III. Chi phí lao động 6,72 33,96 6,88 33,73 7,36 34,
1. tài góp phần hoàn thiện những lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sảnxuất nói chung và phát triển sảnxuất chè Shan tuyết nói riêng.
chè Shan tuyết nói riêng.
Phát triển sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, trong đó; con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phcụ vụ cuộc sống.
Phát triển sản xuất chè Shan tuyết là quá trình thay đổi của sản xuất chè Shan tuyết ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó đạt được mức độ cao hơn, cả các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả và cả về sự tiến bộ trong quá trình sản xuất.
2.Tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã Sinh Long huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang còn gặp khó khăn, nhưng bắt đầu từ những năm 2009 trở lại đây với sự đồng thuận cao nhất của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất và các hộ nông dân nên bước đầu đã cho thấy xu thế tất yếu của sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp.
Qua tìm hiều thục trạng sản xuất cây chè Shan tuyết ở xã Sinh Long, tôi nhạn thấy tình hình sản xuất cây chè ở đây đang có xu hướng tăng lên về số lượng (phát triển về chiều rộng) biểu hiện cụ thể là sản lượng chè búp tươi từ năm 2011 đến năm 2013 đã tăng thêm 242,9 tấn, diện tích chè có xu hướng tăng chậm do người dân chưa có vốn đầu tư sản xuất bởi chè là cây có thời gian KTCB từ 3 đến 4 năm mới cho thu hoạch, đầu từ ban đầu không nhỏ với những người nông dân (từ 19 đến 20 triệu đồng). Bên cạnh đó các hộ nông dân thường sản xuất nhỏ lẻ không tập trung, một phần do địa hình đi lại khó khăn, một phần do tâm lý người dân còn ngại không muốn tập trung sản xuất.
Xã Sinh Long chưa hình thành được vùng nguyên liệu chè tập trung nên chưa thể sản xuất chè trên quy mô lớn, chính quyền địa phương đanh có những đề xuất để hình thành vùng nguyên liệu, đồng thời kết hợp nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất chè thứ nhất để tạo công ăn việc làm cho nông dân, thứ hai là để tận dụng thế mạnh của địa phương trong hoạt động trọn gói từ nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm.
Hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân cho thấy các hộ nông dân ở thôn Phiêng Thốc cao hơn 2 thôn Trung Phìn và Nặm Đường. Cụ thể: nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì hộ ở thôn Phiêng Thốc thu về được 3,21 đồng, còn hộ ở thôn Trung Phìn thu về được 2,85 đồng và thôn Nặm Đường thu về được 2,67 đồng. Đồng thời chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở hộ thôn Phiêng Thốc đạt cao nhất là 2,21 đồng, hộ ở thôn Trung Phìn là 1,85 đồng và ở thôn Nặm Đường là 1,67 đồng là thấp nhất.
3.Các hộ nông dân cho rằng các yếu tố bên ngoài như giá cả, cơ sỏ hạ tầng, hệ thống các cơ sở chế biến ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè của họ nhiều nhất. Các yếu tố bên trong như hoạt động như hoạt động khuyến nông, kỹ thuật chăm sóc, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Như vậy có thể thấy được các hộ nông dân còn trông chờ và ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước, chưa thực sự tự giác trong sản xuất. Đây cũng là “căn bệnh” phổ biến của người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
4.Để giải quyết những khó khăn trên, đồng thời tạo điều kiện nâng cao lợi ích cho người nông dân thì một số giải
pháp được đưa ra là:
Giải pháp về kỹ thuật: Cần tiếp tục hợp tác với các nhà khoa học, nâng cao vai trò của khuyến nông viên. Các hộ
chủ động nắm bắt quy trình, thực hiện tốt quy trình chăm sóc, thu hái theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, áp dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến.
Giải pháp về chế biến:Xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trung, tăng cường liên kết giữa các nhà trong sản
xuất chè để phát triển sản xuất.
Giải pháp về thị trường: Tăng cường quảng bá vùng chè cũng như thương hiệu chè của địa phương bằng cách
tham gia các hội chợ triển lãm, tham gia các hội thi trà các cấp…, nhân rộng mô hình sản xuất. Mở rộng và tiến hành thành lập các đại lý tiêu thụ chè, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm đầu ra cho sản phẩm, trước mắt cũng như lâu dài.
5.2 Kiến nghị