- Đối với doanh nghiệp nợ thuế chưa có quyết định mở thủ tục phá sản, chưa
sản được hình thành trong tương lai.
3.1.4. Một số mâu thuẫn khác trong các quy định của pháp luật
- Một số quy định trong Nghị định số 70/2007/NĐ-CP chưa phù hợp với BLDS 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
BLDS năm 2005 quy định biện pháp bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân, không còn bảo lãnh bằng tài sản cụ thể, trong khi đó khoản 6 Điều 2 Nghị định số 70/2007/NĐ-CP thì quy định việc "bảo lãnh bằng tàu bay" cũng
thuộc một trong các trường hợp đăng ký GDBĐ bằng tàu bay. Bên cạnh đó, theo Luật Hàng không dân dụng VN thì "bảo lãnh" không phải là một trong các quyền
đối với tàu bay, nghĩa là không có quyền bảo lãnh bằng tàu bay. Ngoài ra, theo
quy định của Nghị định số 70/2007/NĐ-CP thì văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay phải được đăng ký tại Cục Hàng không VN, trong khi đó theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về GDBĐ thì người xử lý tài sản bảo đảm có thể tự mình thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm... Do vậy, trong thời gian tới, cần rà soát để bãi bỏ những quy định mâu thuẫn, không phù hợp nêu trên, nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
- Sự chưa phù hợp giữa pháp luật thi hành án dân sự với pháp luật về đăng ký GDBĐ
Tại khoản 3 Điều 47 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: "số
tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án". Với quy định trên thì chủ nợ có bảo đảm trong GDBĐ đã đăng ký với chủ nợ có bảo đảm trong GDBĐ chưa đăng ký đều được ưu tiên thanh toán, mà không xác định chủ nợ nào được ưu tiên thanh toán trước. Mặt khác, khoản 3 của Điều 47 nói trên mới chỉ quy định về tài sản cầm cố, thế chấp, trong khi đó các tài sản bảo đảm khác (tài sản trong ký quỹ, ký cược hoặc đặt cọc) chưa được đề cập. Vậy chủ nợ có bảo đảm bằng ký quỹ, ký cược hoặc đặt cọc có được ưu tiên thanh toán không? Đây là quy định chưa có tính thống nhất và chặt chẽ với các quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ. Trong trường hợp này, chủ nợ có bảo đảm bằng ký quỹ, ký cược hoặc đặt cọc phải được ưu tiên thanh toán và trong mối quan hệ giữa các chủ nợ có
bảo đảm, thì chủ nợ đã đăng ký GDBĐ phải được ưu tiên thanh toán so với chủ nợ có bảo đảm nhưng GDBĐ không đăng ký. Có như vậy, pháp luật mới bảo đảm được tính công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội.