Nhưng nhìn chung, sự phát triển của các làng nghề mây tre đan tại xãPhú Túc vẫn còn có những hạn chế như: Chưa xây dựng được thương hiệu,quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ theo kiểu g
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy GS.TS Nguyễn Văn Song bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường khoa Kinh tế & PTNT đã hết lòng, nhiệt tình giúp đỡ tôi suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn tất cả cán bộ phòng hành chính xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều
Trang 2kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nội dung nghiên cứu của mình trong suốt thời gian thực tập qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài của mình.
Tôi xin hứa sẽ đem hết những kiến thức được học trong thời gian qua góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
từ đó xây dựng đất nước phát triển và phồn vinh.
Do điều kiện về thời gian và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
nghiệp đại học, trường Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
Đề tài đã giải quyết bốn mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất mây tređan
- Đánh giá thực trạng sản xuất mây tre đan của xã Phú Túc những nămgần đây
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mây tre đancủa xã Phú Túc
Trang 3- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mây trê đan của xãPhú Túc, huyện Phú Xuyên trong thời gian tới.
Những kết quả nghiên cứu chính:
Làng nghề mây tre đan xã Phú Túc đã có từ hơn chục năm nay và đếnnay đã có sự phát triển Về thực trạng sản xuất của các hộ nông dân:
Qua điều tra 60 hộ sản xuất mây tre đan ở xã Phú Túc, trong đó có 30
hộ kiêm nghề và 30 hộ chuyên nghề Qua điều tra tôi thấy rằng tuổi trungbình của chủ hộ là 43,5 tuổi; trình độ văn hóa của chủ hộ trung bình là cótrình độ cấp 2, không có chủ hộ nào không biết chữ; tỷ lệ hộ sử dụng máymóc cho sản xuất mây tre dan là khá cao 100% hộ sử dụng máy bắn đinh vàkhoảng 50% số hộ sử dụng máy nén khí
Trên địa bàn xã có 3 loại sản phẩm chính là giỏ hoa, khay tế và thùng
tế Chi phí sản xuất giỏ hoa trong một tháng đối với hộ kiêm hết 12502,88nghìn đồng và đối với hộ chuyên hết 12441,83 nghìn đồng, chi phí sản xuấtkhay tế đối với hộ kiêm hết 14515,29 nghìn đồng và với hộ chuyên hết14369,26 nghìn đồng và chi phí sản xuất thùng tế hết 15379,75 nghìn đồngđối với hộ kiêm và 16053,32 nghìn đồng đối với hộ chuyên
Hiệu quả kinh tế đem lại như sau: Đối với giỏ hoa, cứ bỏ ra một đồngchi phí trung gian người nông dân thu được 1,4 đồng giá trị sản xuất, giá trịgia tăng/ngày công đạt bình quân 82,53 nghìn đồng/công Với khay tế, cứ bỏ
ra một đồng chi phí trung gian người nông dân thu được 1,33 đồng giá trị sảnxuất Thu nhập hỗn hợp/ngày công đạt 70,88 nghìn đồng/công Và với thùng
tế, cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian người nông dân thu được 1,34 đồnggiá trị sản xuất Giá trị gia tăng trên ngày công đạt 91,46 nghìn đồng/công
Bên cạnh những thuận lợi như người dân có kinh nghiệm trong sảnxuất mây tre đan, lực lượng lao động dồi dào, việc phát triển sản xuất mâytre đan còn gặp nhiều khó khăn nguyên liệu phải đi mua 100% nên khó chủ
Trang 4động được nguồn nguyên liệu, người dân còn thiếu thông tin về thị trường,vốn sản xuất còn khó khăn,…
Nghiên cứu này đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị với các hộsản xuất mây tre đan, với chính quyền địa phương để đảm bảo cho sản xuấtmây tre đan phát triển mạnh mẽ, khai thác một cách có hiệu quả các lợi thếcủa địa phương Tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:
Với chính quyền địa phương :Tăng cường các trung tâm đào tạo nghề
có chất lượng để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tạo điều kiệngiúp đỡ các đơn vị sản xuất tiếp cận vốn vay để mở rộng quy mô sản xuấttrong thời gian tới
Với các hộ dân sản xuất MTĐ: Cần phải chủ động, sáng tạo trong việctiếp cận công nghệ mới, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất
và nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 5V : Công lao động
MỤC LỤC MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thểc 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mây tre đan 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Các quy luật sản xuất kinh doanh 9
2.1.3 Đặc điểm của phát triển sản xuất mây tre đan 11
2.1.4 Vai trò của việc phát triển sản xuất mây tre đan 12
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mây tre đan 13
2.1.6 Đặc điểm về các hình thức tổ chức sản xuất 16
2.1.7 Các chính sách của Đảng, nhà nước về thủ công mây tre đan 19
2.1.8 Ý nghĩa của việc phát triển hàng thủ công mây tre đan 21
Trang 62.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất mây tre đan 22
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất trên thế giới 22
2.2.2 Thực tiễn ở Việt Nam 26
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 29
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀNVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31
3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 33
3.1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Thực trạng sản xuất mây tre đan của xã Phú Túc 44
4.1.1 Lịch sử phát triển sản xuất mây tre đan 44
4.1.2 Quy trình sản xuất mây tre đan 45
4.1.3 Tình hình nguyên liệu cung cấp cho sản xuất mây tre đan 47
4.1.4 Khối lượng sản phẩm mây tre đan của xã 47
4.1.5 Cơ cấu sản phẩm MTĐ phân theo chất lượng sản phẩm 48
4.1.6 Tình hình phát triển các đơn vị sản xuất hàng thủ công MTĐ xã Phú Túc 50
4.1.7 Kết quả sản xuất MTĐ của xã Phú Túc 51
4.2 Thực trạng sản xuất hàng thủ công mây tre đan của các hộ nông dân xã Phú Túc 52
4.2.1 Đặc điểm của hộ nông dân sản xuất MTĐ 52
Trang 74.2.2 Chủng loại và khối lượng sản phẩm của hộ 54
4.2.3 Nguồn vốn trong sản xuất MTĐ của hộ nông dân 54
4.2.4 Tình hình đầu tư công cụ, dụng cụ sản xuất MTĐ của các nhóm hộ điều tra 56
4.2.5 Chi phí sản xuất các loại sản phẩm MTĐ của các nhóm hộ điều tra 57
4.2.6 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất các loại sản phẩm MTĐ 60
4.2.7 Kết quả tiêu thụ sản phẩm mây tre đan trên các thị trường 65
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển MTĐ xã Phú Túc 70
4.3.1 Nguyên liệu đầu vào 70
4.3.2 Cơ chế chính sách 72
4.3.3 Yếu tố truyền thống trong sản xuất MTĐ 73
4.3.4 Trình độ kỹ năng tay nghề của các thành viên trong hộ 74
4.3.5 Kết cấu hạ tầng cơ sở trong làng nghề 74
4.3.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 76
4.4 Kết quả thăm dò ý kiến của hộ nông dân về phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan 77
4.5 Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất mây tre đan tại xã Phú Túc.81 4.5.1 Căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp 81
4.5.2 Định hướng và mục tiêu 83
4.5.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất hàng thủ công mây tre đan 85
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Kiến nghị 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2013 – 2015 34
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2013-2015 36
Bảng 4.1 Chủng loại sản phẩm mây tre đan toànxã qua 3 năm 48
Bảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm mây tre đan phân theo chất lượng sản phẩm 49
Bảng 4.3 Tình hình phát triển các đơn vị sản xuất MTĐ xã Phú Túc 50
Bảng 4.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Phú Túc 52
Bảng 4.5 Thông tin cơ bản của hộ sản xuất mây tre đan 53
Bảng 4.6 Số lượng, chủng loại sản phẩm mây tre đan 54
Bảng 4.7 Nguồn vốn trong sản xuất MTĐ của các nhóm hộ điều tra 55
Bảng 4.8 Các trang thiết bị cho hoạt động sản xuất mây tre đan 56
Bảng 4.9 Chi phí sản xuất giỏ hoa 58
Bảng 4.10 Chi phí sản xuất khay tế 58
Bảng 4.11 Chi phí sản xuất thùng tế 60
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giỏ hoa năm 2015 61
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khay tế năm 2015 63
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khay tế năm 2015 64
Bảng 4.13 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính của hộ năm 2015 67
Bảng 4.14 Khả năng tiêu thụ sản phẩm mây tre đan 77
Bảng 4.15 Kết quả thăm dò ý kiến của nông dân về phát triển sản xuất hàng thủ công mây tre đan 79
Bảng 4.16 Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất sản phẩm MTĐ của hộ 80
