Cơ sở lý luận để hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Cơ sở lý luận để hoạch định chính sách

Quan điểm toàn diện vừa khác với chủ nghĩa chiết trung, vừa khác với thuật ngụy biện. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ cơ bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó, hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Còn thuật ngụy biện để ý tới những mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đem những mặt, những mối liên hệ thứ yếu làm chủ yếu, đưa cái không cơ bản, cái không bản chất thành cái cơ bản, thành cái bản chất, chuyển cái cá biệt thành cái bản chất. Thuật ngụy biện đưa ra những lập

luận có vẻ như đúng đắn, có sức thuyết phục, có vẻ như toàn diện, nhưng thực chất chỉ là sự vận dụng một cách chủ quan, vô nguyên tắc tính mềm dẻo, linh hoạt của các khái niệm, phạm trù. Nói về điều này, Lênin chỉ rõ:

“Tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan, nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới” [14;118].

Vì vậy, vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình nhận thức sẽ tránh được quan điểm phiến diện, cực đoan, tránh được những tư tưởng sai lầm trong nhận thức cũng như trong hành động, đồng thời có thể chống lại các tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Bên cạnh đó phải chú ý đến quan điểm lịch sử cụ thể, trong từng thời điểm khác nhau. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại, vận động phát triển bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong không gian và thời gian xác định. Không gian và thời gian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính chất sự vật. Cùng là một sự vật nhưng ở trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau. Trong công cuộc phát triển đất nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phải biết xác định nhiệm vụ trọng điểm bên cạnh khai thác khía cạnh toàn diện. Muốn vậy cần phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách dàn đều và chính sách có

trọng điểm. Trong cuộc đổi mới, Đảng ta cần kết hợp sức mạnh nội lực với sức mạnh bên ngoài, trong đó xác định nội lực là sức mạnh chủ yếu để phát triển ổn định. Trong các chiến lược phát triển, thì kinh tế phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)