PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 36 - 37)

- Thứ hai, đăng ký là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba

2.1.PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

ĐẢM VÀ ƯU TIÊN THANH TOÁN TRONG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM DỊCH BẢO ĐẢM

Hiện nay, BLDS 2005 và Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23-7-2010 qui định về đăng ký GDBĐ. Ngoài ra, còn các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS và Nghị định số 08/2000/NĐ-CP (Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thay thế). Những nội dung chính của pháp luật hiện hành về đăng ký GDBĐ bao gồm những vấn đề sau:

2.1.1.Thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký GDBĐ được xác định căn cứ theo loại tài sản bảo đảm là bất động sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất), tàu bay, tàu biển hay các động sản khác (trừ tàu bay, tàu biển), cụ thể như sau:

(i) Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực (Chi cục Hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải) thực hiện đăng ký GDBĐ bằng tàu biển. Tùy theo quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có thể là Chi cục Hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải. Đồng thời, việc phân định thẩm quyền đăng ký thế chấp giữa các Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực: Tàu biển Việt Nam được đăng ký (quốc tịch và sở hữu) tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nào thì khi thế chấp được đăng ký thế chấp tại chính cơ quan đó.

(ii) Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký GDBĐ bằng tàu bay; (iii) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố thực thuộc trung ương thực hiện đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng, tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng nếu bên thế chấp là tổ chức kinh tế, tổ chức

nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;

(iv) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đối với những nơi không thành lập hoặc chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng, tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng nếu bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sử dụng đất tại Việt Nam;

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì thẩm quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện uỷ quyền cho cán bộ địa chính xã thực hiện.

(v) Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký GDBĐ đối với các tài sản bảo đảm còn lại (bất động sản không phải là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm và động sản không phải là tàu bay, tàu biển).

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 36 - 37)