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1Quy luật cung- cầu 11
Sơ đồ 4.1 Các bước để hoàn thiện sản phẩm mây tre đan 46
Trang 10PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phú Xuyên là một trong những huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng của
Hà Nội hiện nay Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng sảnxuất ở một số làng nghề của Phú xuyên vẫn sôi động, trong đó có làng nghềmây tre đan ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
Những năm 1990, khi việc tiêu thụ hàng gặp nhiều khó khăn thì cũng làlúc những con người thông minh, nhanh nhạy của đất Phú Túc đã có đượcbước tìm tòi, học nghề rồi phát triển thành nghề guột tế, mây, tre, giang đancủa quê hương Làm nên một xã nghề Phú Túc xứng danh tên gọi “Giàu Tế”
từ xa xưa (Báo Hà Tây, 2011)
Nghề mây tre đan của Phú Túc tuy chỉ mới phát triển hơn chục nămnay, sau quá trình tìm tòi từ nghề buôn, chẻ cỏ tế truyền thống của dân làng.Với những bàn tay cần cù, khéo léo cộng với nền tảng vững chắc là nhữngnguồn hàng nguyên liệu dồi dào, giá rẻ mà nghề mới ở Phú Túc đã có đượcsức cạnh tranh, phát triển (Báo Hà Tây, 2011) Được sự quan tâm và hỗ trợ từnhững chủ trương chính sách của các cấp lãnh đạo, làng nghề đã có nhữngchuyển biến tích cực về đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, thu hútnhiều lao động nhàn rỗi, lao động trong thời gian nông nhàn tăng thu nhậpcho các hộ gia đình, đóng góp vào sự thay đổi bộ mặt của toàn xã
Làng Lưu Thượng (xã Phú Túc) là nơi khởi đầu nghề truyền thống đanguột ( mây tre đan) Từ Lưu Thượng, nghề đan guột phát triển lan ra cả xãPhú Túc và các vùng phụ cận Xã Phú Túc hiện nay có 8 làng làm nghề đanguột, với gần 7.754 lao động Riêng ở Lưu Thượng, nơi chỉ có 400 hộ dân vớitrên 1.400 lao động thì đã có hơn 70% số lao động trong làng tham gia sảnxuất hàng mỹ nghệ từ guột (Vĩnh Hưng, 2014)
Trang 11Nhưng nhìn chung, sự phát triển của các làng nghề mây tre đan tại xãPhú Túc vẫn còn có những hạn chế như: Chưa xây dựng được thương hiệu,quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ theo kiểu gia đình, mẫu hàng còn đơnđiệu, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, mặtbằng chật hẹp kìm hãm sự phát triển của làng nghề… Những vấn đề này gâycản trở cho sự phát triển của làng nghề nói riêng và các làng nghề thủcông nói chung, đòi hỏi các cấp lãnh đạo nhà nước và địa phương cần cónhững định hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết nhằm bảo tồn và pháttriển làng nghề Những hạn chế này đang gây không ít khó khăn cho các hộgia đình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất mây tre đan trên địa bàn xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá sự phát triển sản xuất mây tre đan của xã Phú Túc
từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất mây tre đan của xã
Trang 121.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mâytre đan của xã Phú Túc
- Thời gian tiến hành điều tra, thu thập số liệu: số liệu thứ cấp thu thập
từ năm 2013 - 2015, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2015
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất mây tre đan, từ đó tìm ra cácyếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất mây tre đancho những năm tiếp theo
Trang 13PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mây tre đan
và cơ sở kinh tế của sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã hội Đã có rấtnhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học cổ điển vàhiện đại Trong tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn’’của Viện Chiến lược phát triển, tăng trưởng kinh tếđược định nghĩa là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhấtđịnh Khái niệm tăng trưởng kinh tế này có thể được áp dụng cho mọi quy môcấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho các doanh nghiệp, cho cấp
độ gia đình và cấp độ cá nhân Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu như là kết quảcủa mọi hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vựcdịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định Lượng của cải có thể đượctính bằng hiện vật hay bằng tiền Để phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế củamột thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để sosánh chúng với nhau Chênh lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởngkinh tế của một thời kỳ cụ thể Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phảnánh bằng tốc độ gia tăng của các đại lượng trong các giai đoạn với nhau vàđược đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc
độ tăng trưởng nhanh hay chậm (TS.Mai Thanh Cúc, 2005).
Trang 14 Phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển Theo RaamanWeitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làmtăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thànhquả tăng trưởng trong xã hội”
Phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trongmột thời kỳ nhất định , trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sảnlượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chấtlượng mọi mặt của cuộc sống Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theochiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội Đó là
sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngàycàng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng Môitrường kinh tế và xã hội, các khía cạnh tổ chức và kỹ thuật ngày càng thuậnlợi cho các tác nhân tham gia Không những vậy, phát triển còn đảm bảo tăngkhả năng thích ứng với hoàn cảnh mới của quốc gia, các ngành, các doanhnghiệp và của mọi người dân Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng cao phúc lợi củangười dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng, sự pháttriển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư dân và sự bình
đẳng trong phát triển giữa nam và nữ (TS.Mai Thanh Cúc, 2005).
Phát triển kinh tế là phát triển bên cạnh sự tăng lên về thu nhập bìnhquân đầu người nó còn đề cập tới nhiều khía cạnh nữa như: Sự tăng trưởngcộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự đô thị hóa, vấn đề côngbằng, phân phối lợi ích trong xã hội, sự tham gia các dân tộc của một quốc gia
trong quá trình tạo ra sự thay đổi (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển Mặc
dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng phát triển kinh
tế là khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế Đối với mỗi xã
Trang 15hội, thông thường nói đến phát triển là nói đến sự đi lên, sự tiến bộ của toàn
xã hội một cách toàn diện
2.1.1.2 Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong cáchoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sửdụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào nhữngvấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giáthành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác cácnguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là: sức lao động, đối tượnglao động và tư liệu lao động
- Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sửdụng trong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao độngcòn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện
- Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của conngười tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng laođộng có hai loại Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoángsản, đất, đá, thủy sản Các đối tượng lao động loại này liên quan đến cácngành công nghiệp khai thác Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sựtác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông Loại này
là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến
- Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sựtác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng laođộng thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Tư liệu lao động lạigồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của conngười, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất và bộ phận trựctiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho đường xá,phương tiện giao thông Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò
Trang 16quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm (Bách khoa toàn thư mở wikipedia).
