Về Quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 50)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3.Về Quốc phòng an ninh

Quốc phòng - an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đổi mới hoạt động công tác tư pháp, thanh tra và hoạt động của các cơ quan nội chính.

Thường xuyên duy trì tốt chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực phòng không và tuần tra canh gác từ huyện đến cơ sở. Chủ động phối hợp các lực lượng nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời các vụ việc không để bất ngờ xảy ra nhất là trong dịp Tết và các ngày lễ lớn của dân tộc. Ra quân huấn luyện, hoàn thành công tác huấn luyện quân sự và thực hành huấn luyện Dân quân tự vệ đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối. Làm tốt công tác tuyển chọn và giao quân (120/120 đồng chí). Tổ chức thành công an toàn, đạt kết quả cao kế hoạch diễn tập phòng thủ huyện năm 2013. Hoàn thành công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, có 3.122 thanh niên độ tuổi 18 - 25, 1.296 thanh niên độ tuổi 17, xét thực lực lần 1 có 540 công dân đủ điều kiện nhập ngũ năm 2014.

Tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, phục vụ nhân dân vui Tết, đón xuân; phân công cán bộ, chiến sỹ xuống trực tiếp phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an ninh tại cơ sở và tăng cường bảo vệ mùa lễ hội Chùa Hương Tích, mùa mưa bão và các ngày lễ, hội nghị, sự kiện chính trị trên địa bàn. Nắm bắt kịp thời tình hình an ninh, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các hoạt động mê tín dị đoan và đối tượng theo tà đạo. Phạm pháp hình sự xảy ra 30 vụ (giảm 21% so với năm 2012), làm chết 3 người, bị thương 16 người, tổng giá trị thiệt hại khoảng 522 triệu đồng. Phát hiện, bắt giữ 6 vụ đánh bạc, 37 đối tượng, thu giữ 9 xe máy, 13 điện thoại di động, thu 44,4 triệu đồng. Bắt 102 đối tượng (truy nã 10, quả tang 29, khẩn cấp 18, tạm giam 16, thi hành án 19), khởi tố 44 vụ/90 bị can, không để oan sai trong hoạt động điều tra. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Nghị định 36/CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; Quyết định số 95/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời, vận động nhân dân giao nộp vũ khí. Tổ chức ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho trên 11.266 người.

Giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo của công dân, làm tốt công tác tiếp dân (302 lượt người, giảm 10% so với năm 2012, cấp huyện tiếp 42 lượt, các xã, thị trấn tiếp 260 lượt), tiếp nhận 59 đơn khiếu nại tố cáo các nội dung

đơn liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng và các chế độ, chính sách xã hội. Đã giải quyết 54/59 đơn, đạt tỷ lệ 91,5% (cấp huyện 27/29 đơn đạt 93%, cấp xã 27/30 đạt tỷ lệ 90%). Tổ chức 08 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (thanh tra hành chính 05 cuộc, thanh tra chuyên ngành 03 cuộc) đã xử lý sai phạm 1,84 tỷ đồng. Làm tốt công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ; luật Khiếu nại, luật tố cáo; Chỉ thị 20, Quyết định 31, Quyết định 32, Quyết định 34 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc cưới, việc tang, lễ hội; Nghị định 36/NĐ-CP về quản lý sử dụng pháo nổ; Quyết định 95/QĐ-TT của Chính phủ về cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời. Tổ chức thi hành án 255/306 án có điều kiện thi hành đạt 83%, thu 1,03/1,54 tỷ đồng đạt 66,8%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được tình hình kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc cũng còn nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện ở chỗ:

- Quy mô kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng còn thấp, chưa bền vững.

+ Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao, chăn nuôi vẫn còn thấp trong cơ cấu nông nghiệp. Năng suất, chất lượng, giá trị, sản phẩm hàng hoá, hiệu quả kinh tế nhìn chung chưa cao và chưa đồng đều giữa các vùng. Chưa khai thác và sử dụng thực sự hiệu quả các tiềm năng về đất đai, tài nguyên và nguồn nhân lực.

