THỨ TỰ ƯU TIÊN THANH TOÁN KHI XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

- Thứ hai, đăng ký là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba

1.4.THỨ TỰ ƯU TIÊN THANH TOÁN KHI XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

ĐẢM

Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các quyền liên quan đến cùng một tài sản là một vấn đề quan trọng, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh tế phát triển, bảo đảm sự ổn định các quan hệ và sự công bằng giữa các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp xác định thứ tự ưu tiên nêu trên thường phụ thuộc vào chính sách lập pháp của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, qua nghiên cứu cho thấy các nước đều thiết lập thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm căn cứ vào: Thời điểm đăng ký GDBĐ hoặc thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm giữ.

Thông qua việc xác định thời điểm nêu trên, thứ tự ưu tiên thanh toán được xác lập, cụ thể: trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, khi bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, bên nhận bảo đảm nào có thứ tự thứ nhất, thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước từ số tiền thu được; số dư còn lại mới được dùng để thanh toán lần lượt cho các chủ nợ có thứ tự ưu tiên tiếp theo.

Vấn đề quan trọng đặt ra, đó là khi có sự xung đột về thứ tự ưu tiên thanh toán đối với một tài sản bảo đảm, thì xác định thứ tự ưu tiên thanh toán như thế nào, theo thời điểm đăng ký hoặc theo thời điểm chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm giữ hoặc theo quy định của pháp luật về quyền ưu tiên, ví dụ: quyền cầm giữ hàng hải theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam được ưu tiên so với các quyền phát sinh từ cầm cố, thế chấp tàu biển. Muốn làm rõ vấn đề này, cần phải phân biệt một số trường hợp cụ thể sau đây:

(1) Các quyền lợi bảo đảm được xác lập theo quy định pháp luật thường có thứ tự ưu tiên cao hơn so với các quyền lợi bảo đảm được xác lập theo thoả thuận (pháp luật dân sự Nhật bản). Ví dụ: quyền thu thuế do phát mại tài sản bảo đảm có thứ tự ưu tiên cao hơn so với quyền yêu cầu thanh toán nợ của bên nhận cầm cố, thế chấp trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.

(2) Trong trường hợp đăng ký là phương thức để công khai hoá quyền lợi, thì thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự đăng ký (đăng ký thế chấp BĐS của Nhật Bản, Pháp …). Trong trường hợp việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm giữ là phương thức để công khai hoá quyền lợi, thì người đang chiếm giữ tài sản sẽ được ưu tiên (ví dụ: trường hợp cầm cố động sản, như: tài sản bảo đảm là vàng, kim khí quý...).

(3) Trường hợp có thể áp dụng đồng thời các phương thức công khai hoá khác nhau, thì người đầu tiên đăng ký, hoặc “hoàn thiện quyền lợi bảo đảm” (còn

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)