PVFC ) Địa chỉ :72 Trần Hưng Đạo - Q Hoàn Kiếm - Tp Hà Nội Điện thoai :+84.4... KHÍ 29 1 Sự hình thành và phát triển của công ty TCDK Việt Nam 29 2 Đặc điểm, 3 Các chức phòng năng ban và và các nhiệm nghiệp vụ vụ của chính PVFC của nó 31 33 II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU 1 KHÍ Các quy định bảo lãnh của 38 công ty tài chính dầu khí 38 2 Các đối tượng trong hợp đồng bảo lãnh và các quy ước khi tham gia hợp đồng 39 3 4 Quy trình Thực trạng ngiệp hoạt động. .. thành công PVFC hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1 Công tác tổ chức đào tạo cán bộ * Với mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, tác phong, tinh thần trách nhiêm trong công việc và chuẩn bị đủ nhân sự cho chiến lược phát triển tăng tốc giai đoạn sau, năm 2011 công ty . nhận thấy hoạt động bảo lãnh tại công ty vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Đề tài " Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính dầu khí& quot; là đề tài em đã chọn. II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam. SVTH: Trần Minh Hải. chức tài chính trung gian GVHD: Th.S Trần Đình Uyên CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ Tên công ty TỔNG CÔNG