1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam

82 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 597,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Một trong những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với tất cả các hệ thống đăng kýGDBĐ trên thế giới là pháp luật phải quy định chính xác, toàn diện và t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Một trong những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với tất cả các hệ thống đăng kýGDBĐ trên thế giới là pháp luật phải quy định chính xác, toàn diện và triệt để thứ tự

ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm

vì sự rõ ràng, chính xác và công bằng về lợi ích giữa các chủ thể (bao gồm cả Nhànước) có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các giaodịch Có như vậy, mới tạo điều kiện cho bên có quyền khắc phục những thiệt hạimột cách nhanh chóng và hiệu quả khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ của mình Và như thế, pháp luật về đăng ký GDBĐ mớithực sự đi vào cuộc sống, làm lành mạnh hoá thị trường tài chính, tín dụng, khuyếnkhích sự lưu thông nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Thực tiễn xét xử tại Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy, các tranhchấp về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng mộttài sản hoặc giữa những người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm phátsinh ngày càng nhiều nhưng các cơ quan có thẩm quyền chưa hiểu hết những quyđịnh của pháp luật có liên quan khi giải quyết vụ việc hoặc trên thực tế chưa có đầy

đủ các quy định để giải quyết những tranh chấp này một cách “thấu tình, đạt lý”.Đơn cử là Bản án sơ thẩm số 05/2010/KDTM-ST ngày 9/7/2010 của Toà án nhândân tỉnh Phú Yên đã không căn cứ vào thời điểm đăng ký GDBĐ để xác định thứ tự

ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị thuộc sở hữu củaCông ty trách nhiệm hữu hạn Phương Lan cùng được Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Bình Định và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên nhận thế chấp ( và đềuđược đăng ký GDBĐ tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP Đà Nẵng) màlại căn cứ vào việc “cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản”[36]

Tại Việt Nam, hệ thống đăng ký GDBĐ được hình thành và đi vào hoạtđộng từ năm 2001 đến nay đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định Pháp luật

Trang 2

hiện hành còn thiếu thống nhất trong các quy định về căn cứ xác định thứ tự ưu tiêngiữa những người có quyền đối với động sản

Về nguyên tắc trong pháp luật dân sự, quyền, nghĩa vụ dân sự đượcxác lập khi có những căn cứ theo luật định Tuy nhiên, việc xác định thứ tự

ưu tiên giữa những người có quyền đối với động sản hiện nay đang dựa trênnhiều căn cứ khác nhau, như: thời điểm chiếm giữ tài sản; thời điểm đăng kýgiao dịch, hợp đồng; thời điểm hợp đồng/quyết định của cơ quan nhà nước

có hiệu lực Trong số các căn cứ nêu trên thì việc xác định thứ tự ưu tiêngiữa những người có quyền đối với động sản dựa vào thời điểm hợpđồng/quyết định của cơ quan nhà nước có hiệu lực có nguy cơ dẫn đếnnhững rủi ro, do tình trạng pháp lý của tài sản đó không được công khai,minh bạch (người có quyền không chiếm hữu động sản và cũng không đăng

ký để công bố công khai) Ví dụ: Điều 462 BLDS 2005 về chuộc lại tài sản

đã bán có quy định trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được bán, traođổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, cầm cố đối với tài sản Tuy nhiên, thoảthuận này trong hợp đồng chỉ có các bên tham gia hợp đồng mới biết được,nên người thứ ba (tổ chức, cá nhân không tham gia hợp đồng) sẽ gặp rủi ronếu xác lập giao dịch đối với loại tài sản này[33]

Vì vậy, vấn đề hoàn thiện những quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ

và ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm luôn được đặt ra Ngoài ra, trước xuthế hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nhữngquy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ và ưu tiên thanh toán phải được sửa đổicho phù hợp với thông lệ quốc tế Có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư nướcngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam vì nguồn vốn của họ được bảo đảm an toàntheo pháp luật của Việt Nam

Có tình hình này xảy ra trên thực tế là bởi vì hiện nay chúng ta đang thiếu mộtnền tảng lý luận vững chắc và thống nhất cho một số quy định của pháp luật về đăng

ký GDBĐ và thứ tự ưu tiên thanh toán cũng như sự chưa đầy đủ, toàn diện của nhữngquy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực này

Trang 3

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 Hội nghị lần thứ

tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sáchlớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam trở thành thành viên

của tổ chức Thương mại thế giới đã khẳng định: “phát triển đồng bộ các dịch vụ tư vấn pháp luật, công chứng, thẩm định, đấu giá, đăng ký giao dịch ” [2].

Do vậy, để khắc phục những bất cập nêu trên, học viên đã thực hiện đề tài:

“Đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật Việt Nam” nhằm làm rõ những quy định của pháp luật Việt

Nam về đăng ký GDBĐ và việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi cơ quan cóthẩm quyền tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để tìm ra những bất cập, hạn chế, từ đó

đề xuất những giải pháp để hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vựcnày, hướng tới xây dựng một hệ thống đăng ký GDBĐ công khai, minh bạch, thânthiện và hiệu quả

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta, đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyênsâu nào về xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, tuy nhiên,

có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đăng ký GDBĐ như sau:

- Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, với tên đề tài là: "Đăng ký và cung cấp thông tin về GDBĐ của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" của Cục Đăng

ký quốc gia GDBĐ - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002 nghiên cứu về thực trạngđăng ký, cung cấp thông tin về GDBĐ của Việt Nam Đây là một công trình nghiêncứu có chất lượng, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vựcđăng ký GDBĐ của Bộ Tư pháp Song, công trình này chưa đi sâu nghiên cứu vềthực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xác định thứ tự ưu tiênthanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

- “Pháp luật Việt Nam về đăng ký GDBĐ ” – luận văn thạc sĩ luật học của Hồ

Quang Huy năm 2008 (Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật) Đây là một công trìnhnghiên cứu toàn diện pháp luật Việt Nam về đăng ký GDBĐ, tuy nhiên trong khuôn

Trang 4

khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu một cách tổng quát những quyđịnh của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu (năm 2008 trở về trước) Cho đến nay,các quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ đã có sự thay đổi (Nghị định số83/2010/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ mới được ban hành ngày 23/7/2010) Hơn nữa,luận văn cũng chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của việcxác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật ViệtNam

- Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, với tên đề tài là: "Cơ sở lý luận

và thực tiễn cho việc mở rộng phạm vi đăng ký và cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của động sản” của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm

2010 nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của việc mở rộng phạm

vi đăng ký và cung cấp thông tin về các quyền, giao dịch liên quan đến động sản.Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị cao, góp phần thay đổi nhận thức củangười dân và doanh nghiệp trong quá trình khai thác giá trị của động sản Đồng thờigóp phần củng cố và hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc đăng ký và cung cấpthông tin về tình trạng pháp lý của động sản, trong đó có việc đăng ký và cung cấpthông tin về GDBĐ bằng động sản

Ngoài ra, còn có một số các bài viết, bài nghiên cứu về các quy định của phápluật hiện hành về GDBĐ, thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật đăng kýGDBĐ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gầnđây

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đăng ký GDBĐ là một thiết chế mới xuất hiện ở nước ta trong khoảng thờigian 10 năm trở lại đây, kể từ đó cho đến nay, nó đã có những đóng góp rất lớntrong việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa của Việt Nam Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạtđược của các công trình trước đây, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tôi không

có tham vọng nghiên cứu tất cả mọi vấn đề liên quan đến đăng ký GDBĐ mà chỉtập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về đăng ký GDBĐ và thứ tự

Trang 5

ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật Việt Nam, tìm ra nhữngbất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất một số giảipháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng yêucầu xây dựng Luật Đăng ký GDBĐ và việc sửa đổi, bổ sung các luật có liên quantrong thời gian tới

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp cũng sẽđược sử dụng ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở khoa học, lý luận và thựctiễn của chế định đăng ký GDBĐ và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảođảm trong pháp luật Việt Nam dựa trên quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thốngđăng ký GDBĐ của nước ta trong thời gian tới

Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài được xác định là:

Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về đăng ký GDBĐ và thứ tự ưu tiên

thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm để có căn cứ xem xét, đánh giá thực trạng phápluật

Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về đăng ký GDBĐ

và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm nhằm làm rõ những nhượcđiểm và hạn chế của pháp luật

Thứ ba, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy

định của pháp luật về đăng ký GDBĐ và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sảnbảo đảm

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn là công trình khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu về đăng

ký GDBĐ và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm Đây chính là đónggóp lớn nhất của luận văn

Trang 6

Những vấn đề cụ thể về lý luận, cách nhìn nhận, đánh giá luật thực định vàthực tiễn, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này sẽ là nhữngđóng góp có giá trị đối với công tác nghiên cứu khoa học, công tác lập pháp và ápdụng pháp luật.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu gồm ba chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm và

ưu tiên thanh toán trong xử lý tài sản bảo đảm

Chương 3: Thực trạng pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và hướng hoàn

thiện

Là một trong những công trình khoa học nghiên cứu những quy định của phápluật Việt Nam về đăng ký GDBĐ và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảođảm một cách hệ thống, được thực hiện trong thời gian hạn hẹp, và với khả năng cònhạn chế của học viên, nên luận văn không tránh khỏi những khuyếm khuyết nhấtđịnh Kính mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô và bạnđọc để học viên có điều kiện hoàn thiện vấn đề này trong một công trình khoa họccấp cao hơn

Xin trân trọng cảm ơn

Trang 7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

1.1 KHÁI NIỆM VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại giao dịch bảo đảm

1.1.1.1 Khái niệm

Theo pháp luật của các nước theo án lệ (common law), tiêu biểu là Mỹ vàCanada, khái niệm GDBĐ (secured transactions) được hiểu là toàn bộ các giao dịch,không phụ thuộc vào hình thức và tên gọi, có mục đích tạo lập một quyền lợi đượcbảo đảm (secured interest) đối với tài sản riêng hoặc tài sản cố định, bao gồm: hànghóa, giấy tờ (có giá) hoặc các tài sản vô hình khác; là giao dịch được thiết lập thôngqua một thoả thuận bảo đảm (là thoả thuận trong đó quy định về hoặc tạo lập nênmột lợi ích bảo đảm giữa chủ nợ và bên bảo đảm) Như vậy, GDBĐ theo khái niệmtrong luật án lệ không bị giới hạn về loại hình của giao dịch mà được xác định căn

cứ vào mục đích thiết lập giao dịch Do đó, các GDBĐ không chỉ gồm những biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo luật dân sự truyền thống, mà còn bao gồm cảcác giao dịch khác như: bảo lưu quyền sở hữu trong mua trả chậm, trả dần; chuyểnnhượng quyền đòi nợ; quyền cầm giữ; thuê tài sản … Đối tượng của các giao dịchnày là các động sản, bao gồm tài sản hữu hình và cả tài sản vô hình

