0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Threats Thách thức

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 84 -89 )

III. Chi phí lao động 6,72 33,96 6,88 33,73 7,36 34,

T: Threats Thách thức

SWOT S: Strengths Điểm mạnh W: Weakneeses Điểm yếu O: Opportunities Cơ hội Chiến lược S- O - Đa dạng hóa sản phẩm - Tăng cường công tác thị trường, marketing - Khai thác tiềm lực về tài nguyên và con người

Chiến lược W- O - Sản xuất tập trung

- Áp dụng khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn trong sản xuất chè Shan tuyết

- Tận dụng hỗ trợ từ chính sách

T: ThreatsThách thức Thách thức

Chiến lược S- T

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

- Xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao

Chiến lược S-W

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực

- Nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm

4.4 Giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã Sinh Long trong những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể, diện tích, sản lượng không ngừng tăng qua các năm, tuy nhiên do không áp dụng khoa học kỹ thuật, phương thức canh tác, thu hoạch còn thủ công nên chưa thật sự đạt hiệu quả cao tỏng khai thác thế mạnh của địa phương.

Sinh Long là một xã thuộc vùng chè Shan tuyết trên cả nước, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây chè, chính vì vậy cần đẩy mạnh thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để tiết kiệm thời gian thu hoạch, tăng năng suất, sản lượng.

4.4.2 Giải pháp

4.4.2.1 Giải pháp giống, kỹ thuật

*Giống

Do giống chè ở Sinh Long có độ phân li rất lớn về hình thái mà chè được thu hái từ những cây chè Shan khi chế biến cho chất lượng cao hơn so với nguyên liệu thu hái từ các dạng chè trung gian khác.

Từ kết quả nghiên cứu của dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tuyển chọn, nhân giống, trồng và chế biến chè Shan tại huyện Na Hang, Tuyên Quang” đã chọn ra giống chè Shan tuyết lấy từ các cây chè Shan ưu tú đủ tiêu chuẩn làm cây đầu dòng, Chiều cao cây > 30cm, có từ 6 - 8 lá thật, thân hóa nâu > 50%, sạch sâu bệnh…Chất lượng hom giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây chè trong vườn giâm cành. Như vậy bà con trồng chè nên chọn những hom giống tốt, đủ tiêu chuẩn để cây chè phát triển tốt và cho năng suất cao.

Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt để

chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.

Xây dựng những bể nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở những nơi có điều kiện để phục vụ việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ nắng hạn, khô hanh vụ đông.

Xây dựng các mô hình cải tạo thay thế chè bằng giống chè nhập nội chất lượng cao, kết hợp với chăn nuôi bò bán công nghiệp tăng cường nguồn phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho việc trồng, chăm sóc chè bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật.

Về sản xuất cây giống: thực hiện quy trình mới tiên tiến để cây con khoẻ, phát triển nhanh khi trồng trên đồi chè. Kiên quyết sử dụng kỹ thuật giâm cành để sản xuất cây chè giống, tiếp nhận giống ở các vườn giống có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng.

Về mật độ trồng chè: Thực hiện trồng chè Shan giâm cành mật độ cao tập trung (1,6 - 1,8 vạn cây/ha);

Về trồng cải tạo thay thế những đồi chè năng suất thấp: Thực hiện biện pháp đánh gốc bốc trà, phá bỏ hoàn toàn chè cũ, trồng mới luân phiên để đến năm 2010 là thay thế xong cả diện tích đồi chè cần thay thế theo đúng hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Các cơ sở chế biến chè xanh quy mô vừa hay nhỏ đều phải dùng công nghệ tiên tiến chủ yếu là của Đài Loan để sản xuất ra được mặt hàng có chất lượng cao từ 50 nghìn đến 500 nghìn đồng/kg.

Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh chè cần phải thu mua nguyên liệu chè búp tươi theo đúng yêu cầu (1 tôm, 2 đến 3 lá non) bằng biện pháp giá thu mua hợp lý cho nông dân. Kiên quyết xử lý hành chính những cơ sở chế biến thu mua búp chè không đảm bảo chất lượng.

Xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trung, tăng cường liên kết giữa các nhà trong sản xuất chè để phát triển sản xuất.

4.4.2.3 Giải pháp về kỹ thuật canh tác

Mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến, bón phân an toàn cho người trồng chè, xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn, hướng dẫn các nhà trồng chè sử dụng đúng liều lượng phân bón cho chè nhằm đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Trồng mới phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu như chọn đất, mật độ trồng, phân bón, giống cây…, cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc sử dụng cơ giới hóa.

Xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP, chè an toàn và phổ cập dần cho người sản xuất để áp dụng.

4.4.2.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Sản xuất theo hướng hàng hóa, mở rộng mô hình cam kết thu mua chè búp tươi của người dân địa phương, đồng thời đảm bảo quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch.

Tăng cường quảng bá vùng chè cũng như thương hiệu chè của địa phương bằng cách tham gia các hội chợ triển lãm, tham gia các hội thi trà các cấp…, nhân rộng mô hình sản xuất. Mở rộng và tiến hành thành lập các đại lý tiêu thụ chè, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm đầu ra cho sản phẩm, trước mắt cũng như lâu dài.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Đối với đại đa số người dân tại xã Sinh Long, đời sống của các hộ nông dân chủ yếu là từ sản xuất và tiêu thụ chè Shan tuyết. Vì vậy, việc tăng cường phát triển sản xuất chè là điều kiện vô cùng cần thiết để cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sau khi nghiên cứu đề tài tôi có thể kết luận cụ thể nhu sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SINH LONG, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 84 -89 )

×