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bảnnói trên theo công nghệ nhất định Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tốchủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của sảnxuất Hay nói cách khác sản xuất là quá trình kết hợp đầu vào để sản xuất rađầu ra thỏa mãn nhu cầu của con người dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ
2.1.1.3 Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngàycàng nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phísản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn Pháttriển sản xuất bao gồm cả phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu
- Phát triển sản xuất theo chiều rộng: phát triển sản xuất bằng cách tăng
số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng
thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước.( Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997)
Trong điều kiện kinh tế một nước chậm phát triển, những tiềm năngkinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa
có việc làm thì phát triển sản xuất theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩaquan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu.Tuy nhiên, phát triển sản xuất theo chiều rộng có những hạn chế mang lạihiệu quả kinh tế thấp Vì vậy, phương thức cơ bản và lâu dài là phát triển sảnxuất theo chiều sâu
- Phát triển sản xuất theo chiều sâu: là việc sử dụng vốn đầu vào khôngđổi chỉ có sự thay đổi về đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiến bộ, nângcao kỹ thuật, cải tiến lao động phân công lại lao động, xây dựng cơ sở hạ tầngphù hợp với điều kiện sản xuất thực tế Kết quả phát triển sản xuất theo chiềusâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao
Trang 17động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượngchất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người(Phạm Vân Đình
và Đỗ Kim Chung, 1997).
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan
có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển nên phát triển sản xuất theo chiềurộng vẫn có vai trò quan trọng Để khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp trình độphát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khuvực, phát triển sản xuất theo chiều sâu cần được coi trọng và kết hợp chặt chẽvới phát triển sản xuất theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiệncho phép
2.1.1.4 Phát triển sản xuất mây tre đan
- Trong sản xuất mây tre đan phát triển sản xuất theo chiều rộng là việc tăng sản lượng mây tre đan bằng cách mở rộng diện tích, tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất
Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triểnsản xuất theo chiều sâu
-Phát triển sản xuất mây tre đan theo chiều sâu: là việc sử dụng vốn đầu vào không đổi chỉ có sự thay đổi về đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiến bộ, nâng cao kỹ thuật, cải tiến lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với việc sản xuất mây tre đan trên địa bàn
2.1.1.5 Hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ là các đồ vật được làm bằng tay, không phảilàm bằng máy Cũng có thể hiểu thủ công mỹ nghệ là đồ thủ công (handcrafted) Những người làm đồ thủ công chuyên nghiệp và lành nghề được gọi
là nghệ nhân thủ công
Thủ công mỹ nghệ có gốc rễ của nó trong hàng thủ công từ nông thônbao gồm các nhu yếu phẩm, vật liệu và hàng hóa của các nền văn minh cổ đại
Trang 18Một số hàng thủ công đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, trong khi một số khác lại
là các phát minh hiện đại, là sự phát triển đại trà của hàng thủ công mà banđầu được sản xuất chỉ trong một khu vực địa lý hạn chế
Nhiều nghệ nhân làm hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng vật liệu tựnhiên, thậm chí hoàn toàn bản địa, trong khi những người khác có thể dùngvật liệu phi truyền thống hiện đại, và thậm chí tái sử dụng các vật liệu côngnghiệp Tay nghề thủ công cá nhân của một mặt hàng thủ công mỹ nghệ làtiêu chí tối quan trọng; những hàng hóa được sản xuất hàng loạt hay bằng
máy không phải là hàng thủ công mỹ nghệ (Bách khoa toàn thư mở wikipedia)
2.1.2 Các quy luật sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 quy luật giá trị
Trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, quy luật giá trị là cơ sở để pháttriển học thuyết giá trị lao động Marx cho rằng, đó là quy luật chung của sảnxuất hàng hóa và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản Khiphát triển học thuyết giá trị về lao động Marx đề xuất khái niệm chi phí laođộng xã hội như là một tiêu chuẩn định lượng cho mọi chi phí lao động cá thểtrong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Theo đó, quy luật giá trị đòi hỏi sảnxuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xãhội cần thiết Nói cách khác, nội dung hoạt động của nó là: Sản xuất và traođổi hàng hóa dựa trên nền tảng chi phí lao động xã hội cần thiết như nhau vàchi phí lao động cá thể khác nhau Do đó hình thái biểu hiện của quy luật này
là sự dao động giá cả Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, hàng hóa traođổi trên thị trường theo nguyên tắc ngang giá và theo quan hệ cung - cầu, nên
quy luật giá trị được thể hiện như là quy luật giá cả (Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin).
2.1.2.2 Quy luật cạnh tranh
Trang 19Trong nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều người mua,người bán với lợi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh giữa người muavới người mua, người bán với người bán và cạnh tranh giữa người mua vớingười bán tạo nên sự vận động của thị trường và trật tự thị trường Cạnh tranhtrong kinh tế là một cuộc thi đấu không phải với một đối thủ mà đồng thời vớihai đối thủ Đối thủ thứ nhất là giữa hai phe của hệ thống thị trường và đối thủthứ hai là giữa các thành viên của cùng một phía với nhau Tức là cạnh tranhgiữa người mua và người bán và cạnh tranh giữa người bán với nhau Khôngthể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh
và sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh hữu hiệu
Quy luật cạnh tranh biểu hiện sự cạnh tranh giữa người bán và ngườibán, giữa người mua với nhau và giữa người mua và người bán Cạnh tranh vìlợi ích kinh tế nhằm thực hiện hàng hoá, thực hiện giá trị hàng hoá Do đó quy
luật giá trị cũng là cơ sở của quy luật cạnh tranh (Giáo trình những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin).
2.1.2.3 Quy luật giá trị thặng dư
Hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông đồng thờiphải có một khoản lơị nhuận để tái sản xuất sức lao động và tái sản suất mở
rộng (Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin).
2.1.2.4 Quy luật cung - cầu
Trong lý thuyết kinh tế vi mô, mô hình kinh tế quy luật cung cầu banđầu được phát triển bởi Alfred Marshall nhằm mô tả, giải thích và dự đoán giá
và lượng hàng hoá sẽ được bán ra và tiêu thụ trên các thị trường cạnh tranh.Đây là một trong những mô hình cơ bản nhất và được sử dụng rất rộng rãi làm
cơ sở để xây dựng lên hàng loạt các mô hình kinh tế và lý thuyết chi tiết hơn.Học thuyết quy luật cung cầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thịtrường vì nó giải thích cơ chế mà qua đó rất nhiều các quyết định phân bổnguồn lực được đưa ra Khi cung cầu gặp nhau, giá cả thị trường được xác lập
Trang 20(Eo) Đó là giá cả bình quân Gọi là giá cả bình quân nghĩa là ở mức giá đócung và cầu gặp nhau Tuy nhiên mức giá Eo lại không đứng yên, nó luôngiao động trước sự tác động của lực cung và lực cầu trên thị trường Khi cunglớn hơn cầu giá sẽ hạ xuống, ngược lại khi cầu lớn hơn cung giá lại tăng lên.Việc giá ở mức Eo cân bằng chỉ là tạm thời, việc mức giá thay đổi là thườngxuyên Sự thay đổi trên là do hàng loạt các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếptác động đến cung, đến cầu cũng như kỳ vọng của người sản xuất, người kinh
doanh và cả của khách hàng (PGS.TS Lê Thế Giới, 2014).
