0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Tình hình sảnxuất chè Shan Tuyết trên đại bàn xã Sinh Long

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 44 -67 )

4.1.1.1 Cơ cấu, quy mô sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn nghiên cứu

a. Cơ cấu cây trồng

Sinh Long là xã vùng cao của huyện Na Hang, nơi đây có rất nhiều cây chè cổ thụ. Dưới đây là cơ cấu về diện tích trồng chè so với các cây trồng khác (bảng 4.1).

Bảng 4.1 Cơ cấu cây chè xã Sinh Long giai đoạn 2011- 2013

Loại cây

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)

SL(ha) (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQC Chè 470,8 44,92 510,2 46,81 541,3 48,03 108,37 106,10 107,23 Trong đó Trồng mới 46,1 9,79 39 7,64 56 10,35 84,6 143,59 110,22 424,7 90,21 471,2 92,36 485,3 89,65 110,95 102,99 106,90 Cây khác 577,2 55,08 579,7 53,19 585,6 51,97 100,43 101,02 100,73

Tổng 1048 100 1089,9 100 1126,9 100 104 103,39 103,70

(Nguồn: Văn phòng- thống kê xã Sinh Long năm 2013)

Từchương trình “xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi” giai đoạn 2004 - 2010 diện tích chè trồng mới đã tăng lên đáng kể. Diện tích trồng chè tăng đều mỗi năm. Cụ thể, năm 2011 chiếm 44,92% tổng diện tích đất trồng trọt, đến năm 2012 chiếm 46,81%, tăng 8,37% (tương ứng tăng 39,4ha), năm 2013 diện tích trồng chè chiếm 48,03%,tăng 31,1ha (tương ứng tăng 6,1%). Như vậy qua 3 năm tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,7%. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối lớn cho thấy tiềm năng và tương lai của phát triển sản xuất chè trong tương lai. Diên tích trồng chè ngày càng được mở rộng, cho thấy xã Sinh Long đã chú trọng vào đầu tư thâm canh cây, trồng mới cây chè.

Diện tích chè trồng mới trong một vài năm gần đây cũng tăng đáng kể. Năm 2011 diện tích đất chè trồng mới chiếm 9,79% tổng diện tích đất trồng chè. Năm 2012 diện tích đất trồng chè giảm 15,4%. Năm này diện tích đất trồng chè giảm là do người dân tập trung cải tạo đất để tăng diện tích trồng mới cho năm sau. Đên năm 2013 diện tích đất trồng chè tăng vọt lên 43,59% tương ứng tăng 17ha, chiếm 10,35% tổng diện tích đất trồng chè. Như vậy bình quân 3 năm diện tích đất trồng mới tăng 10,22% cho thấy người dân đã tích cực tạp trung cải tạo đất và sản xuất chè.

“Do đặc điểm là xã miền núi diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu đất đồi núi dốc, trước đây, xã chúng tôi loay hoay tìm đủ các loại cây trồng nhưng không có cây nào trụ lại được. Nhưng từ khi cây chè Shan tuyết được đưa vào trồng năm 2000 và với lợi thế trồng được trên đất đồi dốc, khả năng chịu hạn tốt nên cây chè ngay lập tức trở thành cây trồng chính của địa phương”

Ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Sinh Long

b)Phân bổ diện tích trồng chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh long

Sinh Long là xã vùng cao của huyện Na Hang, nơi đây có rất nhiều cây chè cổ thụ. Chè ở đây phù hợp với thổ nhưỡng của vùng cao nên thân cây to, tán rộng, lá dày và xanh, phần búp to mập và có màu trắng như tuyết nên gọi là chè shan tuyết. Như vậy, chè ở Sinh Long chủ yếu là chè Shan tuyết. Như vậy, coi tổng diện tích trồng chè Shan tuyết ở Sinh Long chính bằng tổng diện tích trồng chè.