Ở các nước theo trường phái pháp luật thành văn (civil law), tiêu biểu làPháp, Đức, Nhật Bản, không có khái niệm GDBĐ như nêu trên, mà GDBĐ đượchiểu là các biện pháp bảo đảm cụ thể như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Các quy địnhnày tập trung chủ yếu trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thuật ngữ “GDBĐ" tồn tại trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia nhưHoa Kỳ, New Zealand và đa số các bang của Canada Trong đó, có sự phân biệt rõràng giữa các GDBĐ bằng động sản và GDBĐ bằng BĐS Tại Hoa Kỳ, các quyđịnh về GDBĐ bằng động sản tập trung vào Điều 9 của UCC (Uniform CommercialCode - Bộ luật Thương mại thống nhất), được xem như một đạo luật riêng về

Trang 8

GDBĐ liên quan đến động sản Bên cạnh đó là Đạo luật thống nhất về lợi ích bảođảm đối với đất đai và Đạo luật thống nhất về giao dịch đối với đất đai quy định vềcác GDBĐ bằng BĐS Bang New Brunswick của Canada có Luật về bảo đảm thựchiện nghĩa vụ bằng động sản và Luật về lợi ích bảo đảm liên quan đến đất đai NewZealand cũng xây dựng Đạo luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản(Personal Property Security Act)

Ở Hoa Kỳ, New Zealand, một số bang của Canada, khái niệm GDBĐ khôngbao gồm các quan hệ bảo đảm đối nhân mà chỉ áp dụng đối với các quan hệ nhậnbảo đảm bằng tài sản (bảo đảm mang tính đối vật theo sự phân loại của hệ thốngpháp luật dân sự) Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia nêu trên, quan hệ bảođảm mang tính đối nhân được coi là sự ghép nối giữa hai lợi ích bảo đảm (securedinterest): lợi ích bảo đảm giữa chủ nợ với con nợ và lợi ích bảo đảm giữa con nợ vớibên bảo lãnh cho con nợ Vì vậy, pháp luật sẽ điều chỉnh quan hệ bảo đảm mangtính đối nhân theo từng lợi ích bảo đảm

Ngoài ra, khái niệm GDBĐ tại các quốc gia theo hệ thống common law nhưHoa Kỳ, New Zealand và một số bang của Canada thường không được sử dụng khi

đề cập đến các quan hệ nhận bảo đảm bằng BĐS Đối với BĐS, việc nhận bảo đảmluôn được áp dụng biện pháp thế chấp

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm giao dịch được ghi nhận tại Điều 130BLDS 1995 Tất cả những thoả thuận của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh,thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ tài sản đều là giao dịch Tuy nhiên, trong BLDS

1995 và 2005 qui định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 324BLDS 1995 và Điều 318 BLDS 2005) gồm các biện pháp: cầm cố, thế chấp, bảolãnh, đặt cọc, ký cược, ký quĩ, tín chấp Như vậy cần phân biệt hai khái niệm này

Khái niệm về GDBĐ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Thứ nhất, với tư

cách là một biện pháp ngăn ngừa người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì phải gánhchịu hậu quả xấu về tài sản thì cầm cố, thế chấp là các biện pháp bảo đảm nghĩa

vụ Thứ hai, về mặt học thuật, đây là các giao dịch nhằm bảo đảm cho một quan hệ

Trang 9

nghĩa vụ tài sản trong các quan hệ dân sự, thương mại Thuật ngữ “GDBĐ” đượcchính thức sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là tại Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về GDBĐ Theo quy định tại khoản 1 Điều

2 của Nghị định này, thì “GDBĐ" được hiểu “là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảolãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùngtài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” Ngoài các giao dịch trên, các giaodịch gồm đặt cọc, ký cược, ký quĩ cũng là GDBĐ, tuy nhiên trong Nghị định khônghướng dẫn áp dụng các biện pháp đó, bởi lẽ các biện pháp này về nội dung đơngiản, phương thức xử lý tài sản dễ dàng, cho nên Nghị định tập trung vào qui định

và hướng dẫn những giao dịch có tính phức tạp và thường xảy ra tranh chấp trongthực tế cuộc sống

Trên cơ sở các quy định của Nghị định số 165/1999/NĐ-CP, thuật ngữGDBĐ đã được sử dụng rộng rãi tại các văn bản ban hành sau đó như Nghị định số178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng,Nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ về GDBĐ, v.v…

Tiếp đó, BLDS 2005 đã đưa ra khái niệm mang tính khái quát cao hơn trướcđây về GDBĐ, được quy định tại khoản 1 Điều 323 như sau: “GDBĐ là giao dịchdân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện phápbảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này” Trong khi đó, khoản

1 Điều 318 Bộ luật nêu trên quy định các biện pháp bảo đảm bao gồm: cầm cố tàisản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp Như vậy, GDBĐ

là các giao dịch được xác lập nhằm tạo ra những “ phương thức bảo đảm” cho việcthực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao dịch dân sự như hợp đồng vay và từcác căn cứ pháp lý khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Từ những phân tích trên có thể khái quát về giao dịch bảo đảm như sau:Giao dịch bảo đảm là sự thoả thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm,theo đó bên bảo đảm phải dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiệnnghĩa vụ (tài sản này được gọi là tài sản bảo đảm) Trường hợp bên có nghĩa vụ

Trang 10

trong quan hệ chính không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận, thì bên

có quyền sẽ được xử lý tài sản bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

1.1.1.2 Đặc điểm của giao dịch bảo đảm

- Giao dịch bảo đảm là một hợp đồng phụ bảo đảm cho các nghĩa vụ chính nhưng hiệu lực không phụ thuộc vào nghĩa vụ chính (hợp đồng chính)

Thông thường các bên tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ

sẽ tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đáp ứng yêu cầu của bên có quyền Tuynhiên, trong các quan hệ hợp đồng, những người tham gia không quen biết nhauhoặc có mối quan hệ làm ăn lâu năm với nhau và trong kinh doanh có nhiều rủi ro

mà bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ nên sẽ gây thiệt hại cho bên

có quyền Vì thế, để phòng ngừa bên có nghĩa vụ trong trường hợp không thực hiệnđược nghĩa vụ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, bên có quyền yêu cầubên có nghĩa vụ phải dùng một biện pháp phù hợp để bảo đảm lợi ích của bên cóquyền, cho nên các bên sẽ giao kết một hợp đồng thứ hai để bảo đảm cho nghĩa vụchính được thực hiện

Trước đây trong BLDS 1995, qui định các GDBĐ là hợp đồng phụ, vìvậy hiệu lực của hợp đồng phụ phụ thuộc vào hợp đồng chính Khoản 4 Điều 405

BLDS 1995 qui định: “ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc hợp đồng chính” Qui định này phù hợp với lý luận chung, bởi lẽ nếu không có nghĩa vụ

chính như hợp đồng mua bán, cho vay thì sẽ không có biện pháp đặt cọc và thếchấp ; đây là một mối liên hệ biện chứng thể hiện cái phụ phụ thuộc vào cái chính

và ngược lại cái chính tồn tại độc lập Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường có những

cá nhân, doanh nghiệp làm ăn mang tính “chụp giật” lừa đảo đối tác dẫn đến gâythiệt thại cho người ngay tình, vì vậy BLDS 2005 qui định chế tài nghiêm khắc đốivới những cá nhân, tổ chức vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho người khác Tại

khoản 2 Điều 410 BLDS 2005 qui định: “Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Qui định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo

Trang 11

đảm nghĩa vụ” Và Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về

giao dịch bảo đảm quy định GDBĐ vô hiệu, bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứtthực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác

- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tài sản

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng một hoặc một số tài sản cụthể bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ Khi thamgia các giao dịch nói riêng và các nghĩa vụ nói chung, bên có quyền quan tâm đếnlợi ích vật chất của mình hướng tới sự bảo đảm an toàn các lợi ích đó, do vậy, đốitượng của các biện pháp bảo đảm phải là tài sản Tính chất bảo đảm thể hiện quanhững điểm sau:

Thứ nhất, bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp đối với một hoặc một số

tài sản cụ thể của bên bảo đảm (tài sản bảo đảm) Đó là quyền đeo đuổi và quyền ưutiên

- Với quyền đeo đuổi, bên nhận bảo đảm được phép thực hiện quyền của mìnhtrên tài sản bảo đảm bất kể tài sản đó đang nằm trong tay ai

- Với quyền ưu tiên, bên nhận bảo đảm được ưu tiên thực hiện quyền của mìnhtrên tài sản trước tất cả những người khác Trong trường hợp nhiều người cùng cóquyền ưu tiên một tài sản, thì người xác lập quyền trước được ưu tiên so với nhữngngười xác lập quyền sau, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thứ tự ưutiên

Do vậy, hệ thống đăng ký GDBĐ được xây dựng để thông tin cho ngườithứ ba về các quyền đối với tài sản bảo đảm, hỗ trợ bên nhận bảo đảm thực hiệnquyền đeo đuổi và quyền ưu tiên một cách có hiệu quả và an toàn

Thứ hai, quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm luôn

hướng tới giá trị tiền tệ của tài sản đó Do vậy, bên nhận bảo đảm luôn có quyền

Trang 12

được yêu cầu xử lý tài sản theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận đểthanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.

