0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Đặc điểm tư nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 30 -34 )

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Sinh Long là xã thuộc vùng núi cao hiểm trở của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nằm về phía Tây của huyện, có tọa độ địa lý từ 220 30' - 22038'vĩ độ Bắc và từ 105019' - 1050 26', cách trung tâm huyện 67 km và có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

- Phía Nam giáp xã Côn Lôn, Lâm Bình, huyện Na Hang - Phía Đông giáp xã Thượng Nông, Côn Lôn, huyện Na Hang - Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, Khuôn Hà, huyện Na Hang

Tổng diện tích tự nhiên là 10.464,19 ha. Xã có 09 thôn bao gồm: Trung Phìn, Phiêng Ten, Lũng Khiêng, Phiêng Thốc, Nà Tấu, Nặm Đường, Phiêng Ngàm, Bản Lá và Khuổi Phìn. Có tổng 2.683 khẩu/ 520 hộ trên toàn xã.

3.1.1.2 Đặc điểm đất đai, địa hình

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 10.464,19 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 358,90 ha, đất sản xuất lâm nghiệp là 9.669,14 ha.

Phần lớn địa hình của xã được bao bọc bởi các dãy núi cao và hiểm trở, độ cao từ 650 m đến 1200 m. Độ dốc địa hình lớn, độ dốc >250 chiếm đến 86,44% diện tích tự nhiên.

Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh theo các dãy núi, điều kiện đi lại của nhân dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn a, Khí hậu

Sinh Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm lớn, phân hóa sâu sắc theo mùa, trong đó: Mùa mưa bắt đầu từ thángđến tháng 10 khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thường có lũ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô hanh có năm nhiệt độ xuống đến 20C.

Ngoài ra, trên địa bàn còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, lốc, lũ...

Nhiệt độ trung bình trong năm là 220C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 11-130C, biên độ nhiệt của năm trong khoảng 13-14,50C.

Lượng mưa trong khoảng 1.200 - 1.900 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều qua các tháng trong năm, lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 chiếm tới 80% tổng lượng mưa trong năm.

Độ ẩm không khí khá cao, trung bình 70-80%, lượng bốc hơi trung bình <1.200 mm, tỷ lệ bốc hơi so với lượng mưa có sự mâu thuẫn qua các mùa, vào mùa mưa, lượng mưa lớn và lượng bốc hơi nhỏ còn vào tháng khô lượng mưa thấp và lượng bốc hơi cao.

b, Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn của xã tương đối đa dạng bao gồm các khe, suối rải rác trên toàn xã (trong đó tập trung hơn ở phía Đông Nam) và các ao, hồ nhỏ trong và gần khu dân cư hoặc gần suối.

Các khe, suối có dòng ổn định qua nhiều năm, chế độ mùa lũ tương đối đồng nhất về thời gian, mùa lũ thường bắt đầu cùng thời điểm với mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10).

Vào mùa khô, lượng nước trong các khe, suối được cung cấp chủ yếu bởi nguồn nước mưa từ mùa mưa được tích trong thổ nhưỡng và các tầng chứa nước khác của địa tầng.

3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

Theo điều tra và các tài liệu đã nghiên cứu trước đây của xã, có thể phân loại tài nguyên đất như sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát. + Đất nâu đỏ, nâu đen trên đá vôi, đây là loại đất có chất lượng tốt, có hàm lượng mùn và các chất hữu cơ cao, nhưng có địa thế phần nhiều không thuận tiện và tầng đất mỏng. Đây là loại đất chiếm ưu thế, được phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn xã.

+ Đất mùn vàng đỏ trên phiến sét và biến chất, được phân bố ở độ cao trên 1000 m, ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp mặc dù đây là loại đất có hàm lượng chất hữu cơ và các vi chất khá thích hợp cho trồng trọt, hiện tại trên những diện tích đất này chủ yếu là rừng;

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, được phân bố thành những dải hẹp rải rác trên toàn xã, toàn bộ đất này là ruộng bậc thang đang được canh tác lúa nước. Chất lượng của loại đất này tương đối tốt, nhưng số lượng không nhiều, trong tương lai cần cải tạo tăng diện tích đất này.

+ Đất do sản phẩm dốc tụ, được phân bố ở vùng trũng giữa núi.

b) Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã bao gồm: nước mặt, nước mưa và nước ngầm.

Nước mưa, nước mặt:Theo kết quả điều tra trên lượng mưa của xã cũng

như toàn bộ khu vực phân bố không đều trong năm, nên nguồn nước mưa do đó có biến động lớn qua các tháng.

Nguồn nước mặt được tích trên các khe, suối, ao, hồ, lớp thổ nhưỡng và các tầng chứa nước của địa tầng.

Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ nguồn nước ngầm của xã không lớn,

Tài nguyên nước của xã hiện nay tương đối ổn định về chất lượng, phù hợp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã, song vào mùa khô một số khu vực trong xã thiếu nước cho sản xuất nên không thể canh tác nông nghiệp được vào mùa này.

c) Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê năm 2011, diện tích đất rừng của xã 9.383,58 ha. Trong đó: Diện tích rừng sản xuất đạt 217,83 ha, diện tích rừng phòng hộ đạt 9.165,75 ha. Tài nguyên rừng của xã bao gồm rừng hỗn giao và rừng thuần, có trữ lượng khá và giàu chiếm 20%, trung bình chiếm khoảng 30%, còn lại là rừng có trữ lượng thấp.

3.1.1.5Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội * Thuận lợi

+ Xã Sinh Long là trung tâm của cụm xã phía Tây của huyện Na Hang, hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện đến các xã lân cận đã được đầu tư nâng cấp nên rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán.

+ Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, độ ẩm, … Xã có đầy đủ điều kiện cần thiết để trồng cây chè Shan tuyết, đồng thời phát triển cây chè Shan trở thành cây trồng mũi nhọn và chủ lực của xã.

+ Các công trình xây dựng hiện tại như chợ, trường học, bưu điện… đã được đầu tư xây dựng đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân không chỉ trong xã mà còn của các địa phương lân cận.

* Khó khăn

+ Xã Sinh Long có vị trí địa lý tương đối khó khăn, nằm cách xa trung tâm thị trấn nên việc giao thông, đi lại vào mua mưa trở lên khó khăn gây ảnh hưởng cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa.

+ Nhân dân trong xã vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển. Tiềm năng phát triển cây chè và các cây hàng hóa, lâm sản chưa được khai thác hợp lý.

+ Quy mô sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi ít được thay đổi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Các bệnh dịch trong chăn nuôi và trồng trọt thường xuyên xảy ra.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 30 -34 )

×