+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn bất cập, nhất là trong việc thực hiện quy hoạch phân vùng sản xuất, một số quy hoạch ngành chưa gắn với kế hoạch phân bổ sử dụng đất. Công tác lập kế hoạch hàng năm của các đơn vị chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, một số chỉ tiêu xây dựng kế hoạch và giao chưa sát với thực tế.

+ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Số doanh nghiệp còn ít, đầu tư xã hội chiếm tỷ trọng thấp. Ngành nghề truyền thống chưa được phát huy, ngành nghề mới du nhập còn chậm. Đội ngũ cán

bộ khoa học kỹ thuật và lao động lành nghề còn thiếu và yếu. Một số dự án đã được cấp phép đầu tư ở cụm công nghiệp Hạ Vàng chậm được triển khai để đưa vào sản xuất. Hiệu quả trong khai thác tài nguyên còn thấp, ô nhiễm môi trường, an toàn khai thác còn tiềm ẩn nguy cơ.

+ Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế và yêu cầu phát triển. Chưa có các giải pháp đồng bộ đủ mạnh để phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể. Thu ngân sách ngoài quốc doanh còn đạt tỷ trọng thấp, nguồn thu chủ yếu đang phụ thuộc lớn vào thu từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất nên không ổn định. Việc huy động nguồn lực đầu tư tuy đã được quan tâm, nhưng kết cấu hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nguồn vốn huy động hạn chế, tổng mức đầu tư thấp nên quy mô chất lượng một số công trình chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn. Việc quản lý, giám sát đầu tư có nơi chưa làm đúng quy trình, chưa đúng thiết kế đề ra, tùy tiện trong điều chỉnh hoặc lãng phí ngay từ khâu thiết kế. Nợ xây dựng cơ bản còn lớn, chưa có biện pháp để giải quyết dứt điểm. Chất lượng một số công trình chưa đảm bảo.

- Chất lượng một số mặt văn hóa - xã hội còn hạn chế.

+ Chất lượng một số làng văn hoá, gia đình văn hoá chưa cao. Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế. Cơ sở vật chất trường học còn thiếu và chưa đồng bộ. Huy động nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia khó khăn.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng và tuyến y tế cơ sở còn thiếu. Tỷ lệ tăng dân số và sinh con thứ 3 vẫn còn ở mức cao, chênh lệch giới tính nam cao hơn nữ vượt quá giới hạn.

- Tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương chưa thường xuyên được đảm bảo.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa thực sự đầy đủ, ý thức cảnh

giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm chưa cao. Chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ, dự bị động viên chưa đồng đều. Tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế nhưng chưa vững chắc. Hoạt động của một số loại tội phạm, tệ nạn đánh bạc, ma túy có chiều hướng gia tăng, có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp, để xảy ra một số vụ trọng án (Xuân Lộc) và gây rối (Thiên Lộc, Yên Lộc) ảnh hưởng đến phong trào chung và truyền thống của huyện.

Những tồn tại nói trên có nhiều nhuyên nhân:

- Suy thoái kinh tế, biến động giá cả, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc.

- Chưa đầu tư đủ nguồn lực cho các mũi trọng tâm, khâu đột phá, việc tổng kết, rút kinh nghiệm các mô hình, điển hình còn chậm và chưa được nhân nhanh ra diện rộng.

- Việc tổ chức quán triệt và cụ thể hoá để triển khai thực hiện một số nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số địa phương còn chậm. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của một số ngành, địa phương, đơn vị chưa quyết liệt, nhất là trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

- Kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm, hiện tượng công chức, viên chức vi phạm thời gian, kỷ luật lao động còn xảy ra. Hiệu lực quản lý của cơ quan Nhà nước trên một số lĩnh vực đạt kết quả thấp.

- Ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức thực hiện của một bộ phận cán bộ còn yếu kém, dẫn đến giải quyết công việc chậm trễ, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách... cũng như đánh giá các phong trào, cán bộ, công chức chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu sâu sát, có mặt còn hình thức.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 50)