Sơ đồ 2.1 Quy luật cung- cầu 2.1.3 Đặc điểm của phát triển sản xuất mây tre đan
2.1.3.1 Có nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên
Nguyên liệu chính để làm hàng mây tre đan là cỏ tế, tre, nứa, mây,…được khai thác chủ yếu từ các rừng tự nhiên và rừng trồng tập trung, đặc biệttại hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa Tuy nhiên các nguyên liệu này cóđặcđiểm dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu đến việc cung cấp
đầu vào cho sản xuất ( Phan Duy Hùng, 2016).
2.1.3.2 Sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại
0 Q0 Q
Trang 21Các sản phẩm của mây tre đan có nhiều mẫu mã và kiểu dáng tùy theo
sự sáng tạo và tay nghề của từng người thợ và từng nghệ nhân Đặc điểm này
đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng (Vĩnh Hưng, 2014).
2.1.3.3 Sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường
Các sản phẩm mây tre đan phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường.Bởi lẽ thị trường luôn là yếu tố quyết định khả năng sản xuất và tiêu thụ củabất kỳ một loại sản phẩm nào Các sản phẩm của mây tre đan thường đượctiêu thụ ở các trung tâm kinh tế, khu chợ lớn hay các khu triển lãm Đặc biệtcác sản phẩm này còn là món quà giới thiệu về nét đặc trưng của mỗi địaphương được khách du lịch nước ngoài lựa chọn Vì vậy thị trường luôn làyếu tố quyết định cho việc phát triển sản xuất mây tre đan
2.1.3.4 Kỹ thuật thủ công bằng tay
Hàng thủ công mây tre đan được sản xuất chủ yếu từ kỹ thuật thủ côngbằng tay, có tính thẩm mỹ cao và mang đậm bản sắc văn hoá của địa phương
( Vĩnh Hưng, 2014).
2.1.4 Vai trò của việc phát triển sản xuất mây tre đan
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa Sự phát triển sản xuất mây tre đan nhằm phát triển kinh tế nông thôn lênmột bước mới, thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động – việc làm, cơ cấu vềgiá trị sản lượng và thu nhập cho cư dân nông thôn Ngoài ra, sự phát triểncủa các làng nghề đã góp phần tạo ra nền kinh tế đa dạng của vùng nông thôn,khi các ngành nghề thủ công xuất hiện sẽ kéo theo các ngành nghề khác tồntại và phát triển như: Công nghiệp, thương mại dịch vụ,…
Thứ hai, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, nguồn lực của địa phương Mỗi
vùng miền, địa phương có những tiềm lực tài nguyên và nguồn lực con ngườikhác nhau, do đó sự phát triển sản xuất mây tre đan của địa phương đã gópphần khai thác được những lợi thế nhất định của địa phương mình dựa trênyếu tố truyền thống về sản xuất ngành nghề
Trang 22Thứ ba, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động Nước ta là một
nước nông nghiệp, lao động tập chung chủ yếu ở nông thôn, do đó lao độngchỉ tập chung vào những tháng mùa vụ, khi nông nhàn họ thường không cóviệc làm Những năm gần đây việc phát triển sản xuất mây tre đan không chịtạo việc làm cho cư dân ở địa phương mà còn thu hút lao động từ các vùngkhác Phát triển sản xuất mây tre đan còn tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn,
mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho laođộng chuyên nghiệp và lao động nông nhàn
Thứ tư, phân công lại lao động Quá trình phát triển sản xuất hàng thủ công đã
góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập không những cho người cho laođộng thường xuyên mà còn đem lại thu nhập ổn định cho những lao độngnhàn rỗi Việc phát triển sản xuất còn thúc đẩy quá trình phân công lại laođộng trong xã hội, tức lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp sẽchuyển sang lao động ngành tiểu thủ công nghiệp khi việc sản xuất hàng thủcông đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao hơn, giảm tỷ lệ lao động tronglĩnh vực nông nghiệp
Thứ năm, đóng góp cho xuất khẩu thu ngoại tệ Việc phát triển sản xuất đã
tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn nhằm khuyến khích tiêu thụ và xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài, đồng thời cũng đóng góp một phần không nhỏ vàonguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.Tính từ đầu năm cho đến hếttháng 6/2015, Việt Nam đã thu được 127,7 triệu USD bằng việc xuất khẩuhàng mây, tre, cói thảm, tăng 6,01% so với cùng kỳ 2014, tính riêng tháng6/2015, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 21,3 triệu USD, tăng 4,2% so
với tháng liền kề trước đó (Nhanhieuviet.gov, 2015).
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mây tre đan
2.1.5.1 Yếu tố về sản xuất nguyên liệu
Tài nguyên mây tre trong nước thì có nhiều, nhưng cũng cạn kiệt dần
do những khai thác bất hợp lý, khai thác quá mức ở những nơi và điều kiện
Trang 23đường sá cho phép, làm cho số lượng và chất lượng nguyên liệu giảm trầmtrọng Trữ lượng khai thác mây cũng giảm đi thấy rõ, từ 80.000 tấn năm 1989xuống còn 20.000 tấn năm 2005 Nguyên liệu tre nứa thì tập trung ở miền núi,làng nghề với nguồn lao động dồi dào lại tập trung ở đồng bằng, sơ chế thìchưa phát triển, hạ tầng miền núi cũng còn khó khăn, nên hai nguồn tàinguyên có giá trị ở cách xa nhau chưa có điều kiện tốt nhất để hợp lại vớinhau tạo ra giá trị và của cải cho xã hội Một vấn đề đáng lưu ý nữa là ngànhnghề TTCN-TCMN mây tre cần những loại nguyên liệu rất đặc trưng ví dụnhư giang, lùng, luồng, tầm vông, nứa đối với tre và mây tắt mây nếp, mâynước, song, hèo trong đó tổng lượng tre nứa khai thác dành cho sản xuấtTTCN-TCMN không nhiều, chỉ trên dưới 30%, còn lại đi vào các ngành xâydựng và sản xuất bột giấy Như vậy, rõ ràng là ngành nghề TTCN-TCMNmây tre đan đang đối mặt nghiêm trọng với việc thiếu nguyên liệu Và rõ ràng
là việc thiết lập những vùng nguyên liệu chuyên canh tập trung là một nhu
cầu bức bách hiện nay đối với nước ta (Đinh Hữu Hoàng, 2008).
2.1.5.2 Yếu tố kinh tế - kỹ thuật
Vốn đầu tư
Sản xuất hàng mây tre đan theo phương thức gia công là phương thức
tổ chức sản xuất phổ biến trong các làng nghề Các doanh nghiệp cơ sở saukhi có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ tổ chức sản xuất ngay tại doanh nghiệp
để đáp ứng một phần sản phẩm, phần lớn sản phẩm được tổ chức sản xuấttheo kiểu gia công cho người lao động trong các hộ gia đình hoặc giao chocác tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất theo mẫu mã quy định.Khi các doanhnghiệp có hợp đồng chỉ được ứng 1 phần tiền nhưng họ lại phải ứng với tỷ lệkhá cao cho người sản xuất nên rất khó khăn về vốn lưu động Nguồn vốn ưuđãi của Nhà nước mới chỉ tiếp cận được 20% Thời gian hỗ trợ nguồn vốn ưuđãi rất ngắn (từ 8 tháng đến một năm) đã khiến các doanh nghiệp không đủ
thời gian quay vòng ( Bạch Thanh, 2011).
Trang 24Nếu chỉ sản xuất mây tre đan ở quy mô hộ gia đình thì nguồn vốnkhông phải là vấn đề gây cản trở nhưng để phát triển trên quy mô rộng thì vốnlại là một vấn đề khó khăn không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp.
