1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang

101 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 410,19 KB

Nội dung

Chính vì vậy để phát triển sản xuất chè cần lựa chọnnhững giống chè tốt, đủ tiêu chuẩn, áp dụng các phương pháp giâm cành,trồng rừng…đúng kỹ thuật, đầu tư cơ sở máy móc để chế biến chè t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sốliệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từngđược dùng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõnguồn gốc

Hà nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Đào Thị Yến My

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tàitốt nghiệp, ngoài sự lỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sựu quantâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáoKhoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội những người đãtruyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện khóa luận này

Đặc biệt, tôi xin vày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo ThS Hà Thị ThanhMai, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảocho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn ThịMến và toàn thể các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Na Hang, tỉnh TuyênQuang Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND và các hộ gia đình tại xãSinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo vàtạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiệnkhóa luận tôt nghiệp

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích

lệ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Đào Thị Yến My

Trang 3

TÓM TẮT

Chè Shan tuyết là cây công nghiệp truyền thống và là cây mũi nhọn cógiá trị kinh tế cao của xã Sinh Long Tuy nhiên, người dân trồng chè bị ảnhhưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất lạc hậu, chưa có sự đầu tư thỏa đángcho cây chè nên sản lượng thấp, thị trường cạnh tranh kém Xuất phát từ yêu

cầu thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang”.

Đề tài nghiên cứu về thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn

xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Qua việc hệ thống hóa cơ

sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè và bằng các phươngphápchọn điểm nghiên cứu, thống kê mô tả và so sánh để đánh đánh giá thựctrạng tình hình sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sảnxuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long Từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn này

Sinh Long là xã vùng cao của huyện Na Hang, nơi đây có điều kiện tựnhiên thuận lợi cho phát triển chè Shan tuyết Chè ở đây phù hợp với thổnhưỡng của vùng cao nên thân cây to, tán rộng, lá dày và xanh, phần búp tomập và có màu trắng như tuyết

Trong 3 năm 2011- 2013 diện tích trồng chè mới tăng lên đáng kể.Bình quân 3 năm diện tích đất trồng mới tăng 10,22% cho thấy người dân đãtích cực tập trung cải tạo đất và sản xuất chè Hiện nay, toàn xã có 541,3hadiện tích chè trong đó chè được trồng nhiều nhất ở các thôn: Trung Phìn(chiếm 18,1%), Phiêng Thốc (chiếm 18,71%), Nặm Đường (chiếm 18,1%)…Năng suất sản xuất chè không được ổn định Tuy nhiên, diện tích trồng chètăng nên sản lượng vẫn tăng bình quân 3 năm là 11,01% Sự tăng lên này là

Trang 4

cần thiết để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hướng đến phát triểnsản xuất quy mô trên toàn xã.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 40 hộ ở 3 thôn Phiêng Thốc, TrungPhìn và Nặm Đường Từ kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của chủ

hộ trồng chè là 37 Hầu hết ở tuổi này, các chủ hộ đã ổn định về vốn sống vàkinh nghiệm trong lĩnh vực trồng chè Tuy nhiên, họ hầu hết là những ngườichưa học hết cấp III nên khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật còn kém Kếtquả điều tra cho thấy thôn Trung Phìn và Nặm Đường có hộ dân di tập huấnnhiều nên áp dụng tốt những kỹ thuật thu hái chè dẫn đến năng suất cao, thônPhiêng Thốc có ít hộ đi tập huấn tuy nhiên họ lại gần cơ sở chế biến nên năngsuất không cao nhưng quá trình vận chuyển chè ít dập nát nên giá bán cao,nguồn thu nhập ổn định Hầu hết các hộ sản xuất chè đều bán chè tươi khôngqua chế biến với giá rẻ chỉ có 2/40 hộ điều tra là có máy sấy tại nhà Tổng thunhập bình quân của các hộ dân là 14,14 tr.đ/hộ/năm Diện tích trồng chè bìnhquân là 1,67 ha, thu nhập bình quân từ chè Shan là 5.6 tr.đ/hộ/năm chiếmkhoảng 46,19% trên tổng thu nhập bình quân của hộ

Giồng chè, điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, trình độ văn hóa, phong tụctập quán, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thịtrường tiêu thụ… là các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè Shan tuyết trênđịa bàn xã Sinh Long Chính vì vậy để phát triển sản xuất chè cần lựa chọnnhững giống chè tốt, đủ tiêu chuẩn, áp dụng các phương pháp giâm cành,trồng rừng…đúng kỹ thuật, đầu tư cơ sở máy móc để chế biến chè tươi đồngthời phát triển thị trường tiêu thụ để nhân rộng mô hình sản xuất, quảng básản phẩm chè Shan tuyết góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống chocác hộ trồng chè

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘ

Sơ đồ 4.1: Quy trình chế biến chè xanh

Biểu đồ 4.1 Phân bổ diện tích trồng chè Shan Tuyết ở xã Sinh LongHình 4.1 Dây chuyền sản xuất, chế biến chè Shan tuyết tại xã Sinh Long

Trang 8

Ủy ban nhân dân

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

xã hội của nước ta Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộcsống hằng ngày, một tập quánmang nét văn hóa của người Việt Nam Chè còn

là một sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta Hiệnnay trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 vềdiện tích và đứng thứ 8 về sản lượng (Đỗ Văn Ngọc, 2000) Mặt khác, câychè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở cácvùng nông thôn, đem lại thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảmnghèo, giúp nông thôn rút ngắn về khoảng cách về kinh tế với thành thị

Chè Shan tuyết là sản phẩm đặc sản của khu vực miền núi phía bắc,được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận Theo hiệp hội chè ViệtNam: chè Shan tuyết cổ thụ xưa nay được xem là một trong những thức uốngthơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước.Giống chè Shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh.Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớnphương pháp thủ công của người dân tộc Chè Shan tuyết là một đặc sản bởinhiều yếu tố Không giống các loại chè bình thường, loại chè này là loại chèlâu năm mọc trên các đỉnh núi cao hơn 1000m và chỉ có một vài nơi thích hợpmới có loại chè này Các vùng chè Shan tuyết có lịch sử lâu đời, mọc phântán, mật độ thưa 1200 – 1700 cây/ha mọc xen kẽ với các cây rừng hoặc mọcthành rừng chè Chè Shan tuyết núi cao được hình thành từ lâu đời, phù hợpvới tập quán và các điều kiện canh tác và điều kiện sản xuất của các đồng bàodân tộc vùng cao Chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên không đốn, câycao, thân lớn

Trang 10

Na Hang nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang Thị trấn Na Hangcách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km,diện tích: 865,50 km²dân số:41.868 người (2011), Na Hang là một huyện miền núi khó khăn, nơi đây cókhí hậu đới gió mùa, được thiên nhiên khá ưu ái với một mùa đông lạnh nênnhìn chung khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, người dânsống chủ yếu vào nông nghiệp và cây công nghiệp Chè Shan tuyết là câycông nghiệp truyền thống và là cây mũi nhọn có giá trị kinh tế cao của huyện,góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Xã Sinh Long, huyện Na Hang là một xã vùng cao có diện tích 106,53km², dân số năm 2006 là 2052 người, mật độ dân số đạt 19 người/km² hội tụđầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển chè ShanTuyết Tuy vậy, người sản xuất vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sảnxuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa

có sự đầu tư thoả đáng cho cây chè nên chất lượng và sản lượng thấp, khảnăng cạnh tranh trên thị trường kém nhất là thị trường ngoài nước

