Giải pháp trong thời gian trước mắt

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 63 - 69)

- Đối với doanh nghiệp nợ thuế chưa có quyết định mở thủ tục phá sản, chưa

3.3.1.Giải pháp trong thời gian trước mắt

sản được hình thành trong tương lai.

3.3.1.Giải pháp trong thời gian trước mắt

Để khắc phục những bất cập còn tồn tại trong pháp luật về đăng ký GDBĐ và ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm như đã nêu trên, qua đó hoàn thiện pháp luật về đăng ký GDBĐ nói riêng và pháp luật của VN nói chung, phát huy hơn nữa vai trò của đăng ký GDBĐ trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phù hợp với pháp luật quốc tế trong tiến

trình hội nhập, theo tôi cần thực hiện những sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các quy định hiện hành theo những kiến nghị đã nêu ở phần trên và về những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Về khái niệm giao dịch bảo đảm

Cần mở rộng nội hàm của khái niệm về GDBĐ, đặc biệt là đối với động sản, loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu. Cách hiểu về GDBĐ theo nghĩa truyền thống đã trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của giao lưu thương mại và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi các giao dịch chịu sự điều chỉnh của pháp luật về GDBĐ chính là nhằm hướng tới mục tiêu tăng cường tính an toàn, công khai, minh bạch cho các giao dịch trên thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, các giao dịch, quyền đối với tài sản, bao gồm cả GDBĐ truyền thống cũng như các giao dịch được coi là GDBĐ có thể được xác lập theo hợp đồng (ví dụ: thế chấp, cầm cố, thuê mua tài chính; thuê tài sản, bán, chuyển nhượng quyền yêu cầu thanh toán, bán hợp đồng mua bán có bảo đảm, bán hàng thông qua đại lý v.v…), có thể được xác lập theo quy định của pháp luật (ví dụ: quyền ưu tiên thanh toán, quyền cầm giữ, quyền chuộc lại tài sản đã bán...) hoặc được xác lập theo bản án, quyết định của Toà án, quyết định của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (ví dụ: quyền được ưu tiên thanh toán từ tài sản kê biên để thi hành án; từ khối tài sản của con nợ, bên có nghĩa vụ bị phong toả, cấm chuyển dịch theo quyết định của Toà án v.v…).

Thứ hai, về đối tượng đăng ký và phạm vi đăng ký giao dịch bảo đảm

Nên thừa nhận những khái niệm “công trình xây dựng hình thành trong tương lai” hay “quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai” và xem đó là một loại tài sản và thừa nhận việc sử dụng loại tài sản này để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Trên nền tảng khái niệm “tài sản hình thành trong tương lai” của pháp luật dân sự, khái niệm “tàu biển đang đóng” trong Bộ luật Hàng hải cần được nghiên cứu, sửa đổi thành “tàu biển hình thành trong tương lai”. Khi đó, chỉ cần một hợp đồng đóng tàu được ký kết hợp pháp, thì bên đóng tàu đã có thể thế chấp tàu để bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ, mặc dù tàu vẫn chưa được đóng trên thực tế. Việc sửa đổi khái niệm “tàu biển đang đóng” trong Bộ luật Hàng hải không chỉ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, mà còn giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải dễ dàng huy động vốn thông qua việc thế chấp: “tàu biển hình thành trong tương lai”.

Mở rộng phạm vi đăng ký, theo đó không chỉ thực hiện đăng ký đối với các GDBĐ theo quy định của BLDS và một số loại hợp đồng như hiện nay, mà bao gồm cả các hợp đồng khác làm phát sinh quyền liên quan đến tài sản, qua đó tạo cơ chế để bên có quyền có thể công khai hoá quyền lợi liên quan đến tài sản của bên có nghĩa vụ, đồng thời tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình; tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức dự kiến tham gia giao dịch có thể tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản, để có quyết định đúng đắn trước khi tiến hành đầu tư, tham gia giao dịch.

Ngoài ra, trong số các trường hợp đăng ký GDBĐ, pháp luật cần xem xét để loại bỏ những GDBĐ mà tài sản bảo đảm do bên nhận bảo đảm trực tiếp kiểm soát, chiếm giữ, vì chính việc trực tiếp kiểm soát, chiếm giữ tài sản cũng là một cách thức để công khai hoá các quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm để người thứ ba biết. Đối với những giao dịch này, việc trực tiếp kiểm soát, chiếm giữ tài sản bảo đảm có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất.

Thứ ba, về giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm

Về giá trị pháp lý của việc đăng ký GDBĐ, cần giải quyết cụ thể những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Khái niệm “người thứ ba” bao gồm những chủ thể nào? Về nguyên tắc, người thứ ba phải được hiểu là “tất cả các chủ thể không phải là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm”. Hiện nay, pháp luật về GDBĐ của Việt Nam đã tập trung điều chỉnh lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với những đối tượng được liệt kê tại trang 41 của luận văn (các chủ nợ không có bảo đảm....). Vậy “người thứ ba” có bao gồm các cơ quan công quyền không? Nếu theo quy định của pháp luật

hiện hành về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa Nhà nước với bên nhận bảo đảm trong trường hợp tài sản bị tịch thu sung công quỹ do hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính của người có quyền sở hữu, chiếm hữu và sử dụng hợp pháp tài sản thì Nhà nước không phải là “người thứ ba”, vì Nhà nước luôn được ưu tiên cao nhất, ngay cả khi GDBĐ đã được đăng ký.