Thứ ba, bên bảo đảm được thực thi các quyền của mình đối với tài sản

bảo đảm khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật;

- Bên bảo đảm đã có quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm;

- Nghĩa vụ được bảo đảm đã xác lập và chưa chấm dứt

Như vậy, pháp luật qui định cho bên nhận bảo đảm luôn có quyền ápdụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền của mình khi bị vi phạm Vì đốitượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc và khi vi phạm nghĩa vụ thực hiệncông việc hoặc không thực hiện công việc sẽ gây thiệt hại bằng tiền, nên đối tượngcủa nghĩa vụ luôn thể hiện trị giá bằng một số tiền

1.1.1.3 Phân loại giao dịch bảo đảm

Để phân loại giao dịch thì có nhiều tiêu chí, như dựa vào đối tượng, chủ thể,hình thức, thời điểm có hiệu lực Tuy nhiên, mỗi cách phân loại có một ý nghĩanhất định Đối với các GDBĐ, việc phân loại có ý nghĩa trong xác định thứ tự ưutiên khi xử lý tài sản bảo đảm Vì thế luận văn dựa vào đối tượng và tính chất bảođảm để phân loại GDBĐ

+ Căn cứ vào vào đối tượng: Các giao dịch bảo đảm đối vật và đối nhân

- Các giao dịch bảo đảm đối vật được hiểu là quyền được xác lập trực tiếp

trên một vật cụ thể nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán Nó cóđối tượng là tài sản của người có nghĩa vụ hoặc của người thứ ba và người có quyềnđược yêu cầu xử lý tài sản đó theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận đểthực hiện nghĩa vụ được bảo đảm Trong số các biện pháp bảo đảm đối vật, cầm cố,thế chấp là hai biện pháp chủ yếu thường áp dụng trong các quan hệ cho vay củacác tổ chức tín dụng và của cá nhân, hộ gia đình

Trang 13

- Các giao dịch bảo đảm đối nhân được hiểu là người thứ ba cam kết với

người có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ khi đến hạn

mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc có thực hiện nghĩa vụ, nhưngkhông đúng thỏa thuận Biện pháp bảo đảm đối nhân có tính chất tiêu biểu là bảolãnh Khác với biện pháp bảo đảm đối vật, tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảmđối nhân không được xác định cụ thể, mà là toàn bộ khối tài sản của bên bảo đảm.Việc cá thể hóa tài sản nào được phát mại để thanh toán cho bên có quyền thôngthường được tiến hành sau khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa

vụ hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận

Trong BLDS 2005, bảo lãnh chính là biện pháp bảo đảm đối nhân còn bảolãnh trong BLDS 1995 thực chất cũng là biện pháp bảo đảm đối vật, vì đối tượngcủa bảo lãnh là một hoặc nhiều tài sản được xác định cụ thể hoặc bằng việc thựchiện một công việc nhất định

Nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, BLDS 2005 đã quyđịnh bảo lãnh theo hướng là biện pháp bảo đảm đối nhân, theo đó bên bảo lãnh chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; đồng thời chuyển bảo lãnh bằng tài sản

cụ thể thành cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba, kể cả chuyển đổi quyđịnh về bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003 thành thếchấp quyền sử dụng đất của người thứ ba Do bản chất của biện pháp bảo đảm đốivật là bảo đảm bằng tài sản cụ thể và bên nhận bảo đảm chỉ có quyền đối với tài sản

đó, nên các biện pháp này là đối tượng đăng ký GDBĐ, để qua đó xác lập quyền,đặc biệt là quyền ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó Ngược lại, bên bảo đảm đốinhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và bên nhận bảo đảm cóquyền đối với toàn bộ tài sản đó, nên biện pháp bảo đảm đối nhân không thuộc diệnđăng ký GDBĐ

+ Căn cứ vào tính chất bảo đảm: Giao dịch bảo đảm đăng ký bắt buộc và tự

nguyện

Trang 14

- Giao dịch bảo đảm đăng ký bắt buộc

Trong cơ chế thị trường, BĐS và các tài sản có giá trị lớn như tàu bay, tàubiển là tư liệu sản xuất quan trọng đối với nền sản xuất của đất nước, đối với việcđảm bảo an ninh quốc phòng của một quốc gia, cho nên Nhà nước cần quản lýnhững loại tài sản này trong các quan hệ kinh tế, thương mại Mặt khác, trong thịtrường BĐS, để đảm bảo cho thị trường minh bạch, mọi cá nhân, doanh nghiệp cóthể tiếp cận nhanh với thông tin về BĐS chính xác để quyết định đầu tư, sản xuất,tránh rủi ro, do vậy các giao dịch về BĐS, trong đó có các GDBĐ, việc đăng kýGDBĐ là điều kiện có hiệu lực của giao dịch Nếu GDBĐ không đăng ký theo quiđịnh thì không có hiệu lực, cho nên không có giá trị bảo đảm

- Giao dịch bảo đảm đăng ký tự nguyện

Ngoài GDBĐ bắt buộc đăng ký, pháp luật qui định tự nguyện theo yêu cầucủa các bên Việc đăng ký nhằm mục đích công khai hoá các quyền của bên nhậnbảo đảm, trên cơ sở đó những người liên quan biết về những hạn chế quyền của chủ

sở hữu tài sản sẽ không tham gia giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm, hạn chếrủi ro xảy ra cho các bên Trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảmthì quyền lợi của bên nhận bảo đảm sẽ được pháp luật bảo hộ

1.2 KHÁI NIỆM ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của đăng ký giao dịch bảo đảm

1.2.1.1 Khái niệm

Đăng ký GDBĐ là một trong những cơ chế điều tiết việc bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ, với mục tiêu công bố công khai quyền của bên nhận bảo đảm đối với tàisản bảo đảm Qua đó, các cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin để tìm hiểu trước khixem xét, quyết định giao kết hợp đồng, cho vay vốn Với vai trò bảo vệ nhà đầu tư,tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong hoạt động tín dụng, thương mại,đăng ký GDBĐ còn làm căn cứ để xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán khi

xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được bảo đảm để thực hiện cho

Trang 15

nhiều nghĩa vụ theo thứ tự thời gian công khai hóa, nó tồn tại như một yếu tố tựnhiên trong nền kinh tế thị trường

Tại Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội trong hơn hai thập kỷ vừaqua, vấn đề xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đăng ký GDBĐ đã và đangđược thực hiện có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo lập đồng bộ các yếu tố thịtrường, thực hiện những cải cách về chính sách và thể chế nhằm phát huy tối đa mọinguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

Mặc dù đã có những phát triển đáng kể trong vài năm trở lại đây, song cho đếnthời điểm hiện nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một khái niệmchính thức về đăng ký GDBĐ

Nhìn từ giác độ pháp luật thực định, tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký GDBĐ, mới chỉ có giải

thích từ ngữ về “Đăng ký GDBĐ” (Đăng ký GDBĐ là việc cơ quan đăng ký GDBĐ ghi vào Sổ đăng ký GDBĐ hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về GDBĐ việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm) [3].

Theo Thạc sỹ Luật học Hồ Quang Huy, đăng ký GDBĐ được định nghĩa nhưsau:

“Đăng ký GDBĐ là thủ tục pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ GDBĐ đã đăng ký có giá trị pháp lý đối với người thứ ba,

kể từ thời điểm đăng ký Việc đăng ký là điều kiện để GDBĐ có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật quy định và thông tin về GDBĐ được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cung cấp là chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm” [44]

Tôi không đồng ý hoàn toàn với định nghĩa nêu trên, nếu cho rằng “GDBĐ đã đăng ký có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký” thì những

GDBĐ không đăng ký có giá trị pháp lý với người thứ ba như thế nào? cụm từ này

bó hẹp giá trị pháp lý đối với người thứ ba của GDBĐ chỉ trong việc đăng ký

Trang 16

GDBĐ mà không mở rộng ra được đối với những GDBĐ không đăng ký nhưng vẫn

có giá trị pháp lý đối với người thứ ba Định nghĩa trên còn thiếu một đặc điểmquan trọng của đăng ký GDBĐ là nhằm công khai hoá tình trạng pháp lý chính thứccủa tài sản bảo đảm

Từ những phân tích nêu trên và tham khảo pháp luật về đăng ký GDBĐ củamột số quốc gia trên thế giới, theo tôi, đăng ký GDBĐ được định nghĩa như sau:

Đăng ký GDBĐ là thủ tục pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật

về đăng ký GDBĐ nhằm công khai hoá tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm và

là một trong những cách thức làm phát sinh hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba Việc đăng ký là điều kiện để GDBĐ có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định Thông tin về GDBĐ được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cung cấp là chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm và là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

1.2.1.2 Đặc điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm

- Đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật qui định

Trình tự, thủ tục về đăng ký GDBĐ bằng động sản và BĐS là khác nhau theoquy định của pháp luật, tuy nhiên, mục tiêu chung của việc đăng ký, đó là công khaihóa quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm của con nợ Đăng kýGDBĐ không ghi nhận toàn bộ nội dung của GDBĐ mà chỉ ghi nhận những thôngtin để làm rõ ai là bên có quyền, ai là bên có nghĩa vụ và tài sản bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ là gì

Ngoài ra, đăng ký GDBĐ còn là một trong những cách thức làm phát sinh hiệulực pháp lý đối với người thứ ba

Ở phần lớn các nước có pháp luật về GDBĐ hiện đại, một quyền lợi bảo đảm

có giá trị và có thể thực thi không gắn kèm theo nó vị thế ưu tiên nào đối với cácbên thứ ba trừ phi nó được “hoàn thiện” (perfect) bằng một trong hai cách: đăng

Trang 17

ký thông báo tại cơ quan đăng ký GDBĐ, hoặc trực tiếp chiếm hữu, kiểm soáttài sản bảo đảm [41, tr 11]

Việc hoàn thiện lợi ích bảo đảm (perfection of security interest) được hiểu làviệc công bố công khai sự tồn tại của lợi ích bảo đảm cho người thứ ba đượcbiết Việc hoàn thiện lợi ích bảo đảm cũng là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiêncủa lợi ích bảo đảm so với các quyền, lợi ích khác liên quan đến tài sản bảo đảm.Trong trường hợp có hai hay nhiều lợi ích bảo đảm liên quan đến tài sản bảođảm, thì lợi ích bảo đảm nào được hoàn thiện trước sẽ được ưu tiên thực hiện[31, tr 19 ]

