7. Kết cấu của đề tài
2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế xã hội
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết; huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Tăng cường trách nhiệm của các nhà đầu tư, quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các nghành chức năng trong việc kiểm tra, giám sát đầu tư, đồng thời tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát hoạt động đầu tư xây dựng.
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực chất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn vậy phải giải phóng sức sản xuất của xã hội mà trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp độc canh sang đa canh, từ kinh tế thuần nông sang kinh tế tổng hợp công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ… Các chính sách kinh tế - xã hội này phải vừa khuyến khích kinh tế của huyện phát triển vừa tạo điều kiện cho gia đình phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng.
Việc phát huy vai trò kinh tế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế của huyện phát triển theo hướng tiến bộ. Vì vậy mà các cấp Đảng ủy huyện Can Lộc cần tăng cường chính sách đầu tư để tăng thu nhập cho người dân.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm về phát triển kinh tế đồng thời chú trọng việc tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
- Tạo và giải quyết việc làm ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Đảm bảo việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên có ý nghĩa hết sức to lớn, có thể xem đó là mục tiêu hàng đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì có như vậy mới phát huy hết tiềm năng của nhân dân, tiềm năng của các thành phần kinh tế. Mặt khác, đảm bảo việc làm giúp người lao động có thu nhập để cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là cơ sở để ổn định đời sống xã hội, hạn chế các hiện tượng tiêu cực.
- Xúc tiến nhanh việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây chính là chính sách có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện công bằng xã hội, tác động trực tiếp vào việc cải thiện điều kiện sinh sống của nhân dân.
- Tăng cường xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao.
KẾT LUẬN
Quan điểm toàn diện là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin. Vì vậy, nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tư duy biện chứng. Quan điểm toàn diện phản ánh tính khách quan của tồn tại và cũng là đòi hỏi của tính biện chứng khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong quá trình sinh thành và phát triển của chúng. Quan điểm toàn diện là cơ sở lý luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân.
Hiện nay đất nước ta đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên những thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới đã chứng minh được khả năng lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước để thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong suốt quá trình lãnh đạo, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Tính đúng đắn hợp lý của hệ thống quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin đã được thể hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trên tinh thần đó, các Đảng bộ đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.
Từ việc vận dụng quan điểm toàn diện để nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có thể thấy được sự phát triển đi lên của địa phương qua từng giai đoạn. Với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Can Lộc nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung đang cùng với cả nước đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thành các mục tiêu của đất nước.
Phát huy truyền thống tốt đẹp cùng những thành tựu đạt được trong những năm qua, tin tưởng rằng trong những năm tới, Can Lộc sẽ phát triển ổn định vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI đã đề ra: “xây dựng Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ phát triển”. Đó là sự phát triển trên tinh thần của phép biện chứng duy vật mà trong đó quan điểm toàn diện là cốt lõi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXXIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXXIV” (2010), Huyện ủy Can Lộc.
2. “Báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2012; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2013” (2013), Huyện ủy Can Lộc.
3. “Báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2013; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2014” (2014), Huyện ủy Can Lộc.
4. “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2011; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2012” (2011), Huyện ủy Can Lộc.
5. “Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXXIV (2010 - 2015)” (2013), Huyện ủy Can Lộc.
6. “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2010; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2011” (2011), Huyện ủy Can Lộc.
7. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ nền tảng để Hà Tĩnh hội nhập và phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản, số 830.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), “Giáo trình Triết học Mác - Lênin”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Tiến Dũng (2009), “Lịch sử triết học phương Tây”, Nxb Văn
nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
12. Nguyễn Hữu Đễ (2010), “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam: đặc trưng và triển vọng”, Tạp chí Triết học, số 3.
13. Lương Đình Hải (2010), Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7.
14. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến Bộ Matxcova.
15. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Đức Luận (2008), “Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 7.
17. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Xuân Nam (2010), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam.
21.“Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXXIV nhiệm kỳ 2010 - 2015” (2010), Huyện ủy Can Lộc.
22. Lê Văn Quang (2009), “Phát triển toàn diện chất lượng con người để
nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 4 (215).
23. Viện ngôn ngữ học (2002), “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, Đà