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Sinh Long - huyện Na Hang - tỉnhTuyên Quang, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ đượctồn tại trong việc phát triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp sản xuất, chế

biến, tiêu thụ chè ở xã Sinh Long Vì vậy tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xãSinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, từ đó đềxuất giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết của địa phương trong thờigian tới

Trang 11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển sản xuất và phát triểnsản xuất chè Shan tuyết tại xã Sinh Long

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi nội dung

Đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển sản xuất chè Shan tuyết trênđịa bản xã Sinh Long Trong đó, đánh giá hiệu quả các hình thức tổ chức sảnxuất chè, đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết

1.3.2.2 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnhTuyên Quang

1.3.2.3 Phạm vi thời gian

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014

- Số liệu được sử dụng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013

Trang 12

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số tài liệu liên quan

2.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Phát triển là một khái niệm rộng, bao quát nhiều lĩnh vực trong xã hội

Vì thế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển

Theo ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng

về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do vềcon người ( World Bank, 1992)

Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nềnkinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự

đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo racác thay đổi trên

Theo tác giả Raaman Weitz: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liêntục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng nhữngthành quả tăng trưởng trong xã hội ”

Tuy có nhiều quan niệm các nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đềucho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giátrị trong cuộc sống của con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng caocác quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nềnkinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và

về chất nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh

tế và xã hội ở mỗi quốc gia

Tóm lại,phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăngthêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến

Trang 13

bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đíchcuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.

2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất

a) Khái niệm về sản xuất

Trong quá trình sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thayđổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở

và những của cải phục vụ cuộc sống Sản xuất là điề kiện tồn tại của mỗi xãhội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ vàotrình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong cáchoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sửdụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào nhữngvấn đề sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thànhsản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lựccần thiết làm ra sản phẩm?

Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượnglao động và tư liệu lao động

+ Sức lao động: là tổng hợp trí lực và thể lựccủa con người được sửdụng trong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ là khả năng của laođộng, còn lao động là sự tiêu dùng lao động trong lao động

+ Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động củacon người tác động vào nhằm biến đổi nó theo các mục đích của mình Đốitượng lao động có hai loại Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khoángsản, đất đá, thủy sản… Các đối tượng lao động loại này liên quan đến cácngành công nghiệp khai thác Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sựtác động của lao động trước đó, ví dụ như phôi thép, sợi dệt… Loại này là đốitượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến

+ Tư liệu lao động: là một hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sựutấc động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng laođộng thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Tư liệu lao động lại

Trang 14

gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng theo mục đích của con người,tức là công cụ lao động (như máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp haygián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bãi, đường xá, quyếtđịnh đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình con người sử dụngcông cụ lao động tác động lên đối tượng lao công nhằm thỏa mãn các nhu cầutồn tại và phát triển của con người

Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xãhội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hộicủa con người, nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hộiloài người

Để tiến hành sản xuất vật chất con người phải có không chỉ quan hệvới tự nhiên mà phải có quan hệ với nhau và trên cơ sở những quan hệ sảnxuất này màphát sinh ra các quan hệ khác như: chính trị, đạo đức, pháp luật…

Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất con người không những làm biến đổi

tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình Do đó, sảnxuất vật chất không ngừng phát triển tất yếu làm cho xã hội không ngừng pháttriển

Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triểncủa toàn bộ đời sống xã hội Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng

có nguyên nhân từ sự phát triển cả nền sản xuất xã hội Vì vậy, để giải thích

và giải quyết các vấn đề xã hội của đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thựctrạng sản xuất vật chất của xã hội

Nhận thức được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và pháttriển của xã hội Trên cơ sở đó, nhận thức là cơ sở giúp cho chúng ta nhậnthức được rằng, mọi hoạt động thực tiễn và nhận thức phải dưạ trên nền tảngsản xuất vật chất

b) Khái niệm về phát triển sản xuất

Trang 15

Phát triển sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, trongđó; con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn

có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khácphcụ vụ cuộc sống

2.1.2Vai trò của phát triển sản xuất chè Shan tuyết

Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho pháttriển cây chè, đặc biệt là cây chè Shan tuyết Chè Shan tuyết là mặt hàng cóthị trường và giá cả ổn định, với ưu thế không kén đất như các loại cây trồngnhư: cà phê, hồ tiêu…, mà năng suất đem lại tương đối ổn định Trong nhữngnăm qua, phát triển sản xuất chè Shan đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đaicủa toàn xã, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần xóa đói giảmnghèo và phát triển kinh tế của vùng, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc củađồng bào dân tộc nơi đây sang một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, góp phầnphân công lao động giữa miền ngược và miền xuôi Đồng thời, chè Shan cũngđem lại nguồn lợi tương đối lớn cho ngân sách của địa phương

Theo Tạp Chí Thế Giới Chè và nhiều báo khác đã đăng kết quả nghiêncứu, các viện hàm lâm khoa học, các trường đại học, các nhà khoa học trênthế giới đưa ra lời khuyên về việc nên uống Chè Shan tuyết cổ thụ thườngxuyên, bởi nó mang lại lợi ích cho sức khoẻ của con người, những tác dụng

mà chè Shan tuyết mang lại như:

- Tăng khả năng thần kinh trung ương, chống lão hoá

- Bổ gan, thận, chống béo phì

- Phòng chống nội chướng, phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim

- Phòng chống viêm khẩu xoang, viêm yết hầu, viêm ruột

Trang 16

Chè Shan tuyết thân cây to cao, tán rộng Vì thế, bên cạnh giá trị củabúp thì cây chè Shan tuyết còn được trồng làm rừng phòng hộ, phủ xanh đấttrống đồi trọc Tác dụng của rừng phòng hộ đầu nguồn thì ai cũng hiểu, nógiúp cho việc giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôithoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạnhán và giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện… Tuynhiên đối với người dân vùng dân tộc thiểu số thì trồng rừng chưa cho ngaycái ăn cái mặc, trong khi thực hiện trồng rừng theo các chương trình, dự áncủa Nhà nước thì vẫn phải vất vả với nỗi lo cơm áo hằng ngày Nhưng vớirừng chè Shan tuyết thì khác, cây nhanh cho thu hoạch mà vòng đời lại dài nókhông những có tác dụng phòng hộ mà còn bảo đảm cho người trồng rừngcuộc sống trước mắt cũng như lâu dài Vì vậy mà không cần tuyên truyền, vậnđộng, việc trồng rừng này rất nhanh chóng đi vào cuộc sống với tính tự giáccao của người dân.