Bảng 4.2 Phân bổ diện tích trồng chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long năm 2013

ĐVT:ha

STT Tên thôn Chè trong giai đoạnchăm sóc đoạn thu hoạchChè trong giai Tổng diện tích chè

Sl(ha) Cơ cấu(%)

1 Trung Phìn 16,98 81,02 98 18,10

4 Phiêng Thốc 7,7 93,6 101,3 18,715 Nà Tấu 6,8 68,2 75 13,86 5 Nà Tấu 6,8 68,2 75 13,86 6 Nặm Đường 9,7 88,3 98 18,10 7 Phiêng Ngàm 31 34 65 12,01 8 Bản Lá 2,3 12,7 15 2,77 9 Khuổi Phìn 2,5 9,5 12 2,22 Tổng diện tích 95,57 445,73 541,3 100,00

( Nguồn: Văn phòng thống kê xã Sinh Long)

Biểu đồ 4.1Phân bổ diện tích trồng chè Shan Tuyết ở xã Sinh Long

Qua bảng số liệu 4.2 và biểu đồ 4.1ta thấy: hiện nay toàn xã có 541,3ha diện tích chè, diện tích chè trong giai đoạn thu hoạch là 445,73ha chủng loại chè chủ yếu là chè Shan tuyết lá to. Chè Shan của xã Sinh Long thường được trồng xen lẫn với cây rừng, trồng phân tán. Diện tích chè được trồng nhiều nhất ở các xã: Trung Phìn (chiếm 18,1% diện tích trồng chè của toàn xã), Phiêng Thốc (18,71%), Nặm Đường (18,1%), Nà tấu (13,86%), Phiêng Ngàm (12,01%). Khu vực Khuổi Phìn, Trung Phìn và Phiêng Ngàm có nhiều cây chè cổ.

Chè đang trong giai đoạn KTCB là những đồi chè mới trồng đang cần được chăm sóc, chưa đến thời gian thu hoạch. Mặc dù, năm 2013 diện tích chè được trồng mới tăng lên rất nhiều so với năm trước (tăng 43,59% so với năm 2012), tuy nhiên nhìn vảo bảng trên ta thấy diện tích chè đang trong thời gian chăm sóc còn khá ít (toàn xã chỉ có 95,57ha). Điều này chứng tỏ diện tích chè trồng mới còn ít so với chè đang trong thời gian thu hoạch. Như vậy, nhân

dân chưa tập trung vào việc trồng mới và thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật. Do vậy diện tích chè trồng rải rác, không tập trung xen lẫn nhiều cây công nghiệp khác. Chính quyền địa phương chưa có quy hoạch vùng chè cụ thể cho nên nhân dân chưa tập chung trồng thành vùng. Mặc khác, tập quán đốn hái của người dân còn lạc hậu, chưa tạo cho cây chè có bộ khung tán và mật độ búp lớn nên năng suất chè đạt loại thấp. Do điều kiện kinh tế của nhân dân còn thấp, mức độ hỗ trợ của nhà nước còn ít và manh mún nên nhân dân chưa có đủ điểu kiện để mở rộng diện tích cũng như đầu tư thâm canh cho cây chè, nên phát triển sản xuất cây chè trồng của người dân theo hướng tự phát. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, khuyến nông đến xã chưa thường xuyên và chưa có nội dung, giải pháp cụ thể về tiến bộ kỹ thuật sản xuất chè Shan vùng cao.

c) Năng suất, sản lượng chè Shan tuyết

Diện tích trồng chè tại xã Sinh Long đang được trồng mới và nhân rộng diện tích chè của địa phương theo hướng thâm canh.

Bảng 4.3 Năng suất, sản lượng chè ở xã Sinh Long

Tiêu chí ĐVT 2011 2012 2013 12/11Tốc độ phát triển (%)13/12 BQC

Diện tích Ha 470,8 510,2 541,3 108,37 106,09 107,23

Năng suất Tấn/ha 2,21 2,33 2.28 105.42 97.85 101,63

Sản lượng Tấn 1046,2 1179,6 1289,1 112,75 109,28 111,01

(Nguồn: UBND xã Sinh Long)

Năng suất và sản lượng chè qua 3 năm đã có những thay đổi: Năng suất trung bình có tốc độ tăng trưởng bình quân 1,07%/ năm. Diện tích trồng chè bình quân 3 năm tăng 7,23%. Từ đó, dẫn đến sản lượng tăng trưởng bình quân 11,01% / năm.

Qua đó cho thấy tỷ lệ trồng mới hàng năm có xu hướng tăng dần, có thể thấy quy mô sản xuất chè Shan tuyết trên đại bàn xã Sinh Long ngày càng tăng. Sự tăng lên này là cần thiết để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung,

hướng đến phát triển sản xuất quy mô trên toàn xã với việc áp dụng tiến bộ khoa khọc, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng chè có hiệu quả kinh tế cao.