Như vậy, theo thông lệ quốc tế, để phát sinh hiệu lực pháp lý với người thứ ba,bên nhận bảo đảm có thể thông qua cơ chế chiếm hữu, kiểm soát trực tiếp tài sảnbảo đảm hoặc đăng ký GDBĐ Chính việc trực tiếp chiếm hữu, kiểm soát tài sảnbảo đảm đã giúp bên nhận bảo đảm công khai hóa quyền lợi bảo đảm với người thứ

ba Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định đăng ký GDBĐ làcách thức duy nhất làm phát sinh hiệu lực pháp lý của GDBĐ đối với người thứ ba.Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc đăng ký hợp đồng bảo đảmbằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng, tàu bay, tàu biển không chỉ làm phát sinh hiệu lực pháp lý của GDBĐ đối vớingười thứ ba, mà còn là điều kiện bắt buộc làm phát sinh hiệu lực của GDBĐ (xemđiểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, khoản 4 Điều 184 Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP, khoản 2 Điều 35 Bộ luật Hàng hải Việt Nam và khoản 3Điều 29 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam) Trình tự thủ tục đăng ký GDBĐđược qui định tại Nghị định 83/2010/CP- NĐ

- Đăng ký giao dịch bảo đảm là hoạt động dịch vụ công của nhà nước

Hiện nay ở các nước cơ quan đăng ký GDBĐ nói riêng, đăng ký BĐS nói chung

là hệ thống cơ quan độc lập với cơ quan quản lý nhà nước về GDBĐ hoặc BĐS.Đây là những cơ quan chuyên môn không thực hiện chức năng quản lý nhà nước,hoạt động theo nguyên tắc “lấy thu, bù chi” Thẩm quyền đăng ký GDBĐ được xácđịnh theo loại tài sản bảo đảm, theo địa giới hành chính - lãnh thổ hoặc theo địa vị

Trang 18

pháp lý của bên nhận bảo đảm (tổ chức hoặc cá nhân) Tùy thuộc vào điều kiện kinh

tế - chính trị - xã hội của đất nước, mỗi quốc gia thiết lập một mô hình cơ quan đăng

ký GDBĐ hoặc phân tán hoặc tập trung khác nhau Các nước sau có hệ thống đăng

ký BĐS tập trung và thống nhất từ trung ương xuống địa phương, như: Nhật Bản là

Sở pháp vụ, Hàn Quốc là Toà án, Pháp là Sở thuế ở Việt Nam, hoạt động đăng kýgiao dịch về BĐS do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh hoặc cấphuyện thực hiện Tuy nhiên, mục đích của đăng ký GDBĐ là công khai hóa thôngtin về tài sản bảo đảm cho nên hoạt động đăng ký GDBĐ là hoạt động mang tínhdịch vụ công, vì vậy mọi cá nhân, tổ chức có yêu cầu đều được cung cấp thông tin.Hiện nay, hệ thống cơ quan đăng ký GDBĐ của Việt Nam được tổ chức tươngứng với việc đăng ký GDBĐ đối với 4 loại tài sản chủ yếu, đó là: (i) quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền với đất, đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,(ii) tàu bay- Cơ quan đăng ký tàu bay thuộc Cục hàng không dân dụng VN, (iii) tàubiển – cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (iv) động sản khác không phải tàu bay, tàubiển- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ

- Đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện một cách bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo quy định của pháp luật

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều quy định những trường hợp bắtbuộc phải đăng ký GDBĐ hoặc đăng ký theo yêu cầu tự nguyện của một trong cácbên tham gia giao dịch (ví dụ: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc, Nga quy định đăng kýthế chấp bất động sản là nghĩa vụ bắt buộc, Đức, Mỹ, New Zealand, Canada quyđịnh đăng ký thế chấp bất động sản không phải là nghĩa vụ bắt buộc, mà do các bên

tự nguyện) [31, tr 5]

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì các trường hợp phải đăng

ký GDBĐ bao gồm: thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng rừng,quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, thế chấp tàu bay, tàu biển Đối với cácGDBĐ không thuộc các trường hợp nêu trên, thì việc đăng ký được thực hiện theoyêu cầu của tổ chức, cá nhân

Trang 19

1.2.1.3 Mục đích của đăng ký giao dịch bảo đảm

- Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai hoá các thông tin về tài sản bảo đảm, thông tin về hạn chế các quyền của bên bảo đảm

Thông tin về các GDBĐ cũng như quyền của bên nhận bảo đảm đối với tàisản của con nợ (tài sản bảo đảm) được công khai hoá cho mọi cá nhân, tổ chức cónhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp họ có các thông tin chính xác, tin cậy trước khi quyếtđịnh xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, đặc biệt quan trọng đối vớihoạt động đầu tư vốn trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, kinh doanh

Thông tin về GDBĐ đã đăng ký được cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có nhucầu tìm hiểu và đây cũng là chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bênnhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm và là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanhtoán khi xử lý tài sản bảo đảm

Quan niệm về công khai thông tin là cốt lõi của bất cứ hệ thống GDBĐ hiện đạinào trên thế giới, bởi vì giá trị của nó là ở chỗ nó giúp cho các chủ nợ đánh giá vàphòng ngừa rủi ro Nó cho biết về sự tồn tại hoặc tiềm năng hiện hữu của các quyềnđối với tài sản đang được quan tâm, mà người cần biết ở đây chính là người có ýđịnh mua hoặc nhận bảo đảm hoặc quyền khác về tài sản đối với tài sản đó Ngoài

ra, tính công khai cũng tạo cơ sở cho việc xác định thứ tự ưu tiên giữa các quyền lợibảo đảm khác nhau đối với cùng một tài sản bảo đảm

Như vậy, pháp luật về đăng ký GDBĐ của các nước đều khẳng định quyền đượctiếp cận thông tin về GDBĐ của các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tìm hiểu Các quốc gia trên thế giới (đặc biệt là những nước đang phát triển như ViệtNam) hiện nay đang hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin vềGDBĐ tập trung, thống nhất, vì đó là một trong những điều kiện thiết yếu để hệthống đăng ký GDBĐ hoạt động một cách hiệu quả nhất trong xã hội hiện đại Điềunày giúp cho các nhà đầu tư có được thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm mộtcách nhanh chóng và đầy đủ, tạo sự “lưu thông” nhanh các nguồn vốn trên thịtrường, góp phần lành mạnh hoá thị trường tài chính – tín dụng, ngăn ngừa các hành

Trang 20

vi vi phạm pháp luật cũng như các tác động tiêu cực đối với sự ổn định, phát triểncủa môi trường đầu tư

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về nguyên tắc công khai hoá thông tin vềGDBĐ tại khoản 3, Điều 4 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chínhphủ về đăng ký GDBĐ:

“Thông tin lưu giữ trong Sổ đăng ký GDBĐ, Cơ sở dữ liệu về GDBĐ và Hệ thống dữ liệu quốc gia về GDBĐ được công khai cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm hiểu”[3].

- Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

Ngoài quyền đeo đuổi tài sản bảo đảm, việc đăng ký giao dịch bảo đảm còn giúpcho bên nhận bảo đảm có được thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

so với các chủ nợ khác Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiệnnhiều nghĩa vụ, thì khi xử lý tài sản đó, thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhậnbảo đảm được xác định căn cứ theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm Điều này cónghĩa, bên nhận bảo đảm nào đăng ký giao dịch bảo đảm trước sẽ được ưu tiênthanh toán trước Như vậy, thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là một trongnhững cách thức để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận bảo đảmvới nhau, không kể giao dịch bảo đảm đó được xác lập ở thời điểm nào

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm

Để bảo vệ và phát huy được những quyền của các bên tham gia giao dịch bảođảm đối với tài sản bảo đảm thì việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụkhông được ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của bên bảođảm Như vậy là, bên bảo đảm vẫn giữ tài sản bảo đảm và tiếp tục khai thác, sử dụngtài sản nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của mình Điều này có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vì thươnggia buộc phải có hàng trong tay thì mới có thể giới thiệu, tiếp thị hàng được, nhà thầu

Trang 21

phải sử dụng thiết bị hiện có mới có thể thực hiện hợp đồng và người nông dân phải

có máy móc để gieo trồng và thu hoạch mùa màng Thông qua cơ chế đăng ký giaodịch bảo đảm, bên bảo đảm vừa đạt được mục đích dùng tài sản để bảo đảm việcthực hiện nghĩa vụ, vừa duy trì được hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.Chính nguồn lợi thu được từ việc khai thác tài sản bảo đảm sẽ giúp bên nhận bảođảm từng bước thu hồi vốn, tái đầu tư và thanh toán được nợ cho bên nhận bảođảm Do vậy, nếu phải giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm hoặc người thứ

ba giữ, thì mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của bên bảo đảm bị ngưng trệ Điềunày đi ngược lại với mục đích của giao dịch bảo đảm hiện đại, đó là vừa giúp cácgiao dịch được an toàn, bảo vệ được quyền lợi của bên nhận bảo đảm, vừa giúp bênbảo đảm khai thác được công dụng của tài sản bảo đảm, thúc đẩy kinh tế - xã hộiphát triển

- Góp phần thúc đẩy thị trường tài chính, tín dụng phát triển nhanh và bền vững

Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển trên thế giới đã chứngminh rằng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển của thị trường tài chính, tín dụng Khi giao dịch bảo đảm được đăng kýchính xác, thuận lợi với chi phí đăng ký hợp lý thì chi phí giao dịch (gồm chi phí vềthời gian, công sức, tiền của ) trong xã hội sẽ ở mức thấp, nhờ đó, tính cạnh tranhcủa nền kinh tế sẽ tăng cao Mặt khác, nếu giao dịch bảo đảm được đăng ký và côngkhai hoá, thì sẽ hạn chế được những tranh chấp phát sinh trong cuộc sống do các tổchức, cá nhân dễ dàng tiếp cận với thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảođảm trước khi ký kết, thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản đó Hệ thốngđăng ký giao dịch bảo đảm được vận hành hiệu quả sẽ khuyến khích hoạt động chovay phục vụ nhu cầu vốn trong xã hội, nhờ đó nguồn vốn trong xã hội sẽ được luânchuyển liên tục, khắc phục tình trạng khan hiếm vốn và sự mất cân đối về nhu cầuvốn giữa các thành phần kinh tế Như vậy, thị trường tài chính và tín dụng đượcphát triển nhanh và bền vững, giúp cho nền kinh tế - xã hội cũng phát triển nhanh vàbền vững theo