Nhận thấy chè Shan tuyết là nguồn sản phẩm quý, cộng với việc TỉnhTuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, pháttriển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết Với lợi thế đó, tỉnh luôn xác định chè

là cây kinh tế mũi nhọn, từ đó có định hướng phát triển cũng như có sự đầu tưđúng mức Nhờ vậy, cây chè có sự phát triển đáng mừng cả về chất lượngcũng như diện tích, bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung gắn vớichế biến, tiêu thụ sản phẩm

Trang 17

2.1.3Nội dungphát triển sản xuất chè Shan tuyết

2.1.3.1 Phát triển sản xuất của các nhóm hộ trồng chè

Xã Sinh Long là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triểncây chè Tuy có chất lượng cao nhưng mật độ trồng không đồng đều, ngườidân cũng chưa chú trọng đến việc thu hái, tạo sản phẩm chè để tăng thu nhập.Trong những năm trở lại đây nhận thấy được tiềm năng kinh tế từ cây chèShan đem lại, các hộ dân trong xã đã tích cực hơn trong việc trồng và chămsóc Để phát triển sản xuất chè thuận lợi việc huy động nguồn vốn đầu tư rấtquan trọng, đa số hộ dân trồng chè Shan tuyết của xã được Ban Quản lý rừngphòng hộ của huyện giao khoán vườn chè và giao đất trồng mới nên nguồnvốn chủ yếu do nhà nước hỗ trợ Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất, sảnlượng các hộ sản xuất chè được hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để áp dụng tốt khoahọc kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lao động của hộ được tham gia vào cáclớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm, tay nghề Tiếp nhận công nghệ trồng,chăm sóc và quản lý tiên tiến, đổi mới phương pháp canh tác, đặc biệt chútrọng đến sản xuất chè an toàn đạt tiêu chuẩn Đẩy mạnh phát huy sức mạnhcủa mối liên kết 4 nhà ( Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước, Nhà khoahọc) trong sản xuất và tiêu thụ để mang lại tính toàn diện và hiệu quả

2.1.3.2 Phát triển sản xuất chè thông qua tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo tay nghề cho người dân trồng chègiúp họ hiểu được những kiến thức kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, là mộttrong những chủ trương quan trọng của chính quyền địa phương nhằm pháttriển tối đa ngành chè Shan Bên cạnh đó, địa phương cũng áp dụng chínhsách phù hợp với đặc điểm của ngành chè, đầu tư tín dụng, hỗ trợ về vốnthông qua nguồn vay ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học – kỹ thuật, giống,phân bón, cung cấp thông tin về thị trường, đào tạo nhân lực và đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống thủy lợi và đầu tư trang thiết bị cơ giới

Trang 18

cho các khâu thu hái và chế biến chè Tích cực trong công tác mở rộng thịtrường, liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất chè nguyênliệu để hình thành sản xuất theo hướng sản xuất gắn với thị trường.

2.1.3.3 Phát triển sản xuất kết hợp phát triển tiêu thụ

Để tìm được đầu ra ổn định cho chè Shan các hộ trồng chè đã cùngvới doanh nghiệp sản xuất chè cần có sự đổi mới toàn diện Đẩy mạnh ứngdụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, cải tiến mẫu mã, bao bìsản phẩm, sản xuất sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và phù hợp với nhu cầucủa thị trường Đồng thời, cần liên tục tổ chức tập huấn, đào tạo lao động,nhân lực một cách toàn diện và chuyên sâu, nâng cao năng suất và tay nghề

Đồng thời doanh nghiệp cần tập trung sản xuất chè sạch, chè an toàn.Quy trình chế biến chè cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiếndây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại hóa, có hệ thống kiểm tra khắt khetrước khi đưa ra thị trường

2.1.3.4 Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ

Điểm nổi bật của ngành chè Việt Nam, đó là thương hiệu chè Việt đãđược đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực Một số thịtrường lớn của chè Việt Nam như Nga, Đức, Trung Quốc, Pakistan,… Vớitrên 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè, Việt Nam đã xuất khẩu nhiềuloại sản phẩm trà, trong đó trà đen chiếm chủ yếu (khoảng 78% tổng sảnlượng xuất khẩu), còn lại là trà xanh và các loại sản phẩm trà khác từ chè.Ngoài tính kinh tế, cây chè còn mang tính xã hội Cây chè Việt Nam là câytrồng gắn với vùng trung du và vùng núi với trên 400.000 hộ nông dân thamgia sản xuất; giá trị sản xuất bình quân đạt bình quân là 68 triệu đồng/ha, cónơi đạt 90 - 100 triệu đồng/ha Vì vậy, cây chè có ý nghĩa xoá đói, giảmnghèo, tăng thu nhập cho người dân ở vùng cao

Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình quân của thế giới,nhưng giá bán thấp, chỉ bằng 60-70% giá bình quân trên thế giới Nguyên

Trang 19

nhân chủ yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại(chẳng hạn, trà đen xuất khẩu chiếm tới 78%); chất lượng, mẫu mã chưa hấpdẫn nên sức cạnh tranh thấp; giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắnkết với nhau…

Để ngành chè khắc phục được những tồn tại, phát triển bền vững,mạnh mẽ hơn nữa, đòi hỏi người trồng chè, các nhà khoa học, nhà quản lý vàcác doanh nghiệp cần tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển chèViệt Nam Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ Chútrọng hơn nữa phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đối với các vùngtrồng chè nói chung và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phầnxoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, tạo mọi điều kiện chongành chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá

Anh Đặng Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Dũng cho biết:Khi lần đầu tiên bắt tay vào sản xuất chè anh rất lo lắng cho đầu ra của sảnphẩm Mặc dù chè Shan Sinh Long là sản phẩm ngon có tiếng nhưng chưa đi

ra được thị trường ngoài mà chủ yếu vẫn chỉ cung cấp trong nội huyện Vàgần 1 năm tiến hành sản xuất đại trà, sản phẩm làm ra mới chỉ dừng lại ở đơnđặt hàng, thị trường ngoài tiếp nhận vẫn còn khá dè dặt Anh Dũng khẳngđịnh, chè Shan do công ty của anh chế biến là loại chè đạt tiêu chí 4 nhất:Mẫu mã bao gói đẹp nhất, chất lượng chè ngon nhất, sản phẩm sạch tinh khiếtnhất và giá trị chè hàng hóa cao nhất Tuy nhiên, để thức dậy tiềm năng sảnphẩm chè sạch Shan tuyết Sinh Long, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu

là điều mà anh đang tập trung làm trong năm nay Lợi thế nhất đối với sảnphẩm này hiện nay chính là việc mẫu mã, bao bì đã cơ bản thống nhất, chèthành phẩm ra thị trường được giới thiệu với hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn

Trang 20

2.1.3.5 Nâng cao chất lượng chè Shan tuyết

Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi đúng đắntrong xu thế phát triển hiện nay Chỉ có tích cực chăm sóc, đầu tư tăng năngsuất, chất lượng cũng như việc thu hái đảm bảo phẩm cấp mới là lựa chọn tối

ưu hiện nay và lâu dài Đối với sản xuất công nghiệp cũng vậy, các doanhnghiệp đã và đang đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng dây chuyền máy móc Nhiềudoanh nghiệp đã tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ với người dân trong vùngnguyên liệu và cung ứng phân bón, vật tư cho người làm chè

Song song với việc đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của cácdoanh nghiệp, các ngành chức năng cũng cần kiểm tra, rà soát, đánh giá tất cảcác doanh nghiệp và chỉ cho hoạt động đối với các doanh nghiệp đảm bảo cácquy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một vấn đề mấu chốt để tạo nên một niên vụ chè thành công là cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè cần liên doanh, liên kết chặt chẽ vớingười dân vùng nguyên liệu cũng như các doanh nghiệp để vừa có nguyên liệu

ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chèShan tuyết vừa không bị các doanh nghiệp lớn hay các đối tác khác ép giá

2.1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè Shan tuyết

2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Đất đai: Chè Shan tuyết là một cây không yêu cầu khắt khe về đất so

với một số cây công nghiệp dài ngày khác Tuy nhiên để cây chè Shan sinhtrưởng và phát triển tốt, nương chè Shan có nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năngcho năng suất cao, ổn định, chất lượng chè Shan ngon thì cây chè Shan cũngphải trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của nó Quanghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng chè Shan tốt phải có điềukiện: Đất trồng chè Shan có độ cao lớn hươn 600m, đọ dốc từ 15 – 250, độchua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 - 5,5 Tính chất vật lý của đất: Tầng dày tốithiểu là 50cm, thành phần cơ giới đất thích hượp từ thịt nhẹ đến thịt nặng

Trang 21

Hóa tính đất chè Shan: Hàm lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡngtrong đất ở mức độ cho phép.

