Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 58)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.1.3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

chủ nghĩa

Đại hội IX của Đảng xác định nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”[10;86-87].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng, sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Đảng bộ huyện Can Lộc đã đề ra phương hướng cụ thể:

Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, vừa coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, vừa tích cực tạo bước đột phá trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) và Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ (Khoá XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tập trung phát huy lợi thế sau chuyển đổi ruộng đất lần hai, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức tốt các vụ sản xuất Đông xuân, Hè Thu, chú trọng mở rộng sản xuất vụ Đông. Tiếp tục khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại và các mô hình sản xuất tổng hợp. Đẩy mạnh cơ giới hóa, phấn đấu đến 2015 nông dân Can Lộc căn bản hoàn thành việc đưa các loại máy móc phù hợp vào các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển trong sản xuất. Tổ chức tốt các dịch vụ nông nghiệp và tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là các loại giống lúa, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xây dựng, nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống các hồ đập, trạm bơm và kênh mương, khai thác tối đa lợi thế sau ngọt hóa sông Nghèn. Chủ động trong dự tính, dự báo, thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ thực vật, hạn chế sử dụng các thuốc trừ sâu độc hại, hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững. Chú trọng nâng cao giá trị sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm các chi phí sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích lên 65 - 70 triệu đồng/ha.

Phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vừa chú trọng phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, vừa phát triển mạnh đàn hươu, dê và các

con nuôi mới có giá trị kinh tế. Khuyến khích mở nhiều trang trại, gia trại để chăn nuôi tập trung công nghiệp và bán công nghiệp, từng bước đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Tăng cường công tác thú y, chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về rừng, đất rừng, phấn đấu đưa độ che phủ lên trên 90%. Tiếp tục giao số diện tích đất rừng còn lại cho các hộ dân. Làm tốt chuyển đổi rừng, mở rộng diện tích trồng cây cao su và các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao ở vùng Trà Sơn. Làm tốt công tác kiểm lâm, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên, phòng chống cháy rừng.

Tiếp tục xây dựng hạ tầng, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phấn đấu đến năm 2015 đạt 850ha, sản lượng từ 700 - 800 tấn. Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và đa dạng sinh học. Đưa các vùng nuôi mới tại Đồng Vụng (Tiến Lộc), Đồng Kênh, Đồng Sau (thị trấn Nghèn) và ở Khánh Lộc, Thuần Thiện vào sản xuất, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản dọc sông Nghèn. Tận dụng số diện tích ao hồ mặt nước nuôi thả cá.

- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, tích cực thu hút đầu tư, phát huy tốt nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương, tạo bước phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Chú trọng phát triển mạnh các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho gia đình và đóng góp cho xã hội. Củng cố các loại hình kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Tiếp tục củng cố, đổi mới các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hiện có, thành lập các quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã vệ sinh môi trường... Đặc biệt cần khuyến khích, tạo điều

kiện để phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa.

Đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào địa bàn huyện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Triển khai khu công nghiệp Hạ Vàng và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã được phê duyệt quy hoạch. Tập trung xây dựng hạ tầng, tích cực mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư các nhà máy, tạo việc làm tại chỗ và thu nhập cho người lao động.

Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, du nhập nghề mới, từng bước phấn đấu mỗi xã có một làng nghề. Phát triển các loại hình dịch vụ, gia công, sữa chữa, chế biến, buôn bán và quan tâm hỗ trợ phát triển thị trường cho người sản xuất. Khai thác tốt chợ Nghèn và các chợ nông thôn, các trung tâm buôn bán ở xã để có đủ các vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất đời sống và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa như: gạo, rượu nếp truyền thống, chiếu cói Nghèn, đồ mộc Yên Lộc, cam, bưởi vùng Trà Sơn, trứng vịt... Gắn xây dựng thương hiệu hàng hóa với tổ chức tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đưa hệ thống cáp treo Chùa Hương vào phục vụ du khách. Hình thành một số tua du lịch kết nối du khách các địa phương trong nước và trong khu vực với khu di tích ngã ba Đồng Lộc, danh thắng Hương Tích và các điểm du lịch sinh thái sông Nghèn, hồ Khe Thờ - Trại Tiểu.

- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ sản xuất và đời sống, tạo tiền đề để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện.

Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là hạ tầng về điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi. Trong đó, phấn đấu trong năm tới cơ bản bê tông hóa đường giao thông nông thôn và các tuyến kênh mương thủy lợi. Xây dựng một số tuyến mới và nâng cấp các trục đường chính đáp ứng yêu

cầu vận tải lớn và ứng cứu kịp thời trong mưa bão. Hoàn thành xây dựng các công trình phúc lợi, các thiết chế văn hóa ở khu dân cư, ưu tiên xây dựng nhà máy nước cho các xã ở vùng sâu trũng và bãi rác tập trung cho thị trấn Nghèn. Trên cơ sở quy hoạch, tiến hành mở rộng địa giới hành chính, xây dựng tốt hạ tầng đô thị, phấn đấu để thị trấn Nghèn sớm trở thành đô thị loại 4 và từng bước xây dựng Đồng Lộc trở thành thị trấn trong tương lai.

Kết hợp nguồn ngân sách tập trung của nhà nước, ngân sách huyện, xã và nguồn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, quản lý dự án đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát, lãng phí, thực hiện rộng rãi hình thức giám sát cộng đồng.

- Tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và quản lý môi trường. Hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi giai đoạn 2. Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý đất đai, khai thác buôn bán khoáng sản trái phép, nhất là quặng mangan ở các xã vùng Trà Sơn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ở các khu chăn nuôi tập trung. Vận động toàn dân cùng nhau xây dựng môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

- Làm tốt công tác phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách. Tăng nguồn thu từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tiếp tục làm tốt công tác đấu giá đất. Thực hiện tốt quản lý thu chi ngân sách theo quy định của luật ngân sách, sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả và tiết kiệm, công khai minh bạch, xử lý nghiêm mọi hành vi lãng phí, tham nhũng. Sử dụng hiệu quả các nguồn tín dụng từ các ngân hàng, nhất là các nguồn tín dụng ưu đãi, kích cầu để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quy định tại Quyết Định 491 của Thủ tướng Chính phủ gồm các nội dung: quy hoạch,

phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị. Làm cho mọi làng xóm trong huyện đều ấm no, yên bình, xanh - sạch - đẹp và khang trang. Chăm lo tốt đời sống mọi mặt, khuyến khích mọi nhà mọi người vươn lên xóa nghèo, làm giàu chính đáng, để người dân gắn bó với quê hương.

Ưu tiên nguồn lực, tập trung chỉ đạo xã Thiên Lộc và một số xã khá xây dựng nông thôn mới để làm mô hình, rút kinh nghiệm từ đó nhân ra diện rộng. Phấn đấu đến năm 2015 có 30%, đến năm 2020 có 50% - 60% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w