Trang 22

1.2.1.4 Ý nghĩa của đăng ký giao dịch bảo đảm

- Đối với quản lý Nhà nước

Thông qua hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, Nhà nước sẽ có được nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho quá trình hoạch định các chính sách mang tính vĩ

mô, đặc biệt liên quan trực tiếp đến chính sách bảo đảm an toàn tín dụng Ngoài ra,hoạt động có hiệu quả của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giảm thiểu đượcnhững tranh chấp phát sinh trong xã hội, nếu có tranh chấp phát sinh thì việc giảiquyết của các cơ quan có thẩm quyền cũng được nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn nhờ

có những thông tin tin cậy được lưu trữ trong Hệ thống dữ liệu thông tin về giaodịch bảo đảm Từ đó giúp cho Nhà nước quản lý xã hội được tốt hơn, bảo đảm cho

xã hội luôn được ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển

- Đối với người dân

Trước khi quyết định tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại có liênquan đến một tài sản nào đó, người dân có thể tìm hiểu thông tin tại cơ quan đăng

ký giao dịch bảo đảm để biết được những giao dịch liên quan đến tài sản đó đã tồntại từ trước, vì những thông tin về giao dịch bảo đảm được lưu giữ, công bố rộngrãi Nhờ đó, rủi ro pháp lý trong giao dịch sẽ giảm thiểu, nhất là trong trường hợptài sản bảo đảm vẫn do bên bảo đảm chiếm giữ, khai thác

- Đối với thị trường bất động sản

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng BĐS sẽ giúp công khai hoá các giaodịch đối với BĐS, từ đó người muốn xác lập giao dịch liên quan đến một BĐS nào

đó có thể tìm hiểu về tình trạng pháp lý của BĐS đó qua cơ quan đăng ký giao dịchbảo đảm Như vậy, đăng ký giao dịch bảo đảm là một cơ chế hữu hiệu góp phần làmcho thị trường BĐS được công khai, minh bạch, bảo đảm cho người mua BĐS tránhđược việc mua phải những BĐS đang được thế chấp để vay vốn, từ đó, thúc đẩy thịtrường BĐS phát triển nhanh, an toàn và bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển

Trang 23

1.2.2 Nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm

- Nguyên tắc đăng ký thông báo

Theo nguyên tắc đăng ký này, thì việc đăng ký được thực hiện trên cơ sởĐơn yêu cầu đăng ký, không kèm theo giấy tờ chứng minh quyền lợi bảo đảm vàchứng minh cho các nội dung được kê khai trong đơn Nhiệm vụ của Cơ quan đăng

ký là đăng ký đúng, đủ các nội dung được kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký Tiêubiểu cho nguyên tắc này là mô hình đăng ký thông báo của Mỹ và Canada Hệthống đăng ký thông báo có lợi thế cơ bản đó là: đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ đăngký; việc thiết lập đăng ký nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho các bên tham gia giaodịch; bộ máy cơ quan đăng ký cũng như hệ thống lưu trữ thông tin, tài liệu đăng kýgọn nhẹ Đối với Việt Nam đăng ký GDBĐ tự nguyện theo nguyên tắc thông báo

- Nguyên tắc đăng ký xác minh (hay còn gọi là đăng ký kèm theo giấy tờ

chứng minh quyền lợi bảo đảm)

Với nguyên tắc đăng ký xác minh, thì việc đăng ký được thực hiện trên cơ

sở Đơn yêu cầu đăng ký và tùy từng trường hợp cụ thể còn kèm theo một số loạigiấy tờ như: giấy tờ sở hữu, hồ sơ kỹ thuật, hợp đồng cầm cố, thế chấp Quy trìnhđăng ký theo nguyên tắc này đòi hỏi sự kiểm tra của cán bộ đăng ký đối với các hồ

sơ đăng ký Lợi thế khi áp dụng nguyên tắc đăng ký xác minh là các thông tin cótính xác thực cao, đáng tin cậy Tuy nhiên, hạn chế của nó đã được nhiều công trìnhnghiên cứu chỉ rõ: tốn kém thời gian, chi phí liên quan đến việc đăng ký, bộ máy cơquan đăng ký cồng kềnh

Việc áp dụng nguyên tắc đăng ký nào thường mang tính lịch sử và phụ thuộcvào chính sách lập pháp của mỗi quốc gia Tuy nhiên, có một điểm chung là nhiềunước áp dụng nguyên tắc đăng ký xác minh đối với đăng ký các GDBĐ bằng BĐS

và chỉ trong một số trường hợp đối với động sản như tàu bay, tàu biển…Nguyên tắcđăng ký thông báo thường được áp dụng đối với việc đăng ký các GDBĐ bằng độngsản

Trang 24

Hiện nay, việc thiết lập mô hình đăng ký thông báo đối với động sản là một

xu hướng có tính phổ biến, do các lợi thế mà hệ thống này đem lại, đặc biệt là trongviệc thúc đẩy các hoạt động kinh tế, bảo đảm giảm nhẹ chi phí quản lý, xây dựng hệthống cơ quan đăng ký cũng như các chi phí liên quan đến việc đăng ký cho các bênliên quan Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia GDBĐ

Ở Việt Nam, đăng ký GDBĐ bằng quyền sử đụng đất, rừng cây, công trìnhxây dựng, tàu bay, tàu biển đăng ký theo nguyên tắc xác minh

1.2.3 Nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm

Nội dung đăng ký GDBĐ là các thông tin được ghi nhận nhằm công khai hóacho công chúng Việc những thông tin nào cần được ghi nhận phải căn cứ vào mụcđích, ý nghĩa của hoạt động đăng ký GDBĐ Yêu cầu về thông tin khi đăng ký cóthể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký GDBĐ Bên cạnh đó,việc yêu cầu quá nhiều thông tin đăng ký còn có thể xâm phạm tới quyền tự do kinhdoanh, ảnh hướng tới bí mật thông tin của doanh nghiệp Do đó, chỉ những thông tinnào thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu của hệ thống đăng ký thì mới buộc các bênphải kê khai

Hệ thống đăng ký GDBĐ có thông báo cho các chủ nợ tiềm tàng về tìnhtrạng tài sản được dùng để bảo đảm của bên nợ, chủ yếu là các vật quyền đối với tàisản bảo đảm Tuỳ thuộc vào nguyên tắc đăng ký, thông báo đó có ý nghĩa cảnh báohoặc có ý nghĩa xác thực Do vậy, các thông tin cần thiết, đủ để thông báo cho cácchủ nợ biết được tài sản đang được dùng để bảo đảm là đủ

Để bảo đảm mục tiêu thông báo về các vật quyền đối với tài sản, nhữngthông tin cần phải đăng ký bao gồm: thông tin về bên bảo đảm, thông tin về bênnhận bảo đảm hoặc người có vật quyền đối với tài sản, mô tả tài sản Như vậy, cácthông tin về trái quyền cơ bản không nên và cũng không cần thiết phải được đưavào hệ thống đăng ký

Trang 25

1.3 GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giớicho thấy việc đăng ký GDBĐ có thể làm phát sinh một trong hai loại hiệu lực sauđây của GDBĐ

- Thứ nhất, đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực

Tại các quốc gia theo hệ thống civil law, hình thức của GDBĐ đối với độngsản phổ biến là cầm cố (chuyển giao tài sản) Do đó, không đặt ra vấn đề đăng kýGDBĐ đối với động sản, bởi bản thân việc chuyển giao đã xác lập hiệu lực đốikháng với bên thứ ba Việc đăng ký GDBĐ chỉ đặt ra đối với việc thế chấp BĐS

Hiệu lực của việc đăng ký GDBĐ bằng BĐS tại các quốc gia thuộc hệ thốngnày không giống nhau Theo pháp luật của Pháp và Nhật Bản thì việc đăng ký làmphát sinh hiệu lực đối với bên thứ ba, còn theo pháp luật của Đức thì việc đăng ký làđiều kiện xác lập quyền Về nghĩa vụ đăng ký thì pháp luật của Pháp quy định bắtbuộc phải đăng ký còn pháp luật của Đức và Nhật Bản lại quy định không bắt buộcphải đăng ký

- Thứ hai, đăng ký là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba

Đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến BĐS, phươngthức để GDBĐ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba là thực hiện đăng ký GDBĐ

tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền Điều 2134 BLDS Pháp quy định: “Giữa những người có quyền, việc thế chấp, dù là thế chấp theo luật định, theo bản án hay theo thỏa thuận chỉ được xếp thứ tự căn cứ vào ngày tháng người có quyền tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký GDBĐ theo thể thức do pháp luật quy định Nếu nhiều đăng ký thế chấp được thực hiện cùng một ngày đối với một BĐS, thì căn cứ vào ngày tháng của chứng thư đăng ký, đăng ký thế chấp nào sớm hơn sẽ được xếp ở hàng trước dù thứ tự trong sổ đăng ký quy định tại Điều 2200 như thế nào”

Tại các quốc gia như Mỹ, New Zealand, Canada …, bên cạnh việc đăng kýthế chấp BĐS còn tồn tại việc đăng ký GDBĐ bằng động sản Việc đăng ký GDBĐ

Trang 26

bằng động sản theo pháp luật của các quốc gia nêu trên chỉ làm phát sinh hiệu lựcđối kháng với bên thứ ba.