Thời tiết, khí hậu: Độ ẩm, nhiệt độ và hàm lượng mưa là những yếu tố

ảnh hưởng lớn đến cây chè Shan Để cây chè Shan phát triển tốt thì nhiệt độbình quân là 20– 260C, lượng mưa trung bình là 1500 – 2000mm/năm nhưngphải phân đều cho các tháng, ẩm độ không khí từ 80 – 85%, ẩm độ đất 70 –80%, cây chè Shan là cây ưa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng trung bình 9giời/ngày Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng

và phát triển của cây chè Shan Cây chè Shan ngừng sinh trưởng khi nhiệt độkhông khí dưới 100C hay trên 400C Mùa đông cây chè tạm ngừng sinhtrưởng, màu xuân bắt đầu phát triển trở lại Thời vụ thu hoạch chè Shan dài,ngắn, sớm, muộn tùy thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ Tuy nhiên cácgiống chè Shan khác nhau có mức độ chốn chịu khác nhau Cây chè Shan vốn

là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt Lúc nhỏ câycần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống chè Shan lá nhỏ ưasáng hơn các giống chè Shan lá to

2.1.4.2 Nhân tố lao động

Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trongsản xuất chè Shan cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng,chất lượng cho chè Shan Để sản phẩm chè Shan sản xuất ra có năng suất cao,chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra cầnphải có lao động có trình độ tốt, có kinh nghiệm Trong hai khâu: sản xuất –chế biến, thì nhân tố lao động đều quyết định đến sản lượng và chất lượng củachè Shan Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc vàthu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động Lao động có tay nghề sẽtạo ra năng suất và chất lượng cao

Trang 22

2.1.4.3 Nhân tố thị trường, giá cả

Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sựu tồn tạicủa cơ sở sản xuất, kinh doanh chè Shan Thị trường đóng vai trò là khâutrung gian nối giữa sản xuất và người tiêu dùng, khi tìm kiếm được thị trường,người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào chophù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa Còn việc giải quyết vấn đề sảnxuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường, xác định được rõ kháchhàng, giá cả và phương thức tiêu thụ Muốn vậy phải nghiên cứu, xem xét kỹquy luật cung cầu trên thị trường Ngành chè Shan có ưu thế hơn một sốngành khác, bởi đây là sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, chất bảoquản nên rất an toàn cho người sử dụng, khi sử dụng chè Shan có hương vịđặc trưng riêng nên người tiêu dùng khá ưu chuộm và sử dụng khá phổ thông

ở trong nước Do là loại chè quý, ngon nên nhu cầu mặt hàng này khá lớn vàtương đối ổn định Hơn thế nữa chè Shan không phải là sản phẩm tươi sống,sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài Chè Shan mang tính thời vụ ít hơncác loại cây ăn quả và các giống chè khác Chính nhờ những ưu điểm trên dễtạo thị trường khá ổn định và vững chắc, là điều kiện, nền tảng để kích thích,thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Shan

Giá cả: Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng

chè Shan nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là vấn đề giá cả (giá chè Shanbúp tươi và chè Shan búp khô) trên thị trường, giá cả không ổn định ảnhhưởng tới tâm lý của người trồng chè Shan Có thể nói sự biến động của thịtrường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người sản xuất cũng như ngườilàm chè Shan Do đó, việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chèShan là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè Shan

2.1.4.4 Hỗ trợ của doanh nghiệp và chính quyền địa phương

Xã Sinh Long hiện có hàng trăm ha chè Shan tuyết cổ thụ từ 50 đến

60 năm tuổi, từ năm 2000 đến nay, xã trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan

Trang 23

tuyết theo chương trình 327 và chương trình 661 của Chính phủ được hơn 500

ha Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, xã thành lập tiểu ban dự án doChủ tịch UBND xã làm trưởng tiểu ban Các thành viên có trách nhiệm tuyêntruyền vận động đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức về mục tiêu của dự

án, tổ chức cho nhân dân trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, tín chấp, quản lýnguồn vốn Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động về tầm quan trọngcủa việc trồng chè để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinhthái và xây dựng vùng chè nguyên liệu đặc sản hàng hoá, nên nhân dân đãđồng tình ủng hộ, hầu hết các hộ trong xã đều trồng chè, bình quân mỗi hộtrồng từ 0,5 đến vài ha chè và đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể chongười nông dân

2.1.5 Các hình thức phát triển chè Shan tuyết

Tháng 12/2011, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN - Sở KH&CNTuyên Quang phối hợp với UBND Huyện Na Hang tổ chức hội thảo khoa họcthuộc dự án: Xây dựng mô hình trồng và thâm canh chè Shan tuyết theohướng tập trung tại huyện Na Hang Mục tiêu của dự án nhằm: Xây dựngvùng chè Shan tuyết tại xã Sinh Long, bằng những giống chè Shan tuyết chọnlọc để tạo vùng chè có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm hànghoá đặc sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế chovùng dự án Các nội dung đã được triển khai và đạt được yêu cầu đề ra: đã tổchức tập huấn kỹ thuật về thâm canh chè Shan tuyết, kỹ thuật đốn, hái, chếbiến, bảo quản chè cho 220 lượt người dân; xây dựng được vườn ươm 5.000bầu để chuyển giao công nghệ giâm hom cành chè cho nông dân; trồng được

mô hình 10 ha tập trung chè sinh trưởng phát triển tốt

Năm 2007, mô hình trồng rừng bằng chè Shan tuyết tại Na Hang,Tuyên Quang bắt đầu manh mún Ông Hoàng Dùng Hiấng, dân tộc Dao đỏ ởthôn Phiêng Ngàm, xã Sinh Long, huyện Na Hang được xem là tiên phongthực hiện dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết Bởi trong khi

Trang 24

người dân nơi đây chưa mặn mà với công tác trồng rừng, ông Hiấng đã mạnhdạn cải tạo hơn hai chục ha đồi núi trọc để đầu tư trồng chè Năm 2007, ôngHiấng cùng gia đình bắt tay vào công việc trồng chè và ngay từ những nămđầu tiên, cây chè Shan tuyết đã phát triển rất nhanh phủ xanh 22 ha đồi núitrọc trước đây, tỷ lệ cây sống đạt trên 90% Với tính ổn định đầu ra của sảnphẩm chè Shan tuyết, gia đình ông đã thu về hàng trăm triệu đồng Trước hiệuquả kinh tế mang lại rất thuyết phục từ mô hình trồng rừng phòng hộ bằng câychè Shan tuyết của gia đình ông Hiấng, từ chỗ người dân địa phương chỉtrồng rừng bằng các loại cây ngắn ngày, bây giờ họ đã chủ động tìm đến ôngHiấng để học hỏi kinh nghiệm cũng như quy trình chăm sóc và bảo vệ Nhờ