Trang 25 Thị trường
Cơ hội phát triển thị trường mới cho nhóm hàng mây tre đan Việt Namtrong thời gian tới là rất khả quan Bởi một số thị trường mới nổi những nămgần đây như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Úc… đang có xu hướng nhậpkhẩu nhiều các mặt hàng mây tre đan từ Việt Nam Đặc biệt, là Tây Ban Nhanhập khẩu các mặt hàng mây tre đan của Việt Nam tăng bình quân
13,2%/năm, Trung Quốc tăng bình quân 40% năm ( Quỳnh Nga, 2015).
Trình độ tay nghề của người sản xuất và kinh nghiệm
Với đặc thù sản xuất hàng thủ công mây tre đan không đòi hỏi tay nghềhay kỹ thuật cao nhưng để có thể sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáonhưng vẫn không làm mất đi đặc trưng truyền thống của sản phẩm thì đókhông phải là việc ai cũng có thể làm được Điều này có thể cho thấy vấn đềtrình độ quản lý cũng như tay nghề của người lao động rất quan trọng trongviệc phát triển sản xuất bởi khả năng quản lý sẽ xác định một hướng đi đúngđắn cho việc phát triển hơn nữa hàng thủ công mây tre đan
2.1.5.3 Yếu tố kinh tế - xã hội
Yếu tố chính sách
Là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó cũng chỉ có ảnh hưởng giántiếp đến kết quả sản xuất nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi trường kinh tế,kinh tế - xã hội thuận lợi, tạo những “cú hích” cơ bản cho phát triển sản xuấtthủ công mây tre đan
Yếu tố nhu cầu thị trường
Là yếu tố hết hết sức quan trọng Việc điều tra nắm bắt được nhu cầuthị trường là việc làm hết sức cần thiết khi muốn phát triển một ngành sảnxuất hàng hoá lớn
Yếu tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ở đây bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủcông và chủ những đơn vị sản xuất kinh doanh Những nghệ nhân có vai trò
Trang 26đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những ngườisáng tạo ra những sản phẩm độc đáo Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồidào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng thích ứng với những điều kiện mới củanền kinh tế thị trường, là những nhân tố cốt yếu nhất quyết định toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Song một hạn chế lớn là đa phần lực lượng lao độngnày chưa qua đào tạo, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn thường khôngcao nên có ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu các thông tin kinh tế, xã hội, thịtrường,… và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiêntiến…
2.1.6.1 Hộ gia đình
Hộ gia đình vừa là một đơn vị sản xuất, 1 đơn vị kinh tế, vừa là 1 đơn
vị sinh hoạt, một tế bào của xã hội Các thành viên trong gia đình đều cóchung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở hữu đối với tài sản dùng chung chosinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất (như công cụ, đất đai, nhà xưởng) Laođộng làm việc trong phạm vi gia đình với mục đích không hoàn toàn để lấytiền công mà là để đóng góp phần mình vào sản lượng chung của gia đình.Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm đối với cơ sở kinh tế ấy vàlàm cho nó tăng dần lên bằng lao động của mình Thành quả lao động chung
Trang 27của gia đình thể hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùng chung Giađình cũng là đơn vị tự tổ chức lao động Ở đó người chủ đồng thời là ngườithợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi công việc, từ phâncông lao động cho đến phân phối thu nhập Hình thức hộ gia đình đã thể hiệnnhiều ưu điểm, đó là việc có thể huy động và sử dụng mọi thành viên tronggia đình tham gia vào các công vào các công việc khác nhau của quá trình sảnxuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng Việc dạynghề, truyền nghề được diễn ra trong gia đình bằng hình thức phụ việc, vừahọc vừa làm, đây là cách tốt nhất để giữ gìn và phát huy tính truyền thống củanghề Với quy mô nhỏ lao động thường là nhỏ (từ 3-4 lao động thường xuyên
và 2-3 lao động thời vụ) người chủ gia đình có thể xem xét và điều hành côngviệc một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời cho phép người lao độngtính toán kết quả công việc hàng ngày, do đó sẽ kích thích họ làm việc 1 cách
có hiệu quả hơn Hình thức tổ chức lao động gia đình còn thể hiện sự linhhoạt, bởi vì nó dựa trên sự phân công và hiệp tác hoàn toàn tự nguyện của cácthành viên trong gia đình, nó kết hợp được sự phân công theo giới tính, tuổi
tác, tình trạng sức khoẻ và tính chất công việc (Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến, 2006)
2.1.6.2 Tổ, nhóm sản xuất
Đây là hình thức hợp tác hoặc liên kết của một số hộ gia đình với nhau
để cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó Các hộ gia đình hợp tácvới nhau trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi Sự hợp tác này tạo ra sự tương
hỗ lẫn nhau trong việc thực hiện các khâu của quá trình sản xuất để hoànthành sản phẩm Hình thức sản xuất liên kết này tạo được tính độc lập của các
hộ gia đình trong sản xuất kinh doanh đồng thời cũng tạo điều kiện tăng thêmsức mạnh của hộ gia đình trong việc tiếp cận với thị trường và nâng cao hiệuquả sản xuất Bên cạnh những thuận lợi mà hình thức này mang lại thì cũng
có những hạn chế đó là các mối liên kết rất lỏng lẻo, không cố định, không có
Trang 28tổ chức cụ thể Vì đó là hình thức hợp tác chỉ có sự thoả thuận bằng miệngtrực tiếp giữa các hộ gia đình, không cần giấy tờ văn bản hay bất kì một loạihợp đồng nào Có rất nhiều hình thức tổ sản xuất như hợp tác theo mùa vụviệc, theo hợp đồng sản xuất, theo hình thức góp vốn, góp công cụ sản xuấthoặc phân công lao động ở một số khâu,
2.1.6.3 Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định củaPháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúpnhau thực hiện có hiệu quả hơn các loại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.Những đặc trưng của hợp tác xã:
Một là, hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của
những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuấtkinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được
hoặc làm nhưng kém hiệu quả (Dankinhte.vn).
Hai là, cơ sở thành lập của hợp tác xã là dựa vào việc cùng góp vốn của các
thành viên và quyền chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyêntắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp ít hay
nhiều (Dankinhte.vn).
Ba là, mục đích kinh doanh của hợp tác xã là nhằm trước hết dịch vụ
cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồngthời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốnbằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường
(Dankinhte.vn).
Bốn là, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ
và cùng có lợi (Dankinhte.vn).
Trang 29Năm là, hợp tác xã là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên
thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liênkết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh Như vậytrong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình hợp tác xã có nộidung kinh doanh khác nhau, có số lượng xã viên không như nhau, trong đómột số nông hộ, trang trại đồng thời là xã viên của một số hợp tác xã
(Danhkinhte.vn).
Sáu là, nông hộ trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong hợp
tác xã vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập
Do vậy, quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡnội bộ vừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độclập Cơ chế liên kết của hợp tác xã cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp
đó (Danhkinhte.vn).