Việc xây dựng hệ thống đăng ký GDBĐ bằng động sản xuất phát từ việc chophép áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng động sản mà không chuyển giao tài sảnbảo đảm (thế chấp bằng động sản) Do tính chất phong phú, đa dạng và dễ biếnđộng (cả về không gian và quyền năng pháp lý) của động sản, nên việc đăng kýquyền sở hữu của động sản trong đa số trường hợp là không khả thi Từ đó dẫn đếnviệc nhận thế chấp đối với động sản có nhiều rủi ro cho các chủ nợ, bởi nếu chỉ dựatrên nguyên tắc suy đoán thì không thể chắc chắn con nợ có quyền sở hữu đối vớiđộng sản đó hay không Bên cạnh đó, sau khi đem tài sản đi bảo đảm, con nợ lại cóthể dùng chính tài sản đó đi cầm cố, thế chấp ở nơi khác hoặc bán đi Và việc tranhchấp về quyền đối với động sản đó nằm ngoài mong muốn của chủ nợ có bảo đảm

và các chủ nợ trong tương lai cũng như người mua tài sản bảo đảm hoặc chủ sở hữuđích thực của tài sản Đó là nguyên nhân tại sao, cùng với việc cho phép áp dụngcác biện pháp bảo đảm không chuyển giao tài sản là động sản thì việc xây dựng hệthống đăng ký GDBĐ bằng động sản lại trở thành yêu cầu không thể thiếu

Tại Việt Nam, việc đăng ký GDBĐ bằng động sản làm phát sinh hiệu lực đốikháng với người thứ ba của GDBĐ

Đối với GDBĐ bằng BĐS, việc đăng ký GDBĐ làm phát sinh hai loại hiệulực sau đây của GDBĐ:

- Là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp tài sản bảo đảm làquyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng [9]

- Là điều kiện làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của giaodịch trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất Trường hợpGDBĐ đã đăng ký thì các giao dịch định đoạt tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thựchiện đều vô hiệu hoặc nếu tài sản bảo đảm bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có quyền

ưu tiên thanh toán trước

Trang 27

1.4 THỨ TỰ ƯU TIÊN THANH TOÁN KHI XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các quyền liên quan đến cùngmột tài sản là một vấn đề quan trọng, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh

tế phát triển, bảo đảm sự ổn định các quan hệ và sự công bằng giữa các chủ thể cóliên quan Tuy nhiên, nội dung và phương pháp xác định thứ tự ưu tiên nêu trênthường phụ thuộc vào chính sách lập pháp của mỗi quốc gia Mặc dù vậy, quanghiên cứu cho thấy các nước đều thiết lập thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tàisản bảo đảm căn cứ vào: Thời điểm đăng ký GDBĐ hoặc thời điểm chuyển giao tàisản cho bên nhận bảo đảm giữ

Thông qua việc xác định thời điểm nêu trên, thứ tự ưu tiên thanh toán đượcxác lập, cụ thể: trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiềunghĩa vụ, khi bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, bên nhận bảo đảm nào có thứ tựthứ nhất, thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước từ số tiền thu được; số dư còn lại mớiđược dùng để thanh toán lần lượt cho các chủ nợ có thứ tự ưu tiên tiếp theo

Vấn đề quan trọng đặt ra, đó là khi có sự xung đột về thứ tự ưu tiên thanhtoán đối với một tài sản bảo đảm, thì xác định thứ tự ưu tiên thanh toán như thế nào,theo thời điểm đăng ký hoặc theo thời điểm chuyển giao tài sản bảo đảm cho bênnhận bảo đảm giữ hoặc theo quy định của pháp luật về quyền ưu tiên, ví dụ: quyềncầm giữ hàng hải theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam được ưu tiên sovới các quyền phát sinh từ cầm cố, thế chấp tàu biển Muốn làm rõ vấn đề này, cầnphải phân biệt một số trường hợp cụ thể sau đây:

(1) Các quyền lợi bảo đảm được xác lập theo quy định pháp luật thường cóthứ tự ưu tiên cao hơn so với các quyền lợi bảo đảm được xác lập theo thoả thuận(pháp luật dân sự Nhật bản) Ví dụ: quyền thu thuế do phát mại tài sản bảo đảm cóthứ tự ưu tiên cao hơn so với quyền yêu cầu thanh toán nợ của bên nhận cầm cố, thếchấp trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Trang 28

(2) Trong trường hợp đăng ký là phương thức để công khai hoá quyền lợi, thìthứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự đăng ký (đăng ký thế chấp BĐS của NhậtBản, Pháp …) Trong trường hợp việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhậnbảo đảm giữ là phương thức để công khai hoá quyền lợi, thì người đang chiếm giữtài sản sẽ được ưu tiên (ví dụ: trường hợp cầm cố động sản, như: tài sản bảo đảm làvàng, kim khí quý ).

(3) Trường hợp có thể áp dụng đồng thời các phương thức công khai hoákhác nhau, thì người đầu tiên đăng ký, hoặc “hoàn thiện quyền lợi bảo đảm” (cònđược gọi là “hoàn thiện lợi ích bảo đảm”) sẽ được ưu tiên thanh toán so với nhữngngười cùng có quyền đối với tài sản bảo đảm này (UCC-Bộ luật Thương mại thốngnhất của Hoa Kỳ- Điều 9, quy định về GDBĐ đối với động sản)

(4) Trong trường hợp có nhiều bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản, màkhông thực hiện việc công khai hoá, thì quyền lợi bảo đảm của chủ nợ nào được xáclập trước đối với tài sản cụ thể căn cứ vào thời điểm giao kết GDBĐ có quyền ưutiên thanh toán trước

Như vậy, để hiểu rõ hơn về xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, chúng ta có thể phân chia thành những trường hợp ưu tiên thanh toán cụ thể như sau:

1.4.1 Thứ tự ưu tiên giữa các giao dịch bảo đảm có đăng ký hay được hoàn thiện lợi ích bảo đảm

Trong pháp luật về đăng ký GDBĐ ở hầu hết các nước trên thế giới đều xácđịnh thứ tự ưu tiên đối với lợi ích bảo đảm theo các quy tắc ưu tiên rõ ràng, toàndiện và một cơ chế công bố thông tin hiệu quả Các quy tắc ưu tiên và cơ chế công

bố thông tin này sẽ đảm bảo công bố lợi ích bảo đảm ra công chúng cũng như thiếtlập được thứ tự ưu tiên đối với tài sản bảo đảm

Khái niệm “lợi ích bảo đảm” được coi là có nguồn gốc từ Điều 9UCC Tuy nhiên, Điều 9 UCC lại không có giải thích nào về khái niệm “lợiích bảo đảm” Song trên cơ sở các quy định tại văn bản nêu trên, NewZealand và một số bang của Canada, với tư cách là các quốc gia đi sau và

Trang 29

tiếp nhận khái niệm này vào hệ thống pháp luật của mình, đã cụ thể hóa kháiniệm “lợi ích bảo đảm” trong Luật về bảo đảm Điều 2(ar) Luật về bảo đảmcủa bang Nova Scotia – Canada quy định như sau:

“Lợi ích bảo đảm được hiểu là:

(i) lợi ích gắn với động sản nhằm bảo đảm cho một khoản nợ hoặc cho việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng không bao gồm lợi ích của người bán hàng trong việc chuyển hàng đến cho người mua hàng theo vận đơn hoặc các văn bản tương tự của người bán, hoặc của người đại diện của người bán, trừ trường hợp các bên có những bằng chứng chứng minh rằng đã có ý định xác lập hoặc cung cấp một lợi ích bảo đảm trên/gắn với hàng hóa đó; và

(ii) lợi ích của:

(a) người giao tài sản cho bên nhận tài sản theo hợp đồng gửi bán thương mại.

(b) bên cho thuê theo hợp đồng cho thuê có thời hạn trên một năm (c) bên được chuyển giao theo tài khoản chuyển giao hoặc theo chứng thư bảo đảm (chattel paper).

(d) người mua theo việc mua bán không chuyển giao tài sản và không bảo đảm cho khoản nợ hoặc cho việc thực hiện nghĩa vụ”[32, tr 10].

Tóm lại, với cách tiếp cận coi lợi ích bảo đảm là “yếu tố cốt lõi” của mọi

GDBĐ, pháp luật của Hoa Kỳ, New Zealand và một số bang của Canada khôngđiều chỉnh chi tiết, riêng biệt đối với các biện pháp bảo đảm cụ thể như cầm cố, thếchấp bằng động sản v.v… mà điều chỉnh về lợi ích bảo đảm và các vấn đề liên quanđến việc thực hiện lợi ích bảo đảm Do đó, tất cả các giao dịch làm phát sinh lợi íchbảo đảm, không phụ thuộc vào tên gọi của giao dịch, đều thuộc phạm vi áp dụngcủa pháp luật về GDBĐ của các quốc gia này Chính vì vậy, bên cạnh các biện phápbảo đảm truyền thống như cầm cố, thế chấp, pháp luật về GDBĐ của các quốc gia

Trang 30

này còn được áp dụng với các giao dịch khác có “tính chất bảo đảm” cho việc thựchiện nghĩa vụ như thuê mua tài chính, gửi bán thương mại, chuyển nhượng nợ, chothuê tài sản dài hạn.v.v… Các giao dịch làm phát sinh lợi ích bảo đảm nhằm bảođảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đều được gọi chung là GDBĐ

Quy tắc ưu tiên xác lập thứ tự đòi nợ từ tài sản bảo đảm khi cùngmột lúc có nhiều bên đòi quyền được bảo đảm từ cùng một tài sản bảo đảmtrong trường hợp người vay không trả được nợ và phải bán tài sản bảo đảm

để trả nợ Các quy tắc ưu tiên này cần:

- Rõ ràng và chính xác để người cho vay, nhà cung cấp và các bên cógiao dịch với người vay có thể biết được chính xác những rủi ro pháp lý từviệc cấp tín dụng bảo đảm;

- Cần có phạm vi toàn diện; và

- Có khả năng giải quyết mâu thuẫn không chỉ giữa các lợi ích bảođảm với nhau mà còn giữa lợi ích bảo đảm và các quyền đòi tài sản khác màluật pháp cho phép ưu tiên [41, tr.55]

Như vậy là các quy tắc ưu tiên này cần phải đáp ứng được cả mục đích thươngmại lẫn mục đích xã hội, phục vụ cho cả mục tiêu phát triển kinh tế lẫn mục tiêuquản lý xã hội của Nhà nước

Nội dung của quy tắc ưu tiên cơ bản: “ai giao dịch trước sẽ được quyền ưu tiên trước’’ [41, tr 55] Theo nguyên tắc này, người đầu tiên đăng ký hoặc làm các