đó, việc trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết tại các xã trong huyện

Na Hang thực sự trở thành phong trào sâu rộng, được nhiều hộ dân đồng loạthưởng ứng tham gia với tổng diện tích trên 1.100 ha Xã Sinh Long có 9 thônbản, 450 hộ dân, với 2.450 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm 90%, dântộc Mông 10% Trước khi thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết, tỷ

lệ hộ nghèo toàn xã chiếm trên 80% và là một xã nghèo nhất của huyện NaHang, nhưng nhờ trồng được trên 500 ha chè nên đến nay hộ nghèo giảm cònmột nửa so với trước Do đó, đồng bào của xã rất khâm phục và quý trọngông Hoàng Dùng Hiấng, một người nhạy bén trong tiếp thu mô hình sản xuấtmới và đã thuyết phục được người Dao đỏ trồng chè Shan tuyết để xóa đói,giảm nghèo bền vững

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè trên thế giới

Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thíchhợp để trồng chè, trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chèvới mức độ khác nhau Các nước trồng chè đã tận dụng hết những ưu thế đó

để phát triển sản xuất, có những nước xem cây chè là cây trồng chính của đấtnước Với Việt Nam để ngành chè khắc phục được những tồn tại yếu kém,

Trang 25

đưa ngành chè phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao năng suất, đóng gópthiết thực vào công việc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của đấtnước, thì việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của nước ngoài làviệc làm cần thiết.

Sau đây là kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của một số nước trênthế giới:

a) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của Trung Quốc

Là nước phát triển và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới Chè trở thànhthứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân, và được coilà1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa

Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để sản xuất chè,tận dụng lợi thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạnghóa các giống chè có năng suất và chất lượng cao Xây dựng các trung tâmnghiên cứu chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ởcác tỉnh Xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học

kỹ thuật trồng và chế biến chè Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triểnvăn hóa trà, xây dựng các nhà bảo tang văn hóa, biện soạn các tác phẩm vềtrà, tổ chức các lễ hội văn hóa trà, trà sử, trà pháp… Điều này đã thu hútkhách du lịch và nâng cao được vị thế chè Trung Quốc trên thị trường quốctế

b) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của Kenya

Kenya hiện là nước đứng thứ 4 ngay phía trên Việt Nam trong top 5quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới Những chia sẻ về kinhnghiệmc ủa Kenya sẽ là động lực đồng thời tạo ra chiến lược đúng đắn chongành chè Việt Nam phát triển, giúp Việt Nam tối đa hóa lợi ích do hội nhậpđem lại Nằm ở Châu Phi với mặt bằng phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạnchế so với thế giới nhưng ngành chè Kenya với chiến lược đúng đắn đã đemlại những thành công rất đáng khích lệ trong mọi công đoạn từ trồng, hái, sản

Trang 26

xuất, đóng gói, kinh doanh xuất khẩu và quảng bá hình ảnh thương hiệu chèKenya Ngành chè Kenya là sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã và đang đónggóp rất lớn cho nền kinh tế của quốc gia Đông Phi này với kim ngạch xuấtkhẩu cao hơn rất nhiều so với Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng cụcHải quan thì năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của Kenya đạt 1.06 tỷ USD, ViệtNam là 204 triệu USD, xuất khẩu chè ở Kenya đạt 17-20% doanh thu xuấtkhẩu Paskistan, Anh, Ai Cập là các nhà nhập khẩu chè lớn của nước này.

Có được thành công ấn tượng này là bắt nguồn từ việc trồng, sản xuất,kinh doanh và đặc biệt là marketing sản phẩm Hệ thống tổ chức cũng nhưphương pháp tiêu thụ chè ở Kenya đều rất hiệu quả, 80% sản phẩm chè đượctiêu thụ thông qua Cơ quan phát triển chè Kenya ( KTDA ), cơ quan này hoạtđộng như một công ty mô giới chứ không làm chủ một kg chè nào Phần lớnchè được bán qua sàn đấu giá 2 phiên/tuần

Kenya trở thành nước sản xuất chè nổi tiếng thế giới chủ yếu nhờ vàoviệc quản lý rất khoa học, vừa đảm bảo được sự chỉ đạo nhất quán của Chínhphủ, vừa phát huy được tính sáng tạo, chủ động của mọi thành viên trongchuỗi giá trị Thành công của Kenya là một bài học hữu ích để nhìn lại thụctrạng của ngành chè Việt Nam trên mọi khía cạnh, qua đó đề ra giải pháp chophát triển ngành chè Việt Nam

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam

a) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Phú Thọ

Phú thọ là tỉnh có năng suất và sản lượng chè tươi nằm trong tốp những tỉnhdẫn đầu của cả nước Cây chè thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo, câylàm giàu cho các hộ nông dân ở các xã miền núi của tỉnh

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ có trên 15.600 ha chè, trong đó có 14.700 ha chosản phẩm, với năng suất bình quân 81 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 117,6ngàn tấn So với tình hình chung của cả nước, cây chè Phú Thọ chiếm vị tríkhá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn Diện tích chè của tỉnh chiếm 12%

Trang 27

diện tích chè của cả nước, năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quânchung của cả nước (hơn 8 tấn/ha) Sản lượng búp tươi chiếm hơn 13% tổngsản lượng chè của cả nước Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp,Phú Thọ cũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư nướcngoài vào chè khá Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 70 cơ sở chế biến chè.Tại tỉnh Phú Thọ, được tổ chức CIDSE(Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Pháttriển và Đoàn kết) phối hợp với Chi cụcBảo vệ thực vật tỉnh tiến hành chươngtrình phát triển bền vững sản xuất các vùng chè an toàn (V011) Phát triển sảnxuất chè ở Phú Thọ thành công, với quy mô vùng chè ở 38 xã/ 6 huyện bắtđầu từ năm 2003 Các mô hình được nghiên cứu kỹ tập chung vào huyệnThanh Ba, nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nôngdân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanhtrên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao Từ vướng mắc nhất của người sảnxuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh không cân đối,quá lạm dụng vào chất háo học, chưa có ý thức nhìn nhận về nền canh tác bềnvững, lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng, tăng độ bạcmàu và trai cứng đồng thời dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởngtới chất lượng chè khô xuất khẩu Với mục tiêu ưu tiên những hộ nông dânnghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địaphương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học, kỹ thuật để thay đổitập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM (Quản lý dịch hại tổnghợp) có năng suất, chất lượng cao.

b) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, thiên nhiên đã ưuđãi cho vùng đất Thái Nguyên thổ nhưỡng, khí hậu, chất đất, nguồn nước phùhợp để phát triển cây chè, với diện tích chè hơn 18.500ha, trong đó có gần17.000ha chè kinh doanh (đứng thứ hai cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng), năngsuất đạt 109 tạ/ha, sản lượng đạt gần 185.000 tấn/năm Người dân Thái

Trang 28

Nguyên có kinh nghiệm trồng, chế biến chè, biết vận dụng lợi thế về đất đai

và khí hậu để sản xuất tạo nên sản phẩm chè phong phú về chủng loại cóhương thơm, vị đượm, ngọt chát rất đặc trưng, khiến cho ngay cả người sànhchè nhất và thị trường khó tính nhất cũng đều hài lòng, hương vị đặc trưng,nổi tiếng ở thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới Xác định chè làcây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiềubiện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, trong đó có việc

áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho chè.Tuy nhiên, trong thời gian qua phát triển sản xuất, kinh doanh chè chưa tươngxứng với tiềm năng, hiệu quả còn thấp, người dân trồng chè thu nhập không

ổn định và đời sống cần được cải thiện Vì vậy, giải pháp có tính xuyên suốt

để phát triển chè Thái Nguyên hiện nay cũng như trong lai là phát triểnthương hiệu chè đảm bảo uy tín, danh tiếng chè, có chất lượng cao, sạch và antoàn Cùng với việc phải mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt làthị trường xuất khẩu, thay đổi phương thức sản xuất để có sản phẩm chè chấtlượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

Thái Nguyên cũng tích cực tổ chức Festival trà, hội chợ triển lãm,nhằm xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Qua đó nhằm góp phần bảo vệ, giữgìn thuần phong, mỹ tục tốt đẹp, chấn hưng văn hóa trà Việt trong bối cảnhhội nhập và phát triển toàn cầu hóa

2.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Báo cáo dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình tuyểnchọn, nhân giống, trồng và chế biến chè Shan tại huyện Na Hang, TuyênQuang” do ông Đặng Văn Dũng chủ trì thực hiện dự án Dự án đã chọn rađược giống chè Shan ưu tú, đủ tiêu chuẩn làm cây đầu dòng, xây dựng đượcnhiều mô hình giâm cành, cải tạo rừng chè, trồng thâm canh, nâng cao nhậnthức của người dân về vị trí của cây chè và trình độ sản xuất chè, góp phần

Trang 29

nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập ổn định cho người dân vùng dự án

từ đó giảm áp lực vào những cánh rừng phòng hộ

Sinh viên Nguyễn Thị Nhung (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) có bài:

“Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết tại Xã Nậm

Ty – Huyện Hoàng Su Phì – Tỉnh Hà Giang” Đề tài này đã đề cập đến câychè Shan và đưa ra các biện pháp để bảo tồn và phát triển cây chè Shan Tuynhiên, đề tài này chỉ đi sâu vào nghiên cứu về đặc điểm về cây chè Shan,nghiên cứu qua về sản xuất, chế biến mà chưa đi sâu nghiên cứu về quá trìnhsản xuất của cây chè, chưa đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất chonhững người trồng chè

Trang 30

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tư nhiên

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

- Phía Nam giáp xã Côn Lôn, Lâm Bình, huyện Na Hang

- Phía Đông giáp xã Thượng Nông, Côn Lôn, huyện Na Hang

- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, Khuôn Hà, huyện Na Hang

Tổng diện tích tự nhiên là 10.464,19 ha Xã có 09 thôn bao gồm: TrungPhìn, Phiêng Ten, Lũng Khiêng, Phiêng Thốc, Nà Tấu, Nặm Đường, PhiêngNgàm, Bản Lá và Khuổi Phìn Có tổng 2.683 khẩu/ 520 hộ trên toàn xã

3.1.1.2 Đặc điểm đất đai, địa hình

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 10.464,19 ha trong đó đất sảnxuất nông nghiệp là 358,90 ha, đất sản xuất lâm nghiệp là 9.669,14 ha

Phần lớn địa hình của xã được bao bọc bởi các dãy núi cao và hiểmtrở, độ cao từ 650 m đến 1200 m Độ dốc địa hình lớn, độ dốc >250 chiếmđến 86,44% diện tích tự nhiên

Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắtmạnh theo các dãy núi, điều kiện đi lại của nhân dân trong xã gặp rất nhiềukhó khăn, nhất là vào mùa mưa

Trang 31

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a, Khí hậu

Sinh Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được chia thành haimùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Lượng mưa trung bình năm lớn, phân hóasâu sắc theo mùa, trong đó: Mùa mưa bắt đầu từ thángđến tháng 10 khí hậunóng ẩm, mưa nhiều, thường có lũ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,thời tiết lạnh, khô hanh có năm nhiệt độ xuống đến 20C

Ngoài ra, trên địa bàn còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoannhư sương muối, lốc, lũ

Nhiệt độ trung bình trong năm là 220C, trong đó nhiệt độ trung bìnhtháng lạnh nhất từ 11-130C, biên độ nhiệt của năm trong khoảng 13-14,50C

Lượng mưa trong khoảng 1.200 - 1.900 mm/năm, lượng mưa phân bốkhông đều qua các tháng trong năm, lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9chiếm tới 80% tổng lượng mưa trong năm

Độ ẩm không khí khá cao, trung bình 70-80%, lượng bốc hơi trungbình <1.200 mm, tỷ lệ bốc hơi so với lượng mưa có sự mâu thuẫn qua cácmùa, vào mùa mưa, lượng mưa lớn và lượng bốc hơi nhỏ còn vào tháng khôlượng mưa thấp và lượng bốc hơi cao

b, Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn của xã tương đối đa dạng bao gồm các khe, suối rảirác trên toàn xã (trong đó tập trung hơn ở phía Đông Nam) và các ao, hồ nhỏtrong và gần khu dân cư hoặc gần suối

Các khe, suối có dòng ổn định qua nhiều năm, chế độ mùa lũ tương đốiđồng nhất về thời gian, mùa lũ thường bắt đầu cùng thời điểm với mùa mưa(từ tháng 6 đến tháng 10)

Vào mùa khô, lượng nước trong các khe, suối được cung cấp chủ yếubởi nguồn nước mưa từ mùa mưa được tích trong thổ nhưỡng và các tầngchứa nước khác của địa tầng

Trang 32

3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

+ Đất mùn vàng đỏ trên phiến sét và biến chất, được phân bố ở độ caotrên 1000 m, ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp mặc dù đây là loại đất

có hàm lượng chất hữu cơ và các vi chất khá thích hợp cho trồng trọt, hiện tạitrên những diện tích đất này chủ yếu là rừng;

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, được phân bố thành nhữngdải hẹp rải rác trên toàn xã, toàn bộ đất này là ruộng bậc thang đang đượccanh tác lúa nước Chất lượng của loại đất này tương đối tốt, nhưng số lượngkhông nhiều, trong tương lai cần cải tạo tăng diện tích đất này

+ Đất do sản phẩm dốc tụ, được phân bố ở vùng trũng giữa núi

b) Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã bao gồm: nước mặt, nước mưa và nước ngầm

Nước mưa, nước mặt:Theo kết quả điều tra trên lượng mưa của xã cũng

như toàn bộ khu vực phân bố không đều trong năm, nên nguồn nước mưa do

đó có biến động lớn qua các tháng

Nguồn nước mặt được tích trên các khe, suối, ao, hồ, lớp thổ nhưỡng vàcác tầng chứa nước của địa tầng

Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ nguồn nước ngầm của xã không lớn,

chỉ thấy xuất hiện ở chân các hợp thuỷ và gần suối

Trang 33

Tài nguyên nước của xã hiện nay tương đối ổn định về chất lượng, phùhợp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã, song vào mùa khô một

số khu vực trong xã thiếu nước cho sản xuất nên không thể canh tác nôngnghiệp được vào mùa này

c) Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê năm 2011, diện tích đất rừng của xã 9.383,58 ha.Trong đó: Diện tích rừng sản xuất đạt 217,83 ha, diện tích rừng phòng hộ đạt9.165,75 ha Tài nguyên rừng của xã bao gồm rừng hỗn giao và rừng thuần,

có trữ lượng khá và giàu chiếm 20%, trung bình chiếm khoảng 30%, còn lại làrừng có trữ lượng thấp

