III. Chi phí lao động 6,72 33,96 6,88 33,73 7,36 34,
4.2.5 Ảnh hưởng của khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hiệu quả của cây chè Shan tuyết
mang tính truyền thống. Ở đây bà con chỉ phát cỏ khoảng 2 đến 3 lần/năm và đốn 1 lần. Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên bà con chưa quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, thu hái, sơ chế ban đầu làm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Nhà xưởng chế biến chưa có điều kiện để đầu tư nên hầu hết các hộ dân đều bán chè tươi với giá thấp. Đa phần đời số còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế nên vị thế của cây chè Shan trong tổng thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng.
Từ năm 2007 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tuyển chọn, nhân giống, trồng và chế biến chè Shan tại huyện Na Hang, Tuyên Quang”, giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho các hộ trồng chè trên huyện Na Hang nói chung và xã Sinh Long nói riêng. Dự án đã mở được 09 lớp tập huấn, với 307 lượt cán bộ và người dân tham gia và về các kỹ thuật sản xuất chè mà Dự án chuyển giao. Sau tập huấn, người dân đã nắm được các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất và chế biến chè Shan. Đây là cơ sở tạo ra nguồn nhân lực có kỹ thuật góp phần phát triển bền vững vùng chè Shan huyện Na Hang – Tuyên Quang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân trong vùng dự án. Ngoài ra, thông qua việc triển khai các nội dung của Dự án đã góp phần đào tạo được 02 sinh viên đại học (đã tốt nghiệp, tháng 3 năm 2011). Dự án đã góp phần trong công tác giảng dạy, đào tạo. Dự án đã xây dựng mô hình chế biến chè xanh từ nguyên liệu chè Shan quy mô công nghiệp:xây dựng hệ thống nhà xưởng chế biến trên diện tích mặt bằng rộng 1ha tại thôn Phiêng Thốc, xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; nhập khẩu và lắp đặt dây chuyền chế biến chè xanh quy mô công nghiệp; còn lắp đặt thêm 02 bộ máy chế biến chè quy mô hộ gia đình để phục vụ chế biến chè xanh đặc sản.
Xã đã có 1 tuyến đường chạy từ xã Sinh Long đến Yên Hoa, 4 tuyến giao thông trục xã, đường giao thông nội thôn với chiều dài tới 141,2 km. Đường giao thông liên thôn tuy đã được nâng cấp và sửa chữa nhiều nhưng do địa hình là vùng cao núi đất nên thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại cũng như trao đổi hàng hóa của người dân. Nhà xưởng chế biến chè chủ yếu tập trung tại trung tâm xã. Tuy khoảng cách từ các thôn đến trung tâm xã không xa nhưng đường đi khó, việc vận chuyển nguyên liệu chè đến nơi chế biến mất nhiều thời gian. Từ nơi sinh sống của các hộ dân đến các nương chè cổ thụ có khi lên đến vài cây số đường bộ nên giá chè mua tại các thôn bản bao giờ cũng thấp hơn giá mua tại các xưởng chế biến. Mà quá trình hái và vận chuyển đến nơi sơ chế cũng mất khoảng 1 ngày (không tính đêm) nên chất lượng chè bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, hệ thống điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chè. Cả xã có 274 hộ chiếm 52,7% số hộ sử dụng điện trong đó có 120 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Nếu như trước đây, việc sơ chế, chế biến và đóng gói đều được làm thủ công thì ngày nay các công việc đó được thay thế bằng một hệ thống các loại máy móc này một tiên tiến. Và hầu hết các loại máy móc đó đều sử dụng điện. Hiện nay trên địa bàn xã, 70% người dân được sử dụng điện, điều này không những góp phần nâng cao đời sống cho người dân mà còn tạo điều kiện thiết yếu cho ngành chè phát triển mạnh.
Bảng 4.11 Cơ sở hạ tầng của xã Sinh Long năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Giao thông Km 141,2
Điện Hộ 274
Trường học và các cơ sở văn hóa Cơ sở 13
Trạm ý tế Trạm 1
(Nguồn: Văn phòng- thống kê xã Sinh Long năm 2013)