Điều kiện tự nhiên xã hội

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Điều kiện tự nhiên xã hội

- Vị trí địa lý: Can Lộc là một huyện đồng bằng bán sơn địa, vừa có núi và vừa có đồng bằng. Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và Thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà. Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330km, cách thành phố Vinh khoảng 30km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20km.

- Diện tích: Can Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 30.128,33ha; trong đó: đất nông nghiệp: 19.460,24ha, đất phi nông nghiệp: 7.590,35ha, đất chưa sử dụng: 3.077,74ha.

- Hành chính: Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã (Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc).

- Dân cư: tổng quy mô dân số là: 126.199 người (năm 2013), theo đặc điểm tự nhiên và xã hội phân bố như sau:

+ Thành thị và nông thôn: vùng thành thị gồm thị trấn Nghèn với dân số: 12.734 người, vùng nông thôn bao gồm 22 xã còn lại với dân số 113.465 người.

+ Đồng bằng và miền núi: địa bàn huyện Can Lộc có 9 xã thuộc vùng núi thấp với tổng dân số: 52.245 người, vùng đồng bằng còn lại gồm 14 xã với tổng số dân: 73.954 người.

Phân theo các xã có giáo dân và các xã người lương (không có giáo dân): địa bàn huyện Can Lộc có 10/23 xã có giáo dân sinh sống, các xã còn lại có tổng số dân là 65.566 người.

+ Điện: Can Lộc có 3 đơn vị xóa bán tổng (bán tại hộ): Trường Lộc- Đồng Lộc - thị trấn Nghèn. Quang Lộc - Mỹ Lộc được đầu tư RIPÍC. Các đơn vị còn lại hưởng dự án RI2.

+ Khu công nghiệp: khu công nghiệp tập trung Hạ Vàng (Vượng Lộc) với diện tích 228ha.

+ Cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Hạ Vàng (Vượng Lộc - Thiên Lộc - thị trấn Nghèn).

+ Hệ thống đường: Can Lộc có hệ thống đường thuận lợi. Bao gồm: Quốc lộ 1A; tỉnh lộ 2, 6, 7; đường 15.

+ Trường học: huyện Can Lộc bao gồm 69 trường, trong đó: mầm non có 23 trường, tiểu học có 24 trường, trung học cơ sở có 17 trường, trung học phổ thông có 5 trường.

+ Trạm xá: toàn huyện có 23 trạm xá. - Tiềm năng du lịch:

Can Lộc là huyện có tiềm năng về du lịch, chủ yếu là các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống. Toàn huyện có 55 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (trong đó có 13 di tích cấp quốc gia, 42 di tích cấp tỉnh). Có 3 lễ hội truyền thống:

+ Lễ Chùa Hương Tích: lễ hội được tổ chức tại Chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc. Chùa thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa.

+ Lễ Kỳ phúc và hội thi vật ở Thuần Thiện. Thời gian: Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu.

+ Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Khu di tích Ngã ba Nghèn, thị trấn Nghèn. Thời gian: 12 tháng 9 dương lịch.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 34)