3.1.1.5Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

* Thuận lợi

+ Xã Sinh Long là trung tâm của cụm xã phía Tây của huyện NaHang, hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện đến các xã lân cận đãđược đầu tư nâng cấp nên rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán

+ Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, độ ẩm,

… Xã có đầy đủ điều kiện cần thiết để trồng cây chè Shan tuyết, đồng thờiphát triển cây chè Shan trở thành cây trồng mũi nhọn và chủ lực của xã

+ Các công trình xây dựng hiện tại như chợ, trường học, bưu điện…

đã được đầu tư xây dựng đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dânkhông chỉ trong xã mà còn của các địa phương lân cận

* Khó khăn

+ Xã Sinh Long có vị trí địa lý tương đối khó khăn, nằm cách xa trungtâm thị trấn nên việc giao thông, đi lại vào mua mưa trở lên khó khăn gây ảnhhưởng cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán, trao đổihàng hóa

Trang 34

+ Nhân dân trong xã vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông, ngành nghề,dịch vụ chưa phát triển Tiềm năng phát triển cây chè và các cây hàng hóa,lâm sản chưa được khai thác hợp lý.

+ Quy mô sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi

ít được thay đổi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Các bệnh dịch trong chăn nuôi

và trồng trọt thường xuyên xảy ra

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng

Theo kết quả quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã Sinh Long năm

2013 về cơ sở hạng tầng trên địa bàn của xã, cơ bản được thống kê như sau:

+ Hệ thống giao thông: Toàn xã hiện có: 01 tuyến đường chuyện chạy từ

xã Sinh Long đến xã Yên Hoa dài 13km, 04 tuyến giao thông trục xã với tổngchiều dài 47km, đường giao thông nội thôn 42,9km, đường giao thông nội đồng38,3km và toàn bộ đường giao thông liên thôn, nội thôn là đường đất

+ Hệ thống thủy lợi: Tính đến năm 2013 toàn xã có 18 công trình thủy

lợi, tổng chiều dài kênh mương tưới 13,12 km, trong đó đã kiên cố hóa9,37km chiếm 71% Hệ thống công trình thủy lợi của xã cơ bản đã đáp ứngđược tưới tiêu cho số ruộng nước hiện có

+ Mạng lưới điện: Toàn xã có 02 trạm biến áp, tổng số hộ dân trên địa

bàn xã được sử dụng điện 274 hộ chiếm 52,7%, trong đó có 120 hộ sư dụngđiện thường xuyên an toàn chiếm 23%

+Trường học và các cơ sở văn hóa:Toàn xã có 03 trường học trong đó:

01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, đảm bảocho việc dạy và học Cơ sở văn hóa bao gồm: 01 nhà văn hóa xã với diện tích

330 m2, 09 nhà văn hóa thôn và hiện chư có sân thể thao

+ Trạm y tế: Hiện trên toàn xã có 01 trạm y tế với tổng diện tích

khuân viên 1.032 m2 với 06 cán bộ y tế, 05 giường bệnh

Trang 35

3.1.2.2 Tình hình sử dụng đất

Đất đai là một trong những nguồn lực căn bản và không thể thiếuđược trong quá trình sản xuất nông nghiệp Trong năm 2012, tình hình sửdụng các nhóm đất của địa bàn xã được tổng hợp như sau:

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Sinh Long năm 2013

(Nguồn: UBND xã Sinh Long)

Từ bảng 3.1 cho thấy, hiện nay toàn xã có tổng diện tích tự nhiênkhoảng 10.464,19 (ha) Trong đó, diện tích đất đang sử dụng chiếm 10.300,97(ha) tương đương 98,44%, số diện tích 163,22 (ha) tương đương 1,56% là đấtchưa sử dụng

Với đặc điểm là xã hoạt động chủ yếu về nông nghiệp, vì vậy nhómđất được sử dụng trong lĩnh vực này chiếm diện tích khá lớn Theo thống kênăm 2013, nhóm đất nông nghiệp chiếm 10.028,07 (ha) so với tổng diện tíchtoàn xã, tương đương với 95,83%, tỷ trọng nhóm đất này khá lớn

Trang 36

đó lao động nông nghiệp có 1.397 (chiếm 98%) tổng số lao động của toàn xã.Chi tiết về cơ cấu dân tộc được minh họa dưới bảng sau

Bảng 3.2 Cơ cấu dân tộc của xã Sinh Long năm 2013

(Nguồn: UBND xã Sinh Long)

Với cơ cấu dân số là đại bộphận dân tộc ít người, đây cũng là vấn đềkhó khăn của địa phương trong phát triển kinh tế xã, xã hội

Lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao động phổ thông, lao động quađào tạo có 30 người ( chiếm 2%) Với đặc điểm là xã vùng sâu, nên dân số vàlao động của xã chiếm phần đông là người dân tộc ít người

Cùng với lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi đối vớicác ngành kinh tế có yêu cầu lao động phổ thông trình độ thấp, song khó khăncho việc phát triển với những ngành kinh tế đòi hỏi trình độ công nghệ cao

3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế xã Sinh Long

Theo báo cáo năm 2013 của Ủy ban Nhân dân xã Sinh Long, tổng giátrị khối ngành Nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm giá trị cao, năm 2013 ước đạt22.600 triệu đồng ( chiếm 84,11%), lĩnh vực Dịch vụ đạt 1.800 triệu đồng(chiếm 7,96%) và lĩnh vực Công nghiệp đạt 1.790 triệu đồng ( chiếm 7,92%)

Nhìn chung quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế xãSinh Long diễn ra còn khá chậm, tỷ trọng khối ngành Nông lâm ngư nghiệpvẫn còn cao, thu nhập bình quân trên đầu người trong xã còn chưa cao, đờisống của nhân dân còn nhiều khó khăn Chi tiết được thể hiện dưới bảng3.3 dưới đây:

Trang 37

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Sinh Long năm 2013

ĐVT: Tỷ đồng

1 Nông, lâm, ngư nghiệp 18,24 88,20 18,96 86,85 19,01 84,11 103,94 100,26

3 Thương mại, dịch vụ, thu

khác

( Nguồn: UBND xã Sinh Long)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Trang 38

Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, chúng tôi chọn xã Sinh Long là xã có diện tích trồng chè Shan tuyết lớn nhấttoàn huyện Na Hang Tại đây, diện tích trồng chè Shan được trải khắp các thôn trong xã: Phiêng Ngàm, Trung Phìn,Khuổi Phìn, Phiêng Ten, Nặm Đường …

Đề tài được nghiên cứu trên 03 thôn Trung Phìn, Phiêng Thốc và Nặm Đường để nghiên cứu, đây là 03 thôn códiện tích trồng chè Shan tuyết lớn nhất xã Sinh Long

3.2.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Để nắm bắt được thông tin về sản xuất, tình hình phát triển sản xuất về chè Shan tuyết, tôi tiến hành điều trangẫu nhiên 40 hộ trồng chè ở 3 thôn: Phiêng Thốc, Trung Phìn, Nặm Đường

