Chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí (Trang 30 - 35)

- Để đảm bảo hoạt động bảo lãnh có chất lượng thì công ty cần phải tiến hành rà sát, sàng lọc, phân loại doanh nghiệp để có hướng đầu tư, tập trung khai thác các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với công ty, đồng thời kiên quyết giảm dư nợ bảo lãnh đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tài chính yếu kém, dự án không khả thi.

2.6. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ dao dịch với các tổ chức tín dụng khác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Đối với Nhà nước.

- Tạo ra môi trường pháp lý và mối tương quan kinh tế thuận lợi hơn nữa, cần xác định rõ về vai trò, vị trí, cơ chế hoạt động, quản lý đối với các công ty tài chính, theo đó sửa đổi những điểm bất hợp lý về tổ chức, về phạm vi hoạt động, về các nghiệp vụ của công ty tài chính. Đồng thời, tiếp tục duy trì sự ổn định nền kinh tế, phát triển các yếu tố cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tài chính phát triển như: hoàn thiện thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.…

3.2. Đối với Công ty Nhà nước.

- Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Nhà nước về xây dựng, luật tổ chức tín dụng và luật bảo hiểm thì luôn cần sửa đổi những bất hợp lý trong các bô luật, nghị định để trình Quốc Hội xem xét, sửa đổi tạo điều kiện hơn cho hoạt động của các công ty tài chính.

- Hoàn thiện các quy chế và tiến hành giám sát chặt chẽ sự hoạt động của lĩnh vực bảo lãnh (về quy chế an toàn, dự phòng rủi ro, thanh tra giám sát) Công ty Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các công ty tài chính và nghiệp vụ bảo lãnh.

- Xây dựng được mức phí bảo lãnh hợp lý để đủ để bù đắp chi phí và rủi ro có thể xảy ra cho công ty.

3.3. Kiến nghị với công ty tài chính dầu khí Việt Nam

Để hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh diễn ra một cách thuận lợi đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Thì các lãnh đạo của công ty cần quan tâm tới những vấn đề sau:

- Xây dựng một quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh thống nhất cho cả hệ thống. Quy trình này vừa đảm bảo phù hợp với tình hình thực

tế của các chi nhánh vừa mang tính linh hoạt nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đem lại lợi nhuận cho công ty.

- Thường xuyên thực hiện công tác cải cách và phát triển hệ thống trên nhiều lĩnh vực như: nhân lực, công nghệ, chính sách khách hàng.

- Đơn giản hoá các thủ tục.

- Đầu tư cho công tác hiện đại hoá toàn bộ hệ thống, ứng dụng công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho công tác truyền tin và cập nhật thông tin cần thiết.

C. KẾT LUẬN

Cho đến nay, bảo lãnh là một loại hình nghiệp vụ không thể thiếu đối với các công ty tài chính cũng như với sự phát triển kinh tế của đất nước. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu của công ty tài chính dầu khí Việt Nam em đã trình bày về lí luận và thực tiễn hoạt động của công ty tài chính ở Việt Nam và nghiệp vụ bảo lãnh của công ty, cũng như nguyên nhân của thực trạng ấy. Trên cơ sở đó em xin đưa ra một số kiến nghị góp phần giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của công ty tài chính dầu khí Việt Nam.

Song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi sai sót.

Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢOhttp://www.google.com.vn http://www.google.com.vn http://www.baomoi.com www.pvfc.vn/ www.slideshare.net http://www.sieuthihangchatluong.com

D. MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA 3CÔNG TY TÀI CHÍNH 3 CÔNG TY TÀI CHÍNH 3

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí (Trang 30 - 35)