Bảy là, từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của hợp
tác xã là: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ và nông
trại, mang tính chất vừa tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh (Dankinhte.vn) 2.1.6.4 Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
Đây là những loại hình tổ chức kinh doanh có thể phát triển ở nhữnglàng nghề có trình độ tập trung hoá cao, có quan hệ rộng với các thị trường,
có khả năng và yêu cầu đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất Hìnhthức tổ chức này được phát triển từ một số tổ chức sản xuất hoặc một số hộgia đình có tiềm lực kinh tế khá, có trình độ tổ chức và có khả năng tiếp cậnthị trường Ở một số làng nghề hình thức này tuy không chiếm tỷ trọng lớnnhưng lại đóng vai trò là trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các vệ tinh,thực hiện các hợp đồng đặt hàng, giải quyết đầu ra đầu vào
2.1.7 Các chính sách của Đảng, nhà nước về thủ công mây tre đan
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại công văn số 5116 /VPVP-KTNngày 22/7/2010 về việc chủ trương cho phép xây dựng chính sách đầu tư,
Trang 30khuyến khích phát triển ngành mây tre đan Quyết định này đưa ra được rấtnhiều bên liên quan là các tổ chức, hộ gia đình, tổ chức và cá nhân nước ngoài
có các hoạt động liên quan đến tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu,chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre Với mục tiêu phát triển vùngnguyên liệu mây, tre nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre và các ngành khác, góp phầntăng độ che phủ và khả năng phòng hộ của rừng, chống xói lở đất tại các vùngđầu nguồn, ven sông, ven suối Phát triển công nghiệp sản xuất hàng mây trenhằm từng bước gia tăng giát trị và hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất,kinh doanh hàng mây tre, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnươc Phục hồi và phát triển các làng nghề sản xuất hàng mây tre nhằm pháthuy các giá trị về kinh tế, văn hóa, sinh thái, môi trường của làng nghề Thúcđấy hình thành thị trường hàng mây tre nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu Tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới (Công văn số 5116 KTN ngày 22/7/2010 của Thủ tướng Chính Phủ).
/VPVP-Một trong những định hướng chiến lược của Công nghiệp hoá, Hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 của đại hội Đảng lần thứ VIII đãnhấn mạnh: “Phát triển mạnh các làng nghề, làng nghề truyền thống và cácngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàngtiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồnnguyên liệu phi nông nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhândân”
Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “về đẩynhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ
2001 - 2010” tiếp tục chỉ rõ “Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông thôn là quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọnggiá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ
Trang 31trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp…” Trong thời gian qua, Chính phủ
đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành nghềnông thôn và đã đạt được những kết quả nhất định như xuất khẩu hàng thủcông được ưu đãi về đầu tư (giảm hoặc miễn) đối với thuê đất đai, thuế sửdụng đất đai, tỷ lệ thuế thu nhập, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu đốivới thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất ngành nghề nông thôn Hoạt độngxuất khẩu sẽ được hỗ trợ thông qua chương trình xúc tiến thương mại quốc
gia (NQ hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 12-NQ/TW ngày 2/3/2002).
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chưa được sự quan tâmđúng mức của các cấp, các ngành Các chính sách tuy đã ban hành nhưng hiệuquả rất thấp do nội dung chưa phù hợp với thực tế Nhiều chính sách khó ápdụng trong thực tế, đặc biệt là các hộ gia đình, hợp tác xã và cơ sở sản xuấtkinh doanh tại làng nghề Thủ tục hành chính để hưởng các chính sáchkhuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn còn rườm rà, đặc biệt vẫn còn
sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước Dovậy, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã hoạt động ngànhnghề phi nông nghiệp rất khó tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.Vấn đề môi trường nhiều làng nghề hiện nay là rất bức xúc do công tác quản
lý môi trường tại từng địa phương là chưa rõ ràng, thiếu các cơ chế hỗ trợ vàchế tài pháp lý
2.1.8 Ý nghĩa của việc phát triển hàng thủ công mây tre đan
2.1.8.1 Ý nghĩa kinh tế
Sự phát triển của các làng nghề nói chung và của hàng thủ công mây tređan nói riêng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong việctăng tỉ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nôngnghiệp, chuyển lao động sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang sản xuấttiểu thủ công nghiệp có thu nhập cao và ổn định hơn Khi tiểu thủ công
Trang 32nghiệp phát triển sẽ kéo sự gia tăng và mở rộng các hoạt động về thương mại
- dịch vụ, bên cạnh đó việc phát triển sản xuất hàng thủ công còn tạo ra mộtkhối lượng hàng hóa to lớn không những phục vụ tiêu dùng mà còn xuất khẩusang các thị trường nước ngoài thu lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
2.1.8.2 Ý nghĩa xã hội
Sự phát triển sản xuất hàng thủ công mây tre đan có ý nghĩa quan trọngtrong việc xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người laođộng trong lúc nông nhàn, góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượngcuộc sống cho người dân lao động không những trong vùng mà còn cho các
cư dân của vùng lân cận Mặt khác việc phát triển các ngành nghề truyềnthống nói chung và mây tre đan nói riêng còn huy động được những nguồnlực có sẵn trong dân như tận dụng nguồn lao động gia đình kể cả người già,trẻ nhỏ Vì vậy có thể thấy được việc phát triển sản xuất hàng thủ công mâytre đan truyền thống đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất mây tre đan
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất trên thế giới
Rất nhiều nước trên thế giới đã thành công và đạt được kết quả caotrong việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung và ngànhmây tre đan nói riêng ở nông thôn nhờ có định hướng và chính sách đúng đắn.Dưới đây là một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực
mẽ nên sự phân công lao động tại chỗ rất có hiệu quả Các xí nghiệp HươngTrấn ra đời với nhiều thành phần kinh tế như xí nghiệp tập thể do thôn, xã,
Trang 33liên hộ, cá thể, tư nhân lập ra là một bước phát triển mới trong nông thônTrung Quốc Sự phát triển đa dạng về quy mô, hướng sản xuất, hình thức sởhữu tạo nên sự phát triển sôi động trong nông thôn, tạo việc làm tại chỗ,chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp,tạo ra quá trình thành thị hoá nông thôn, hạn chế sự di dân ồ ạt từ nông thôn
ra thành thị, khai thác được các tiềm lực của nông thôn
Kết quả đạt được của chủ trương trên là cơ cấu kinh tế chuyển dịchmạnh mẽ: tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp giảm từ 68,2% (năm 1978)xuống 40,8 (năm 1991), giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ tăng từ31,8% (năm 1978) lên 59,2% (năm 1991) Nguồn lao động được phân bố lạilàm cho lao động nông nghiệp của toàn xã hội Trung Quốc từ 71,4% xuốngcòn 57,9% (năm 1987) Cơ cấu thu nhập của cư dân được cải thiện, thu nhậpngoài nông nghiệp của nông dân chiếm 7% (1978) tăng lên 27,3% (1988).Nhiều thôn xã giàu có nhờ công nghiệp Hương Trấn, Thôn Đại Khâu Trangvới thu nhập 10.000 NDT/ người được gọi là Trung Quốc đệ nhất thôn
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của xí nghiệp Hương Trấn làm chocung hàng hoá vượt quá cầu gây ứ đọng, khó tiêu thụ Đây cũng là bài họccho Việt Nam trong quá trình phát triển NNNT, khôi phục và mở rộng quy
mô các làng nghề truyền thống và nghề mới (Phạm Vân Đình, 1998).
2.2.1.2 Thái Lan
Đối với phát triển làng nghề ở Thái Lan (K Routra, 2007) thì Chươngtrình phát triển làng nghề ở Thái Lan có tên gọi là Mỗi làng một sản phẩm(One Tambon, One Product hay còn gọi là “Thai Tambon Project” (Dự ánlàng nghề Thái Lan) được phát động sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm cửahàng "Mỗi làng nghề, một sản phẩm (One Village, One Product) ở Nhật Bản.Chương trình này được giới thiệu tại Thái Lan vào năm 1999 và chính thức đivào hoạt động vào tháng 10 năm 2001 Trong chương trình này, Chính phủThái Lan hỗ trợ để mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có
Trang 34chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện
và chuyển giao công nghệ cho nông dân Chính phủ Thái Lan cho biết chỉtrong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại 3,66 tỷ Baht (84,2triệu USD) lợi nhuận cho nông dân Năm 2003 doanh số bán hàng của cáclàng tham gia Chương trình “mỗi làng một sản phẩm” đã đạt mức 30,8 tỷBaht, tăng 13,0% so với năm 2002 Dự kiến đạt 40 tỷ Baht trong năm 2004 vànhờ phong trào này mà nhiều người nước ngoài đã biết đến sản phẩm thủ
công của Thái Lan (Bộ NN&PTNT, 2005).
