Các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 37 - 41)

- Thứ hai, đăng ký là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba

2.1.2.Các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu bay

Theo quy định của Luật Hàng không dân dụng VN 2006 thì "thế chấp, cầm cố tàu bay" là một trong các quyền đối với tàu bay (điểm c khoản 1 Điều 28) và các quyền đối với tàu bay (bao gồm cả quyền thế chấp, cầm cố) bắt buộc phải đăng ký (Điều 29).

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng. Theo đó, khi xác lập GDBĐ đối với tàu bay (bao gồm tàu bay có đăng ký hoặc đăng

ký tạm thời quốc tịch VN; tàu bay mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang được tổ chức, cá nhân VN thuê hoặc tiến hành khai thác; tàu bay là tài sản hình thành trong tương lai sẽ thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân VN) thì giao dịch đó phải được đăng ký tại Cục Hàng không VN. Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 70/2007/NĐ-CP thì "GDBĐ bằng tàu bay là việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh

bằng tàu bay". Như vậy, đăng ký GDBĐ bằng tàu bay bao gồm đăng ký cầm cố, thế

chấp và bảo lãnh bằng tàu bay. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì đăng ký GDBĐ bằng tàu bay chỉ bao gồm việc đăng ký cầm cố, thế chấp tàu bay và đối tượng đăng ký GDBĐ bằng tàu bay bao gồm: đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký; xoá đăng ký và việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay. Trường hợp thay thế tàu bay là tài sản bảo đảm, các bên phải thực hiện xóa đăng ký và làm thủ tục đăng ký lại như đăng ký lần đầu.

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu biển

Theo quy định của Bộ luật Hàng hải 2005 và Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển thì "Tàu biển Việt

Nam được đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký tàu biển khu vực mà tàu biển đó đăng ký".

Như vậy, đăng ký GDBĐ bằng tàu biển là đăng ký thế chấp tàu biển. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì việc đăng ký GDBĐ bằng tàu biển bao gồm: đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký; xoá đăng ký và đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển.

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT; Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTP-BTNMT và Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì các trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được đăng ký bao gồm:

- Thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà trong Luật Đất đai gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi chung là thế chấp quyền sử dụng đất);

- Thế chấp nhà ở, công trình kiến trúc khác, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm; thế chấp nhà ở, công trình kiến trúc khác, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm của người thứ ba (gọi chung là thế chấp tài sản gắn liền với đất);

- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất; thế chấp tài sản hình thành trong tương lai của người thứ ba (gọi chung là thế chấp tài sản hình thành trong tương lai);

- Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai; - Thay đổi, xoá đăng ký thế chấp;

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.

*Đối với giao dịch bảo đảm bằng các tài sản khác

Theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì các trường hợp đăng ký GDBĐ bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) bao gồm:

- Việc thế chấp tài sản, bao gồm cả thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, việc cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ (sau đây gọi chung là GDBĐ);

- Thay đổi, xoá đăng ký GDBĐ;

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đối với GDBĐ đã được đăng ký.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 6/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/2/2011 của Bộ Tư pháp, thì tài sản bảo đảm thuộc thuộc thẩm quyền đăng ký của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản là

các tài sản sau đây, trừ tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm:

- Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương tiện giao thông đường sắt;

- Tàu cá; các phương tiện giao thông đường thủy nội địa;

- Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các hàng hoá khác, kim khí quý, đá quý;

- Tiền Việt Nam, ngoại tệ;

- Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch;

- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ, các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác (trừ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở);

- Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp;

- Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, chi phí san lấp, giải toả, giải phóng mặt bằng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

- Lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích khác thu được từ tài sản bảo đảm;

- Các động sản khác theo quy định tại khoản 2 Điều 174 của BLDS;

- Các tài sản gắn liền với đất không thuộc thẩm quyền đăng ký của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như : tài sản gắn liền với đất được xây dựng trên nhiều thửa đất (tài sản liên tuyến); nhà ở,

công trình xây dựng làm bằng các vật liệu tạm thời (tranh, tre, nứa, lá, đất, nhà bè nổi trên mặt nước...); các công trình phụ trợ như nhà để xe, nhà bếp, nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà kho; giếng nước, giếng khoan; giàn khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện; trạm điện, trạm bơm, hệ thống phát, tải điện; hệ thống hoặc đường ống cấp thoát nước sinh hoạt, đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác.

Pháp luật quy định về các loại tài sản là đối tượng đăng ký GDBĐ nêu trên thể hiện sự đa dạng và bao quát hầu hết các loại động sản và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của một hệ thống đăng ký GDBĐ hiện đại. Với những quy định như vậy, cơ hội tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu về vốn trong xã hội.

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 37 - 41)