Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 81)

III. Chi phí lao động 6,72 33,96 6,88 33,73 7,36 34,

4.2.7 Thị trường tiêu thụ

Chè Shan tuyết là một loại hàng hóa, vì vậy cũng giống như các loại hàng hóa khác, thị trường tiêu thụ là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Chè Shan là mặt hàng có nhiều ưu điểm tuyệt vời mà ai biết đến đều thừa nhận. Nhưng để có được chỗ đứng trên thị trường thì không phải là chuyện đễ dàng trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải có những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và tạo uy tín cho khách hàng thì các sản phẩm từ chè nói chung và chè Shan tuyết nói riêng mới có thể đứng vững trên thị trường.

Sản phẩm chè Shan tuyết Sinh Long – Na Hang chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong huyện và nội tỉnh qua kênh bán lẻ. Từ dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tuyển chọn, nhân giống, trồng và chế biến chè Shan tại huyện Na Hang, Tuyên Quang” đơn vị chủ trì dự án đã phối hợp với đơn vị chuyển giao công nghệ và một số đối tác đưa sản phẩm chè Shan tuyết Sinh Long – Na Hang giới thiệu ở một số thị trường như Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2011, dự án đã sản xuất và tiêu thụ được trên 5 tấn chè Shan thành phẩm với giá bán trung bình từ 90.000 – 145.000 đ/kg. Tuy nhiên do chè Shan tuyết Sinh Long là sản phẩm mới của huyện, chưa có thương hiệu, chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi nên việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, do

địa bàn sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất lớn nên giá thành sản phẩm cao nên sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Đây cũng là một yếu tố hạn chế trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w