Hộp 4.2 Sản lượng chè

“Sau 3 năm trồng và chăm diện tích chè được giao lại cho các hộ bảo vệ, thu hái. Hiện trung bình mỗi năm nhà tôi cũng thu được hơn 7 tấn chè, doanh thu đạt khoảng hơn 50 triệu đồng. Chè thu hái đến đâu được Công ty TNHH Việt Dũng thu mua ngày đến đó”.

Gia đình ông Hoàng Phin, dân tộc Dao, thôn Nặm Đường (xã Sinh Long) 4.1.2 Tình hình sản xuất chè Shan tuyết tại nhóm hộ điều tra

4.1.2.1 Thông tin chung của hộ trồng chè

a. Nguồn nhân lực của hộ

Trong nền kinh tế thị trường, để phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững thì chủ hộ đóng vai trò quan trọng, vì họ là người quyết định sản xuất như thế nào, bán sản phẩm ở đâu và bán cho ai và giá bán sản phẩm như thế nào? Đối với ngành sản xuất chè, vai trò của chủ hộ lại càng quan trọng, mỗi quyết định của chủ hộ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của gia đình họ.

Sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc rất lớn vào điều kiện xã hội, đối với hộ nông dân các chỉ tiêu về độ tuổi, nhân khẩu, lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực, hiệu quả trong sản xuất. Trên địa bàn xã Sinh Long đa phần toàn bộ hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là chính và đó cũng là nguồn thu chủ yếu của các hộ.

Bảng 4.4 Đặc điểm nhân khẩu của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Phiêng Thốc Trung Phìn Nặm Đường

Tổng số hộ Hộ 13 14 13

Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 34 37 39

Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp 8 9 9

Số khẩu / hộ Khẩu/hộ 4 5 5

Lao động sản xuất chè/hộ LĐ/hộ 2 3 2

Diện tích bình quân trông chè/hộ Ha/hộ 2.15 2.76 2.29

( Nguồn: Điều tra các hộ trông chè Shan tuyết năm 2013)

Quan bảng 4.4 ta thấy: Độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 37 tuổi.Hầu hết ở tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong mỗi hộ.

Bên cạnh yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp III không có trình độ cao đẳng và đại học. Trong đótrình độ cấp II chiếm đại đa số. Trình độ văn hoá có ảnh hưởngđến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sảnxuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ được học tốt hơn, nhận thức cao hơn,do vậy họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơncũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của mỗi hộ.

Về số nhân khẩu/hộ và lao động tham gia vào sản xuất chè là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của quy mô của hộ đến chất lượng sản xuất chè. Hiện nay lao động tham gia sản xuất chè chủ yếu là lao động gia đình, tuy nhiên khi thu hái sản phẩm thì các hộ cần phải thuê lao động thời vụ. Qua bảng ta thấy: Phiêng Thốc là thôn có số lao động/ hộ và số lao động trồng chè/hộ thấp nhất, do Phiêng Thốc là thôn gần trung tâm xã nhất nên có một số bộ phận người nông dân tham gia vào các hoạt động sản xuất khác. Bên cạnh đó Trung Phìn và Nặm Đường có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau, tuy nhiên diện tích chè/hộ của xã Trung Phìn lớn hơn và 100% các hộ tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, chăm sóc và thu hoạch chè.

b. Những khó khăn trong quá trình sản xuất chè Shan tuyết của hộ trồng chè

Theo báo cáo tổng kết dự án chè Shan tuyết ở Na Hang của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), những khó khăn của người dân trồng chè Shan tuyết ở xã Sinh Long là:

Diện tích chè Shan trên địa bàn huyện chủ yếu trồng theo phương pháp trồng rừng với mục tiêu là phát triển rừng phòng hộ (mật độ thấp, không đảm bảo) và tạo ra thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, giống trồng cho toàn vùng được nhân giống bằng hạt nên có độ phân ly cao cả về ngoại hình và phẩm chất. Đây là một trong những yếu tố khiến chất lượng chè thành phẩm rất thấp, do đó hiệu quả của sản xuất chè không cao.

Người dân đã tham gia trồng chè theo phương pháp trồng rừng, theo chương trình 661. Do vậy việc trồng trọt, chăm sóc và bón phân chỉ mang tính chất đối phó. Việc thu hái chè nguyên liệu chủ yếu là tận dụng thời gian nhàn rỗi mà chưa coi cây chè là cây tạo ra hiệu quả kinh tế cho vùng.