2.2.1.3 Nhật Bản
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) được khởi phát từ năm
1979 tại làng Oyama, tỉnh Oita, Nhật Bản, là cách thức đưa nông nghiệp củatỉnh tăng trưởng và phát triển theo kịp với sự phát triển chung của đất nước.Phong trào OVOP được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc chính:
Một là “Từ địa phương tiến ra toàn cầu” Nguyên tắc này thể hiện mục
tiêu cao nhất của sản xuất hàng hóa nông nghiệp Nhật Bản là chiếm lĩnh thịtrường nông sản thế giới Sản phẩm của OVOP được xác định ngay từ đầu làkhông những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, trong nước màcòn để cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế giới
Do đó, chất lượng nông sản phải không ngừng được nâng cao, đáp ứng đượcnhu cầu, thị hiếu và tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế Cùng với đó, cáchoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được tăng cường tạihầu khắp các nước trên thế giới
Hai là,“Tự tin - Sáng tạo”.Phong trào OVOP quan tâm đến tất cả các
khâu của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến khích những cách làmsáng tạobao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất liệu, quy cách đóng gói baobì; cách tiếp thị, quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thuhút khách hàng… Chất lượng nông sản được đảm bảo cùng với nhiều cáchthức bán hàng, tiếp cận người tiêu dùng độc đáo đã giữ vững và mở rộng thị
Trang 35trường tiêu thụ nông sản Nhật Bản được, kinh tế của các hộ nông dân, củalàng xã ở Nhật Bản ngày càng thịnh vượng.
Ba là, “Tập trung phát triển nguồn nhân lực” Tại Nhật Bản, nông dân
không những được đào tạo bài bản, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp,hiểu biết sâu về sản phẩm, ứng dụng thành thạo khoa học - kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến vào sản xuất hàng hóa, họ còn được cung cấp những kiến thức
về kinh doanh, về nghệ thuật marketing để có thể tự xây dựng các chiến lượckinh doanh, cạnh tranh sản phẩm của mình Họ còn nhận được sự hỗ trợ từChính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp bằng những chínhsách hiệu quả Nhờ đó, họ tạo được những sản phẩm có thương hiệu như:Chanh Kobosu; thịt bò Bungo; nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượnghạng ở Nhật Bản, chiếm 28% thị trường nấm trên toàn quốc; hàng gỗ mỹnghệ ở thị trấn Yufuin; cam, cá khô ở làng Yonouzu; chè và măng tre ở làngNatkatsu,… Trong 20 năm (1979-1999), phong trào OVOP đã tạo ra được
329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (1,1 tỷ USD)
Phong trào OVOP như một điển hình của việc phát triển ngành nghềnông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương Phong trào đã lantỏa trên khắp đất nước Nhật Bản, là một trong những nhân tố quan trọng gópphần vào sự phát triển thần kỳ của ngành nông nghiệp nói riêng cũng như nềnkinh tế Nhật Bản nói chung
Nhờ áp dụng từ kinh nghiệm OVOP của Nhật Bản, các nước đã tậndụng tốt các nguồn lực của địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảotồn và phát triển các làng nghề truyền thống… thu được những thành công
nhất định trong phát triển nông nghiệp nông thôn (Ths Ngô Thị Phương Liên, 2015).
2.2.1.4 Indonexia
Trang 36Việc phát triển các ngành nghề thủ công ở khu vực nông thôn đã đượcchính phủ Indônêxia chú trọng phát triển Trong các kế hoạch 5 năm, Chínhphủ đều đưa ra các chương trình phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp trong đóchú trọng đến phát triển nghề mây tre đan ở khu vực nông thôn Riêng đối vớingành nghề mây tre đan Chính phủ tổ chức ra hội đồng nhằm thống nhất đầumối để phối hợp với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác tổ chức hộichợ triển lãm sản phẩm, thi thiết kế sản phẩm, xây dựng trung tâm phát triểncác sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nói chung và mây tre đan nói riêng, lồngghép kế hoạch phát triển của ngành nghề mây tre đan vào ngành nghề thủcông và các chương trình tạo việc làm ở nông thôn, Chính phủ hỗ trợ chomỗi làng có điều kiện kinh tế kém phát triển 20 triệu Rupi làm vốn vay luânphiên cho các hộ nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề mâytre đan (Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, 2000)
Đồng thời Chính phủ còn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sảnxuất hàng mây tre đan trong nhiều lĩnh vực như cải tạo và xây dựng các cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ nguồn vốn, Thành lập một mạng lưới ngân hàng nông thôn quy mô nhỏ khắp mọi miền đất nước, chủ yếu cấp tín dụng cho người thiếu việc làm, các hộ nông dân nghèo được vay luân phiên vốn dùng vào sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề mây tre đan (Phạm Vân Đình, 2002)
2.2.2 Thực tiễn ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có nghề mây tre đan phát triển, từ xa xưangười Việt Nam đã biết sử dụng mây tre để làm nhà ở, làm công cụ lao động,làm thuyền,… Hiện nay nhóm hàng mây tre đan là một trong những mặt hàngxuất khẩu chủ lực của hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta Thực tế ở một sốđịa phương dưới đây đã cho thấy cụ thể như sau:
2.2.2.1 Bắc Ninh
Không quá náo nhiệt, sầm uất như các nghề thủ công khác, sự lặng lẽ
và bền bỉ đã giữ cho Du Tràng (Giang Sơn, Gia Bình) một nghề với những
Trang 37sản phẩm độc đáo từ mây, tre Nghề đan mây tre ở đây có từ hàng chục năm,trở thành nghề phụ quan trọng, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều
người dân địa phương.