động tác hoàn thiện lợi ích bảo đảm sẽ có quyền ưu tiên Người cho vay đầu tiênđăng ký quyền lợi được bảo đảm hoặc hoàn thiện lợi ích bảo đảm (chẳng hạn nhưnắm giữ hoặc kiểm soát tài sản) sẽ được ưu tiên trước những người đến sau

Ngoài ra còn có những quy tắc ưu tiên ngoại lệ so với quy tắc ưu tiên cơ bản nêu trên như sau:

- Quy tắc ưu tiên đối với lợi ích bảo đảm từ tiền mua hàng Luật GDBĐ

hiện đại dùng quy tắc “ưu tiên đặc biệt” này để khuyến khích tín dụng bánhàng, đặc biệt là tín dụng cho mua thiết bị, hàng tồn kho, vật nuôi và hàng

Trang 31

tiêu dùng Người cho vay có quyền ưu tiên đặc biệt, có thể được ưu tiêntrước ngay cả khi những người cho vay bảo đảm khác đã đăng ký GDBĐtrước Quy tắc ưu tiên đặc biệt được áp dụng đối với bên cho vay tiền cụ thể

để mua chính tài sản được đảm bảo đó (với điều kiện là người đi vay đã thựcdùng số tiền đó để mua chính tài sản đó) Nếu không có quyền ưu tiên đặcbiệt đó thì bên cho vay sẽ không muốn cung cấp tín dụng để mua chính tàisản bảo đảm đó một khi tài sản đó đã được dùng và đăng ký trong mộtGDBĐ chung hoặc GDBĐ đối với tài sản phát sinh trong tương lai hoặc tàisản mà người mua đã bị bó buộc bởi một lợi ích bảo đảm khác đã được đăngký

- Quyền ưu tiên đối với người mua tài sản bảo đảm Khi tài sản bảo đảm

được một bên thứ ba mua, một nguyên tắc chung là lợi ích bảo đảm cũ củatài sản bảo đảm đó vẫn có hiệu lực Nguyên tắc chung là người mua đó cầnphải tra cứu dữ liệu tại cơ quan đăng ký xem tài sản đó có được dùng làmbảo đảm trước đó hay không Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ như sau:

+ Quyền ưu tiên đối với giao dịch kinh doanh thường ngày: Trong trường

hợp người mua hoặc người đi thuê tài sản hữu hình từ người bán hoặc ngườicho thuê với tư cách như một giao dịch kinh doanh hàng ngày của người bánhoặc cho thuê thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi lợi ích bảo đảm trước đó đối vớitài sản đó Trong trường hợp này, người cho vay bảo đảm mất lợi ích bảođảm từ tài sản thế chấp ban đầu nhưng sẽ tự động có được lợi ích bảo đảm từkhoản thu mà người vay nhận được từ việc bán tài sản đó

+ Quyền ưu tiên đối với người mua hàng hóa tiêu dùng giá trị thấp:

Người mua hàng hoá tiêu dùng giá trị thấp không phải chịu chi phí và nhữngbất tiện do phải tra cứu xem hàng hoá đó có được dùng để bảo đảm trước đóhay không Họ được ưu tiên nếu lúc mua sản phẩm họ không được biết là tàisản đó đã được đăng ký GDBĐ

+ Quyền ưu tiên đối với thế chấp thoả thuận: Đối với tài sản thế chấp

thoả thuận (ví dụ tiền, các công cụ thỏa thuận hoặc chứng khoán), người cho

Trang 32

vay được bảo đảm có thể chọn hoặc tự giữ tài sản thế chấp hoặc đăng ký lợiích bảo đảm của mình Lựa chọn thế nào sẽ ảnh hưởng đến quyền ưu tiên đốivới lợi ích Nếu chọn đăng ký lợi ích bảo đảm và tài sản thế chấp thoả thuậnvẫn do bên vay giữ, trong trường hợp tài sản này được bán cho bên thứ ba(người được chuyển nhượng) (ví dụ, người nắm giữ hối phiếu cuối cùng) cóthể người cho vay sẽ bị mất lợi ích bảo đảm Nếu bên cho vay quyết định tựgiữ tài sản bảo đảm đó, lợi ích của họ sẽ được bảo đảm chắc chắn hơn ngay

cả khi người vay dùng tài sản đó để bảo đảm cho các khoản vay khác [41,tr.55, 56]

1.4.2 Thứ tự ưu tiên giữa các giao dịch bảo đảm được hoàn thiện lợi ích bảo đảm và các giao dịch bảo đảm chưa được hoàn thiện lợi ích bảo đảm

Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia theo hệ thốngCommon Law quy định về thứ tự ưu tiên (priority order) của các lợi ích bảo đảmkhá phức tạp, theo đó, thứ tự ưu tiên của một lợi ích bảo đảm được hiểu là thứ tự ưutiên thực hiện quyền đó đối với tài sản bảo đảm so với các quyền, lợi ích khác liênquan đến tài sản đó trong trường hợp con nợ vi phạm cam kết về thực hiện nghĩa vụtrong hợp đồng hoặc thỏa thuận bảo đảm Nguyên tắc cơ bản nhằm xác định thứ tự

ưu tiên giữa các lợi ích bảo đảm cùng liên quan đến một tài sản, cụ thể là:

- Đối với cùng một tài sản bảo đảm, lợi ích bảo đảm đã hoàn thiện luôn cóthứ tự ưu tiên cao hơn lợi ích bảo đảm chưa hoàn thiện

- Giữa hai lợi ích bảo đảm đã hoàn thiện, thứ tự ưu tiên được xác định theothứ tự hoàn thiện lợi ích bảo đảm (thứ tự đăng ký, chiếm hữu hoặc hoàn thiện tạmthời)

- Giữa các lợi ích bảo đảm chưa hoàn thiện, thứ tự ưu tiên được xác địnhtheo thứ tự lợi ích bảo đảm phát sinh trên thực tế gắn với tài sản bảo đảm(attachment)

Nguyên tắc này cũng được áp dụng để xác định thứ tự ưu tiên giữa các lơiích bảo đảm liên quan đến bất động sản Mục 301 Đạo luật thống nhất về lợi ích bảo

Trang 33

đảm liên quan đến đất đai của Hoa Kỳ cũng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toángiữa các lợi ích bảo đảm theo nguyên tắc này, cụ thể là:

“Nếu hai lợi ích bảo đảm cùng chưa được hoàn thiện thì lợi ích bảo đảm nào “gắn liền” với bất động sản là tài sản bảo đảm trước sẽ có thứ tự ưu tiên cao hơn.

Thứ tự ưu tiên giữa hai lợi ích bảo đảm đã được hoàn thiện sẽ được pháp luật về hoàn thiện và thứ tự ưu tiên điều chỉnh”[32, tr 25].

Tuy nhiên, trong pháp luật về GDBĐ của các quốc gia theo hệ thống CivilLaw, thì vấn đề thứ tự ưu tiên trong GDBĐ chỉ được đặt ra đối với bất động sản.Bởi đối với động sản thì chủ nợ có bảo đảm thực hiện quyền chiếm giữ tài sản đóluôn được ưu tiên thanh toán

Giữa các quyền ưu tiên liên quan đến cùng một BĐS được xác định theo mộttiêu chí duy nhất là thứ tự đăng ký tại cơ quan đăng ký GDBĐ Điều 2074 BLDS

Pháp quy định: "Quyền ưu đãi này chỉ có hiệu lực đối với người thứ ba khi có một công chứng thư hoặc tư chứng thư đăng ký hợp lệ, ghi rõ số tiền cũng như chủng loại và bản chất của tài sản cầm cố hoặc một bản kê chất lượng, số lượng và kích thước của tài sản đó" Điều 2134 của Bộ luật này cũng quy định: "Giữa những người

có quyền, quyền thế chấp dù là thế chấp theo luật định, thế chấp theo quyết định của Tòa án hay thế chấp theo thoả thuận, chỉ được xếp thứ hạng kể từ ngày người

có quyền đăng ký tại cơ quan đăng ký quản thủ theo đúng thể thức do pháp luật quy định"

Luật dân sự của Pháp dựa trên các chứng cứ có tính pháp lý cao như côngchứng, đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích của cá nhân hay tổchức Qui định này đảm bảo an toàn pháp lý đối với các giao dịch và đối với quyềnlợi của chủ thể thực hiện đúng các qui định của pháp luật

1.4.3 Thứ tự ưu tiên giữa chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ khác

Đây chính là việc quy định quyền ưu tiên giữa các quyền theo thoả thuận và các

quyền (quyền thu nợ) không dựa trên thỏa thuận khi xử lý tài sản bảo đảm Trong

Trang 34

nhiều hệ thống pháp luật, Nhà nước trao quyền ưu tiên đặc biệt cho một số đơn vị(ví dụ: cơ quan thuế, người lao động, người được thu nợ theo phán quyết của toà án

và người quản lý phá sản) Những đơn vị này có quyền ưu tiên cao nhất mà khôngcần bên nhận bảo đảm hay bên có nghĩa vụ đồng ý Đây là quyền thu nợ được coi làlợi ích bảo đảm do thủ tục pháp lý quy định và đôi khi có quyền ưu tiên đặc biệttrước các quyền được bảo đảm theo thoả thuận

Việc phát sinh quyền thu nợ không dựa trên thoả thuận được ưu tiên đặc biệt đãtạo ra một số rủi ro và bất ổn cho những người đang và sẽ cho vay bảo đảm vìkhông thể biết trước được tất cả các quyền thu nợ Nếu quyền thu nợ không dựa trênthoả thuận không được công bố rộng rãi thì những người cho vay bảo đảm sẽ khó

có thể xác định được các rủi ro của mình khi cấp tín dụng bảo đảm

Một Hệ thống GDBĐ hiện đại sẽ hỗ trợ được tối đa thị trường tín dụng vàhoạt động kinh doanh nếu (1) quyền thu nợ được công khai hoàn toàn và (2)quyền thu nợ cho một số đơn vị đặc biệt không được ưu tiên hơn quyền củangười cho vay bảo đảm Theo nguyên tắc này, tất cả các quyền thu nợ khôngdựa trên thoả thuận cần phải được đăng ký tại các cơ quan đăng ký GDBĐ Ví

dụ, ở Mỹ, quyền thu thuế phải được đăng ký trong danh mục đăng ký cácGDBĐ để tạo quyền ưu tiên đối với tài sản bảo đảm Chỉ những quyền thu thuế