Công tác chế biến chè chưa được coi trọng và đẩy mạnh do đó sản phẩm sau thu hoạch chưa có nơi tiêu thụ ổn định.

Chưa hình thành vùng chè chuyên canh, cung cấp nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, ổn định cho các cơ sở chế biến. Do vậy để phát triển cây chè là cây chủ lực cho vùng cần đầu tư hỗ trợ trang thiết bị, quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và người dân vùng dự án.

4.1.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè Shan tuyết của các hộ điều tra

Do sự ưu đãi từ thiên nhiên, đất đai…, cùng với chè Shan tuyết là cây chủ lực, từ năm đưa giống chè Shan vào trồng và có năng suất cao đã đưa diện tích chè của toàn xã lên hơn 500ha.

Chè Shan tuyết là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời chè Shan tuyết tại xã Sinh Long cũng là giống chè có phương pháp trồng quảng canh và chưa áp dụng công nghệ trồng chè vào sản xuất, chính vì vậy năng suất không cao.

Năng suất, sản lượng chè búp tươi là chỉ tiêu thống kê quan trọng vì nó cho ta thấy được khả năng phát triển của cây chè và quy mô vùng sản xuất. Qua thời gian điều ra các hộ nông dân tại xã Sinh Long tôi nhận thấy phần lớn các hộ nông dân đều có năng suất tương đương nhau, điều này được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng4.5Năng suất, sản lượng chè của các thôn điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Phiêng Thốc Trung Phìn Nặm Đường

Diện tích Ha 101,3 98 98

Năng suất tấn/ha 2,01 2,42 2,31

Giá bán BQ Triệu đồng/tấn 13 10 10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Trong 3 thôn thì thôn Trung Phìn có năng suất cao nhất 2,42 tấn/ha, tuy nhiên cũng không chênh lệch nhiều so với thôn Phiêng Thốc (2,01 tấn/ha) và thôn Nặm Đường (2,31 tấn/ha). Thôn Phiêng Thốc là thôn có diện tích trồng chè nhiều nhất (101,3ha) nhưng lại là thôn có năng suất thấp. Đó là do diện tích trồng lớn nhưng không được chăm sóc, thu hái nên năng suất thấp hơn các thôn khác. Thay vào đó, thôn Trung Phìn và thôn Nặm Đường có diện tích trồng chè nhỏ hơn nhưng lại có năng xuất cao hơn.Mặc dù vậy năng suất chè ở xã Sinh Long vẫn được coi là thấp. Có khoảng thời gian, diện tích chè không được chăm sóc nên năng suất thấp; có người dân Sinh Long gần như chỉ coi chè Shan là rừng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước nhiều hơn là kinh tế.

Mặc dù có năng suất thấp nhưng giá bán chè ở thôn Phiêng Thốc lại cao hơn các thôn khác là do nhà xưởng sản xất chè nằm ngay trong trung tâm của thôn nên quá trình vận chuyển không tốn nhiều thời gian, chè ít bị dập nát do vậy giá bán cao hơn so với 2 thôn còn lại.Hai thôn Trung Phìn và Nặm Đường có năng suất cao do là thôn có tỷ lệ các hộ dân đi tập huấn chiếm tỷ lệ cao nên các hộ dân đã áp dụng tốt những kỹ thuật thu hái chè nguyên liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn. Qua đây có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất đem lại năng suất lớn cho người trồng che Shan.

4.1.2.3 Giống và quy trình chăm sóc chè

Cây chè shan là một loài cây thân gỗ lớn, lá to, răng cưa sâu, búp lớn, tôm chè có lông trắng như tuyết, năng suất búp cao, chất lượng tốt. Cây lớn, tán rộng, hỗn giao với cây rừng, tuổi thọ cao, chè shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng, nó có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất.

Tạo cây chè giống: áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính bằng cách giâm cành chè Shan từ các cây đầu dòng được tuyển chọn. Thời vụ giâm hom vào tháng 5 - 6 (sau lứa hái 1) nuôi hom đến tháng 8, cắt hom và cắm cành vào tháng 9 - 10, năm sau trồng mới, tỷ lệ xuất vườn thường đạt từ 65 - 80%. Giâm cành trên nền đất hay trong túi PE có kích thước 8 x 12

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 44 -67 )

×