Nghề đan mây tre nơi đây bắt đầu từ những năm 1980 khi trong làng cómột vài người dân đi làm thuê ở Hà Tây trước kia, mang nghề về làng Banđầu chỉ đan những dụng cụ phục vụ sinh hoạt trong gia đình như: Rổ, rá,thúng, nong, nia… Đến nay, các sản phẩm được đa dạng hơn Từ nhữngnguyên liệu mây, tre, nứa thô sơ, bằng đôi bàn tay khéo léo của người thợ đãbiến thành những chiếc giỏ, bình, đĩa đựng hoa đủ các kích cỡ, màu sắc đẹp
và tinh xảo Để hoàn thiện một chiếc giỏ hoa phải mất 4, 5 công đoạn từ chẻnan, đặt đáy, đan, quấn miệng Mỗi sản phẩm làm ra tuỳ theo từng kích cỡ mà
có giá khác nhau: loại nhỏ nhất 2 đến 3 nghìn đồng chiếc; giỏ đựng lẵng hoa
to từ 5 đến 10 nghìn đồng chiếc Mỗi ngày, với người đã làm quen tay có thểhoàn thành từ 30 đến 40 sản phẩm theo dây chuyền, mỗi tháng thu nhập bìnhquân từ 600 đến 900 nghìn đồng/ người Để tiếp tục nhân rộng và phát huynghề đan mây tre, đầu năm 2008 địa phương đã thành lập HTX Toàn Phongcung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm HTX thường xuyên phối hợp vớicác Trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện về dạy nghề cho các xã viên Quamột thời gian đào tạo, đến nay HTX đã có 100% xã viên biết nghề, trong đó80% đã sản xuất được sản phẩm đạt chất lượng đúng theo yêu cầu Hiện,HTX mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong đã đi vào sản xuất với nhiều mặthàng như: khay đựng trầu, giỏ, làn, đĩa, bình, mâm hoa quả, Vừa qua, HTX
đã xuất một lô hàng gần 2.000 sản phẩm các loại, thu về hơn 10 triệu đồng.Nghề này có thể làm vào thời gian nông nhàn, mỗi năm xã viên chỉ làm 8tháng, còn lại lo việc đồng áng Nhiều xã viên nhận nguyên liệu về cho ngườithân trong gia đình mình cùng làm vào buổi tối, kể cả trẻ em hay người già
Thời gian tới, HTX Toàn Phong tiếp tục mở thêm nhiều lớp đào tạomới đáp ứng nhu cầu của người dân Ngoài ra, HTX sẽ chủ động tìm ðầu mối
Trang 38trực tiếp thu mua nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm không qua trung gian,nhằm giảm chi phí sản xuất và tãng giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhậpcho xã viên Với thuận lợi như hiện nay sản phẩm làm ra đến đâu đều đượctiêu thụ đến đấy, nên HTX đặt kế hoạch từ nay đến cuối năm sẽ sản xuấtnhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng Theo chị NguyễnThị Thinh, Chủ nhiệm HTX Toàn Phong thì khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn
là mặt bằng sản xuất, bên cạnh đó vấn đề vốn cũng khiến cho làng nghề gặpnhiều khó khăn Chính vì vậy, để hợp nhất khâu bao tiêu sản phẩm và duy trìphát triển nghề mới ở nông thôn, chính quyền địa phương cần có những chínhsách cụ thể hỗ trợ kịp thời, đặc biệt mặt bằng sản xuất, vấn đề vốn, thịtrường… nhằm tạo điều kiện cho nghề đan mây tre phát triển ổn định, giúpngười dân có việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
(Xuanlai.bacninh.com)
2.2.2.2 Thanh Hóa
Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, nghề Mây tre đan xãHoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa có từ thời nhà Nguyễn, khoảngcuối thế kỷ XIX Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển cùng những biến
cố thăng trầm, người làng Hoằng Thịnh vẫn sống chết với nghề, những sảnphẩm mỹ nghệ mây tre đan và địa danh Hoằng Thịnh giờ đây đã có tên trênbản đồ du lịch, hấp dẫn được nhiều du khách về với tỉnh Thanh Hóa
Ban đầu, ở làng chỉ có một vài gia đình làm nghề đan lát các sản phẩmthông dụng như rổ, rá, dần, sàng…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà conchòm xóm, sau dần, nghề lan rộng ra cả thôn, cả làng Đến nay, gia đình nào
ở làng cũng có người tham gia vào việc sản xuất mây tre đan, các sản phẩmcũng ngày một phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hiệnđại, còn đối với du khách đã tới thăm thì không bỏ qua cơ hội mua sắm nhữngmón đồ ưa thích
Trang 39Vừa mang giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹcao, sản phẩm mỹ nghệ mây tre đan Hoằng Thịnh, trong nhiều năm qua đãchiếm lĩnh được thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan Bêncạnh việc làm mới các sản phẩm truyền thống, các nghệ nhân đi sâu nghiêncứu sáng tạo sản phẩm mới, đáp ứng thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng.Các đồ vật trang trí nội thất như tranh phong cảnh, hoành phi, rèm cửa, chaođèn…, đặc biệt nhất là sản phẩm chao đèn (lồng chụp bóng đèn) với ý tưởngđộc đáo, cách tạo màu tự nhiên giúp cho sản phẩm luôn thân thiện với môitrường và trở thành món quà mong đợi của nhiều du khách.
Để có được sản phẩm như ý, người làm nghề phải vất vả từ khâu chọnlựa nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến Công phu nhất là khâu phơi sấy và chẻmây, việc phơi sấy và chẻ mây ví như việc chăn tằm Sấy nhiều khói quá sẽ
đỏ, ít khói quá cũng bị đỏ; khi phơi gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp, nắng quáthì mất vẻ tươi Sợi mây chưa khô tới thì nước da bị úa, mà khô kiệt thì mất
vẻ óng mềm Chẻ mây cũng cần có tay nghề cao và sự khéo léo, không dễ bịsợi dày, sợi mỏng, sản phẩm sẽ không thành Chịu khó tích lũy kinh nghiệm
và lòng yêu tín nghề đã cho người Hoằng Thịnh sự bền bỉ và tinh xảo trongtừng cung đoạn sản xuất, để rồi ngày càng có nhiều những sản phẩm mây tređan đẹp, bền và lạ mắt
Sức sống của nghề mây tre đan vẫn âm ỉ cháy và đang lan tỏa khắp đấtlàng Hoằng Thịnh Một lần về đây, để du khách cảm nhận tâm hồn đồngnội, để mến hơn những đôi bàn tay nhuốm màu nắng gió của già trẻ, trai, gáilàng Hoằng Thịnh ngày ngày miệt mài chẻ lạt, đan mây làm vang xa mãi tên
tuổi của một làng nghề (Thanh Hằng, 2013).
2.2.3 Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, muốn phát triển các ngành nghề truyền thống thì cần phải
đầu tư khuyến khích phát triển các mặt hàng thủ công ở các làng nghề, nhằm
mở rộng tạo thị trường Điều này cần sự quan tâm, định hướng và giúp đỡ của
Trang 40Nhà nước trong việc hỗ trợ về nguồn vốn, chính sách ưu đãi cho các làngnghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh thông qua các chương trình,
dự án về cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng, bù giá tiêu thụ sản phẩm chongười sản xuất khi có tình trạng biến động của thị trường gây thiệt hại, thualỗ
Thứ hai, là thành lập các viện, hiệp hội nghiên cứu và phát triển các
ngành nghề truyền thống để đưa ra các phương án hỗ trợ, giúp đỡ các làngnghề lựa chọn những công nghệ, KHKT phù hợp với hướng sản xuất, nhằmtạo ra các loại sản phẩm phong phú về cơ cấu, mẫu mã chủng loại đồng thờinâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra cácnước trên thế giới cũng rất chú trọng đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mờicác nhà kinh doanh có kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển bền vữngcác ngành nghề truyền thống,
Thứ ba, là đào tạo bồi dưỡng và có các chính sách ưu đãi cho nguồn lực
chủ chốt là các nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề cao ở các làng nghề
Thứ tư, là khuyến khích sự kết hợp giữa các ngành nghề khác vào với
quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp Đó là việc phát triển các ngành nghềtruyền thống với nền công nghiệp, điều này sẽ thể hiện sự phân công lao độngthông qua việc hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề lựa chọn công nghệ, máymóc, trang thiết bị hiện đại phù hợp với những hướng sản xuất khác nhaunhằm tạo ra được những sản phẩm vừa mang tính hiện đại của thời kỳ côngnghiệp hóa, nhưng vẫn giữ được bản sắc và nét truyền thống trong các sảnphẩm
Việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các làng truyềnthống đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới chú trọng và coi là mộtgiải pháp phát triển kinh tế xã hội, thông qua việc tạo việc làm, tăng thu nhập
và nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn