0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Kinh nghiệm phát triển sảnxuất chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 26 -28 )

a) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Phú Thọ

Phú thọ là tỉnh có năng suất và sản lượng chè tươi nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu của cả nước. Cây chè thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu cho các hộ nông dân ở các xã miền núi của tỉnh.

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ có trên 15.600 ha chè, trong đó có 14.700 ha cho sản phẩm, với năng suất bình quân 81 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 117,6 ngàn tấn. So với tình hình chung của cả nước, cây chè Phú Thọ chiếm vị trí khá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn. Diện tích chè của tỉnh chiếm 12%

diện tích chè của cả nước, năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân chung của cả nước (hơn 8 tấn/ha). Sản lượng búp tươi chiếm hơn 13% tổng sản lượng chè của cả nước. Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp, Phú Thọ cũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài vào chè khá. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 70 cơ sở chế biến chè. Tại tỉnh Phú Thọ, được tổ chức CIDSE(Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết) phối hợp với Chi cụcBảo vệ thực vật tỉnh tiến hành chương trình phát triển bền vững sản xuất các vùng chè an toàn (V011). Phát triển sản xuất chè ở Phú Thọ thành công, với quy mô vùng chè ở 38 xã/ 6 huyện. bắt đầu từ năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ tập chung vào huyện Thanh Ba, nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ vướng mắc nhất của người sản xuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh không cân đối, quá lạm dụng vào chất háo học, chưa có ý thức nhìn nhận về nền canh tác bền vững, lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng, tăng độ bạc màu và trai cứng đồng thời dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới chất lượng chè khô xuất khẩu. Với mục tiêu ưu tiên những hộ nông dân nghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địa phương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học, kỹ thuật để thay đổi tập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) có năng suất, chất lượng cao.

b) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Thái Nguyên thổ nhưỡng, khí hậu, chất đất, nguồn nước phù hợp để phát triển cây chè, với diện tích chè hơn 18.500ha, trong đó có gần 17.000ha chè kinh doanh (đứng thứ hai cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng), năng suất đạt 109 tạ/ha, sản lượng đạt gần 185.000 tấn/năm. Người dân Thái

Nguyên có kinh nghiệm trồng, chế biến chè, biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để sản xuất tạo nên sản phẩm chè phong phú về chủng loại có hương thơm, vị đượm, ngọt chát rất đặc trưng, khiến cho ngay cả người sành chè nhất và thị trường khó tính nhất cũng đều hài lòng, hương vị đặc trưng, nổi tiếng ở thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, trong đó có việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho chè. Tuy nhiên, trong thời gian qua phát triển sản xuất, kinh doanh chè chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả còn thấp, người dân trồng chè thu nhập không ổn định và đời sống cần được cải thiện. Vì vậy, giải pháp có tính xuyên suốt để phát triển chè Thái Nguyên hiện nay cũng như trong lai là phát triển thương hiệu chè đảm bảo uy tín, danh tiếng chè, có chất lượng cao, sạch và an toàn. Cùng với việc phải mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, thay đổi phương thức sản xuất để có sản phẩm chè chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Thái Nguyên cũng tích cực tổ chức Festival trà, hội chợ triển lãm, nhằm xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè. Qua đó nhằm góp phần bảo vệ, giữ gìn thuần phong, mỹ tục tốt đẹp, chấn hưng văn hóa trà Việt trong bối cảnh hội nhập và phát triển toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 26 -28 )

×