0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 -29 )

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2.3. Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú

Khi nghiên cứu về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, bên cạnh tính khách quan và phổ biến, còn nhận thấy các mối liên hệ đó rất đa dạng và phong phú, cũng có khi tùy thuộc vào sự đa dạng, muôn màu sắc của vô số các sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau, tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau sẽ tương ứng với các kiểu liên hệ khác nhau. Và theo đó, các liên hệ khác nhau sẽ có vị trí, vai trò, tính chất, tác dụng khác nhau đối với từng sự vật trong quá trình tương tác. Dựa vào tính đa dạng của

mối liên hệ với sự vật, quan điểm biện chứng duy vật đã phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp.

Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ của các yếu tố bên trong bản thân sự vật, cấu thành sự vật, ví dụ như các cơ quan và hệ thần kinh của một cơ thể sống...Mối liên hệ bên ngoài là sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, chính sách cải cách tiền lương của Chính phủ là một trong những động thái thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển. Muốn vậy, giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế cần phải có sự liên hệ, từ đó vận dụng yêu cầu thực tiễn vào trong hoạt động chính trị - xã hội cho phù hợp, tạo cơ sở cho cải cách tiền lương, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Có mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, trong đó liên hệ có ảnh hưởng đến thuộc tính của sự vật ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định là mối liên hệ chủ yếu. Còn sự tác động không ảnh hưởng đến thuộc tính của sự vật được xem là liên hệ thứ yếu.

Có mối liên hệ cơ bản và liên hệ không cơ bản, ảnh hưởng đến thuộc tính hay bản chất của sự vật trong quá trình phát triển, trong đó mặt liên hệ nào cấu thành nên bản chất của sự vật thì đó là liên hệ cơ bản, và có sự tác động nhưng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của sự vật, không cấu thành thuộc tính của sự vật thì đó là liên hệ không cơ bản.

Mối liên hệ trực tiếp là liên hệ được xem là gần nhất, trực tiếp tác động đến sự vật hay giữa sự vật này với sự vật khác mà không cần phải có sự mắc nối hay trung gian nào, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động, tồn tại của sự vật. Còn mối liên hệ gián tiếp được xem là sự liên hệ xa, muốn tác động đến sự vật khác cần phải thông qua một khâu trung gian hay phải có một chuỗi liên hệ mắt xích thì mới có sự tác động được. Ví dụ, sự phát triển của nền giáo dục xét về mặt lĩnh vực, bộ phận thì không bị ảnh hưởng trực tiếp của chính sách phát triển nền kinh tế, nhưng nếu kinh tế không phát triển

thì nó lại ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng giáo dục khi Nhà nước không đủ điều kiện tài chính để tái thiết, đầu tư cho giáo dục.

Bên cạnh đó, có mối liên hệ chung, bao quát, quy mô liên hệ có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới, ví dụ như quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng cũng có những mối liên hệ riêng biệt, sự liên hệ đó giới hạn ở những sự vật riêng lẻ ở từng bộ phận, từng lĩnh vực cụ thể.

Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện tượng.

Sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại đa sắc màu, đa dạng, phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp. Điều đó cũng quy định các mối liên hệ vừa mang tính đa dạng, nhưng cũng không phải là dễ để phân biệt hay lựa chọn sự liên hệ cho phù hợp. Sự liên hệ không những phổ biến, vô cùng tận mà còn rất phức tạp, thực tế trong xã hội ngay cả trong cùng một sự vật, hiện tượng sẽ có nhiều liên hệ chồng chéo, rất khó để phân biệt được đâu là liên hệ cơ bản, chủ yếu...Nhất là trong những vấn đề của xã hội ngày nay, sự chồng chéo, đan xen của các vấn đề xã hội sẽ không mang lại kết quả cao trong quá trình nhận thức của con người. Do đó mà sự phân chia các cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, suy cho cùng dù có đa dạng thế nào thì nó cũng chỉ là một dạng, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 -29 )

×