đã được đăng ký trước mới được ưu tiên trước các lợi ích bảo đảm theo thoảthuận Mặc dù luật pháp không yêu cầu những chủ nợ theo phán quyết của toà

án hoặc những người quản lý phá sản đăng ký quyền của họ tại các cơ quanđăng ký GDBĐ, các quyền này vẫn phải được công bố dưới những hình thứcphù hợp để có thể được ưu tiên trước các GDBĐ đăng ký sau đó [41, tr 56, 57]

Như vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên các lợi ích bảo đảm là cơ sở và tiền đề cho

việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm Những lợi ích nàođược ưu tiên sẽ được thanh toán trước so với những lợi ích khác Tuy nhiên, cũng

có những ngoại lệ trong việc xác định quyền ưu tiên của các lợi ích bảo đảm nhằmbảo đảm cho các giao dịch dân sự, thương mại được ổn định Ngoài ra, ở mỗi quốcgia, Nhà nước cũng trao quyền ưu tiên đặc biệt cho một số cơ quan thực hiện quyền

Trang 35

thu nợ theo sự quy định cụ thể của pháp luật Dù có ngoại lệ như thế nào đi chăngnữa thì việc công khai hoá thứ tự ưu tiên các lợi ích bảo đảm vẫn là một nguyên tắctối thượng bảo đảm môi trường kinh doanh công khai, minh bạch và lành mạnh.Ngoài ra, qua việc phân tích thứ tự ưu tiên đối với lợi ích bảo đảm ở trên chochúng ta thấy việc đăng ký GDBĐ là một trong những cơ sở để các bên cùng nhậnbảo đảm bằng một tài sản xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo thời điểm đăng kýkhi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ GDBĐ nào được đăng ký trước hay đượchoàn thiện trước thì bên nhận bảo đảm trong giao dịch đó được ưu tiên thanh toántrước so với các bên nhận bảo đảm khác Tuy nhiên, việc kiểm soát, nắm giữ tài sảnbảo đảm luôn có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trang 36

2.1.1.Thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký GDBĐđược xác định căn cứ theo loại tài sản bảo đảm là bất động sản (quyền sử dụng đất

và tài sản gắn liền với đất), tàu bay, tàu biển hay các động sản khác (trừ tàu bay, tàubiển), cụ thể như sau:

(i) Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục Hàng hải hoặc Cảng vụ hànghải) thực hiện đăng ký GDBĐ bằng tàu biển Tùy theo quyết định của Cục trưởngCục Hàng hải Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có thể là Chi cục Hànghải hoặc Cảng vụ hàng hải Đồng thời, việc phân định thẩm quyền đăng ký thế chấpgiữa các Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực: Tàu biển Việt Nam được đăng ký(quốc tịch và sở hữu) tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nào thì khi thế chấpđược đăng ký thế chấp tại chính cơ quan đó

(ii) Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký GDBĐ bằng tàu bay;(iii) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh, thành phố thực thuộc trung ương thực hiện đăng ký thế chấp đối vớiquyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng, tài sản gắn liềnvới đất là nhà ở, công trình xây dựng nếu bên thế chấp là tổ chức kinh tế, tổ chức

Trang 37

nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện

dự án đầu tư tại Việt Nam;

(iv) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môitrường cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đối với những nơikhông thành lập hoặc chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thựchiện đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sởhữu rừng trồng, tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng nếu bên thếchấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cóquyền sử dụng đất tại Việt Nam;

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số quy địnhcủa Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì thẩm quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất mà bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân được Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện uỷ quyền cho cán bộ địa chính xã thực hiện

(v) Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐthuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký GDBĐ đối với các tài sản bảo đảm còn lại (bấtđộng sản không phải là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng, rừng sảnxuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm và động sản không phải là tàu bay, tàu biển)

2.1.2 Các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu bay

Theo quy định của Luật Hàng không dân dụng VN 2006 thì "thế chấp, cầm

cố tàu bay" là một trong các quyền đối với tàu bay (điểm c khoản 1 Điều 28) và cácquyền đối với tàu bay (bao gồm cả quyền thế chấp, cầm cố) bắt buộc phải đăng ký(Điều 29)

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày20/4/2007 về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng.Theo đó, khi xác lập GDBĐ đối với tàu bay (bao gồm tàu bay có đăng ký hoặc đăng

Trang 38

ký tạm thời quốc tịch VN; tàu bay mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang được tổchức, cá nhân VN thuê hoặc tiến hành khai thác; tàu bay là tài sản hình thành trongtương lai sẽ thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân VN) thì giao dịch đó phảiđược đăng ký tại Cục Hàng không VN Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định

số 70/2007/NĐ-CP thì "GDBĐ bằng tàu bay là việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tàu bay" Như vậy, đăng ký GDBĐ bằng tàu bay bao gồm đăng ký cầm cố, thế chấp

và bảo lãnh bằng tàu bay Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số

83/2010/NĐ-CP thì đăng ký GDBĐ bằng tàu bay chỉ bao gồm việc đăng ký cầm cố, thế chấp tàubay và đối tượng đăng ký GDBĐ bằng tàu bay bao gồm: đăng ký lần đầu, đăng kýthay đổi nội dung đã đăng ký; xoá đăng ký và việc đăng ký văn bản thông báo về việc

xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay Trường hợp thay thế tàu bay là tài sản bảo đảm,các bên phải thực hiện xóa đăng ký và làm thủ tục đăng ký lại như đăng ký lần đầu

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu biển

Theo quy định của Bộ luật Hàng hải 2005 và Nghị định số 29/2009/NĐ-CP

ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển thì "Tàu biển Việt Nam được đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký tàu biển khu vực mà tàu biển đó đăng ký"

Như vậy, đăng ký GDBĐ bằng tàu biển là đăng ký thế chấp tàu biển Ngoài

ra, theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì việc đăng ký GDBĐ bằng tàubiển bao gồm: đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký; xoá đăng ký vàđăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT vàThông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT; Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTP-BTNMT và Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì các trường hợp thế chấpquyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được đăng ký bao gồm:

Trang 39

- Thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba

mà trong Luật Đất đai gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi chung là thếchấp quyền sử dụng đất);

- Thế chấp nhà ở, công trình kiến trúc khác, rừng sản xuất là rừng trồng,vườn cây lâu năm; thế chấp nhà ở, công trình kiến trúc khác, rừng sản xuất là rừngtrồng, vườn cây lâu năm của người thứ ba (gọi chung là thế chấp tài sản gắn liền vớiđất);

- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất;thế chấp tài sản hình thành trong tương lai của người thứ ba (gọi chung là thế chấptài sản hình thành trong tương lai);

- Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai;

- Thay đổi, xoá đăng ký thế chấp;

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng

ký thế chấp

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng các tài sản khác

Theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì các trường hợp đăng

ký GDBĐ bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) bao gồm:

- Việc thế chấp tài sản, bao gồm cả thế chấp tài sản hình thành trong tươnglai, việc cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ (sau đây gọi chung là GDBĐ);

- Thay đổi, xoá đăng ký GDBĐ;

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đối với GDBĐ đã đượcđăng ký

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 6/12/2010 vàThông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/2/2011 của Bộ Tư pháp, thì tài sản bảo đảmthuộc thuộc thẩm quyền đăng ký của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản là

Trang 40

các tài sản sau đây, trừ tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình kiếntrúc khác, cây rừng, cây lâu năm:

- Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; cácphương tiện giao thông đường sắt;

- Tàu cá; các phương tiện giao thông đường thủy nội địa;

- Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,hàng tiêu dùng, các hàng hoá khác, kim khí quý, đá quý;

- Tiền Việt Nam, ngoại tệ;

- Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉquỹ, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá đượcthành tiền và được phép giao dịch;

- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ, các quyền tài sản khác thuộc sở hữucủa bên bảo đảm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác (trừ quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở);

- Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp;

- Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, chi phí san lấp, giải toả, giảiphóng mặt bằng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định củapháp luật;

- Lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặccác lợi ích khác thu được từ tài sản bảo đảm;

- Các động sản khác theo quy định tại khoản 2 Điều 174 của BLDS;

- Các tài sản gắn liền với đất không thuộc thẩm quyền đăng ký của Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như : tàisản gắn liền với đất được xây dựng trên nhiều thửa đất (tài sản liên tuyến); nhà ở,

Ngày đăng: 10/08/2014, 09:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký GDBĐ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký GDBĐ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
4. Chính phủ(2003), Chỉ thị số 21/2003/CT-Ttg ngày 02/10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đăng ký GDBĐ đã đề cập đến nội dung này nhưng chậm được triển khai trên thực tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 21/2003/CT-Ttg ngày 02/10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đăng ký GDBĐ đã đề cập đến nội dung này nhưng chậm được triển khai trên thực tế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
5. Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 về GDBĐ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 về GDBĐ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
6. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
7. Chính phủ (2000), Nghị định số 08/2000/NĐ-CP về GDBĐ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 08/2000/NĐ-CP về GDBĐ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2000
8. Chính phủ (2005), Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9 quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9 quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
9. Chính phủ (2006) , Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về GDBĐ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về GDBĐ
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 70/2007/NĐ-CP về đăng ký Quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 70/2007/NĐ-CP về đăng ký Quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 29/2009/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán tàu biển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 29/2009/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán tàu biển
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
13. Chính phủ (2006), Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
16. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung)
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2001
17. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai năm 2003
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2003
19. Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2006
20. Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
21. Quốc hội (2003), Những sửa đổi cơ bản của Luật Đất đai năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sửa đổi cơ bản của Luật Đất đai năm 2003
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2003
22. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thi hành án dân sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
26. Quốc hội ( 2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ và phát triển rừng
27. Quốc hội ( 2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Nhà ở
28. Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ (2007), Đăng ký GDBĐ- Quá trình xây dựng và phát triển (2002-2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăng ký GDBĐ- Quá trình xây dựng và phát triển
Tác giả: Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w