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được cung cấp bởi các cán bộ địa phương đang công tác tại các cấp huyện và xã, có trình

độ từng trung cấp trở lên Nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp được chọn lọc thu thập từ các số liệu thống kê của các các cơquan, qua báo cáo tổng kết hàng năm, hàng quý từ năm 2011 đến năm 2013 Các thông tin chung về địa bàn xã SinhLong Qua các sách, báo, khóa luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu , tạp chí khoa học, các website, …

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Đây là các số liệu thô, chưa qua xử lý, được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn các hộsản xuất, doanh nghiệp và các nhà thu gom Trong đó:

Trang 39

Số hộ được chọn là 40 hộ thuộc 3 thôn bản của Xã Sinh Long từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014 Các hộ dânđược chọn là đại diện của từng nhóm thu nhập từ cao đến thấp, từng nhóm số lượng thành viên trong gia đình từ ít đếnnhiều Chủ hộ là đa số là người không biết chữ và tiếng phổ thông thành thạo

3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng chủ yếu trong tổng hợp số liệu điều tra, số liệu qua cácnăm điều tra Trong phạm vi đề tài, phương pháp được áp dụng trong tổng hợp, phân tích các số liệu về tình hình sảnxuất, tiêu thụ của sản phẩm chè Shan tuyết, để từ đó thấy được sự biến động của hiện tượng đó và mô tả được thựctrạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng và liên quan

* Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phân tích số liệu, so sánh quy mô qua các thời kỳ từ đó thấyđược tốc độ phát triển qua các thời kỳ Sử dụng các chỉ tiêu phân tích trong dãy số biến động theo thời gian như tốc độ

Trang 40

Sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh số tương đối và số tuyệt đối của các chỉ tiêu như: năng suất, chophí, hiệu quả sản xuất.

* Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp những chứ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức)

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà các tác nhân sản xuất, kinh doanh phải đối mặt(các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ tổ chức (các điểm mạnh, điểm yếu)

Chiến lược W – T Tối thiểu hóa các điểm yếu để né tránh các nguy cơ

3.3 Hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đỗ Văn Ngọc (2006) “Cây chè Shan vùng cao một cây trồng có lợi thế phát triển ở vùng núi cao miền bắc Việt Nam”, hội thảo nghiên cứu phát triển chè Shan, hiệp hội chè Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây chè Shan vùng cao một cây trồng có lợi thế phát triển ở vùng núi cao miền bắcViệt Nam
8. Trần Thị Lư - Nguyễn Văn Toàn (1994), "Hiện trạng phân bố giống chè ở miền Bắc Việt Nam và vai trò của một số giống mới chọn lọc trong sản xuất", Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè (1989 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng phân bố giống chè ở miền Bắc Việt Nam và vai trò củamột số giống mới chọn lọc trong sản xuất
Tác giả: Trần Thị Lư - Nguyễn Văn Toàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
10. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tổng kết dự án “ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình tuyển chọn, nhân giống, trồng và chế biến chè Shan tại huyện Na Hang, Tuyên Quang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng môhình tuyển chọn, nhân giống, trồng và chế biến chè Shan tại huyện Na Hang, Tuyên Quang
11. Đoàn Thị Tuyết Ngân(2013), “Phát triển bền vững sản xuất cây cao su trên đại bàn xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàm, tỉnh Nghệ An”. Khóa luận tôt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển bền vững sản xuất cây cao su trên đại bàn xã Nghĩa Bình, huyệnNghĩa Đàm, tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Đoàn Thị Tuyết Ngân
Năm: 2013
12. Đặng Thị Hải Yến (2012), “ Phát triển vùng chè nguyên liệu cho xí nghiệp chè Anh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”.Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Phát triển vùng chè nguyên liệu cho xí nghiệp chè Anh Sơn, huyện Anh Sơn,tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Đặng Thị Hải Yến
Năm: 2012
13. Nguyễn Thị Nhung (2012), “Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết tại Xã Nậm Ty ,Huyện Hoàng Su Phì ,Tỉnh Hà Giang”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.II. Tài liệu từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết tại Xã NậmTy ,Huyện Hoàng Su Phì ,Tỉnh Hà Giang”
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Năm: 2012
14. Vũ Quang Đán (2013), “Chè Shan tuyết - cây xóa đói, giảm nghèo ở Tuyên Quang” bản tin baotintuc.vn ngày 06/03/2013, http://baotintuc.vn/dan-toc/che-shan-tuyet-cay-xoa-doi-giam-ngheo-o-tuyen-quang-20130306081109810.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chè Shan tuyết - cây xóa đói, giảm nghèo ở Tuyên Quang
Tác giả: Vũ Quang Đán
Năm: 2013
15. Ma Ngọc Hưng (2014), “Đưa hương chè Shan Sinh Long bay xa”, bản tin báo Tuyên Quang ngày 9/5/2014, http://www.baotuyenquang.com.vn/kinh-te/thuong-mai/dua-huong-che-shan-sinh-long-bay-xa-39017.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa hương chè Shan Sinh Long bay xa
Tác giả: Ma Ngọc Hưng
Năm: 2014
16. Lê Duy (2014), “Sản xuất nông, lâm nghiệp vụ xuân: Nhiều loại cây trồng vượt diện tích”, báo Tuyên Quang ngày 26/04/2014, http://www.baotuyenquang.com.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/san-xuat-nong-lam-nghiep-vu-xuan-nhieu-loai-cay-trong-vuot-dien-tich-38599.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất nông, lâm nghiệp vụ xuân: Nhiều loại cây trồng vượt diện tích
Tác giả: Lê Duy
Năm: 2014
1. Đỗ Ngọc Quỹ - Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
2. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè sản xuất chếbiến và tiêu thụ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
4. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè sản xuất và chế biến,NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Lê Tất Khương - Hoàng Văn Chung (1999), Giáo Trình cây chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranhxuất khẩu và phát triển, NXB Lao động xã hội Khác
9. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tổng kết sảnxuất kinh doanh chè và thực hiện dự án Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.4 Ma trận SWOT - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 3.4 Ma trận SWOT (Trang 40)
Bảng 4.1 Cơ cấu cây chè xã Sinh Long giai đoạn 2011- 2013 - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 4.1 Cơ cấu cây chè xã Sinh Long giai đoạn 2011- 2013 (Trang 44)
Bảng 4.3 Năng suất, sản lượng chè ở xã Sinh Long - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 4.3 Năng suất, sản lượng chè ở xã Sinh Long (Trang 49)
Bảng 4.4 Đặc điểm nhân khẩu của các hộ điều tra - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 4.4 Đặc điểm nhân khẩu của các hộ điều tra (Trang 51)
Sơ đồ 4.1: Quy trình chế biến chè xanh - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Sơ đồ 4.1 Quy trình chế biến chè xanh (Trang 59)
Bảng 4.7 Tổng chi phí bình quân 1ha chè Shan tuyết năm đầu của thời kỳ KTCB - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 4.7 Tổng chi phí bình quân 1ha chè Shan tuyết năm đầu của thời kỳ KTCB (Trang 67)
Bảng 4.12 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất chè Shan tuyết của các hộ dân xã Sinh  Long - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 4.12 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất chè Shan tuyết của các hộ dân xã Sinh Long (Trang 82)
Bảng 4.13 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất chè của các hộ dân xã Sinh Long - Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang
Bảng 4.13 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất chè của các hộ dân xã Sinh Long (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w