- Pháp luật cần quy định rõ ràng mối quan hệ giữa quyền đòi nợ xuất phát từ bản án, quyết định dân sự, quyết định của cơ quan có thẩm quyền...với quyền đòi nợ của chủ nợ có bảo đảm phát sinh từ GDBĐ. Quy định về nghĩa vụ thông báo việc kê biên của cơ quan thi hành án dân sự cho cơ quan đăng ký GDBĐ phần nào đã giúp tổ chức, cá nhân giảm bớt được rủi ro khi cho vay có bảo đảm. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể, rõ ràng về hậu quả pháp lý do việc kê biên không được thông báo cho cơ quan đăng ký GDBĐ có thẩm quyền. Đây cũng là điểm cần làm rõ hơn trong pháp luật về thi hành án dân sự.

Những vấn đề nêu trên cần được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về GDBĐ và đăng ký GDBĐ theo hướng coi Nhà nước cũng là một chủ thể bình đẳng khi tham gia xử lý tài sản bảo đảm, và quyền ưu tiên thanh toán của Nhà nước khi xử lý tài sản bảo đảm của cá nhân, tổ chức cũng chỉ được xác định căn cứ theo thứ tự thực hiện đăng ký, mà không được hưởng thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất, kể cả trong trường hợp bên nhận bảo đảm đã thực hiện đăng ký GDBĐ. Đây cũng là xu hướng giải quyết trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, quy định cụ thể, đầy đủ và chính xác về thứ tự ưu tiên

Một hệ thống đăng ký GDBĐ chỉ phát sinh được hiệu lực, hiệu quả khi có những quy định cụ thể, đầy đủ và chính xác về thứ tự ưu tiên, trong đó bao gồm cả thứ tự ưu tiên thanh toán. Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa liệt kê cụ thể, đầy đủ về thứ tự ưu tiên, mặc dù bước đầu đã đề cập đến vấn đề này (ví dụ: quyền của người cầm giữ được ưu tiên hơn so với bên nhận thế chấp đã đăng ký). Thực tế đó

đã dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc giải quyết "xung đột" giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm. Do vậy, cần bổ sung quy định về:

- Các trường hợp đương nhiên có được quyền ưu tiên mà không cần đăng ký;

- Các trường hợp được quyền ưu tiên tính từ thời điểm có căn cứ phát sinh quyền ưu tiên, nếu đăng ký trong một thời hạn nhất định;

- Các trường hợp được quyền ưu tiên theo thời điểm đăng ký.

Ngoài ra, nếu thừa nhận việc trực tiếp chiếm hữu, quản lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm cũng là một phương thức để đối kháng với người thứ ba thì pháp luật cần giải quyết thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo đảm có chuyển giao tài sản với bên nhận bảo đảm không chuyển giao (ví dụ: Bên nhận cầm cố và bên nhận thế chấp) thông qua quy định về mối quan hệ giữa thời điểm chuyển giao tài sản với thời điểm đăng ký GDBĐ (như đề xuất sửa đổi quy định của pháp luật đã nêu ở phần trên của luận văn). Bên cạnh đó, pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về phá sản cần quy định cụ thể thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bị kê biên hoặc tài sản bảo đảm khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, các "xung đột" về quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm sẽ được giải quyết một cách toàn diện và đầy đủ.

Thứ năm, đơn giản hoá thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động

sản

Thủ tục đăng ký GDBĐ bằng bất động sản hiện nay đã được đổi mới hơn nhiều so với trước khi banh hành LĐĐ năm 2003, nhưng cần tiếp tục được nghiên cứu để đơn giản hoá, thuận lợi hơn cho người dân, nhất là trong điều kiện hiện nay của VN, số lượng GDBĐ bằng bất động sản đang chiếm nhiều nhất trong các loại GDBĐ khác, cụ thể là:

- Thực hiện đăng ký thông báo đối với những hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản đã được công chứng;

- Loại bỏ những giấy tờ, tài liệu không cần thiết trong hồ sơ đăng ký, ví dụ: không cần nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thông tin về tài sản thế chấp được ghi trong hồ sơ địa chính; không cần nộp Giấy phép xây dựng khi đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, vì đây không phải là chứng cứ cho việc hình thành trong tương lai của tài sản;

- Bên nhận thế chấp nhà ở không phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở biết về việc thế chấp nhà ở đó, mà cần xác định đó là trách nhiệm của cơ quan đăng ký thế chấp.

Thứ sáu, hoàn thiện các quy định pháp luật về tăng cường khả năng tiếp

cận, xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm đã đăng ký (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm đã đăng ký có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải khách quan, trung thực. Ngoài ra, cần phải thay đổi về quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng bảo đảm, đó là: áp dụng “thủ tục tố tụng rút gọn” đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm; tăng cường cơ chế, biện pháp để bên nhận bảo đảm dễ dàng tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần chứng minh hai chứng cứ là: (i) hợp đồng bảo đảm hợp pháp và (ii) con nợ không có khả năng trả nợ theo đúng cam kết, thì chủ nợ hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo như thoả thuận hoặc theo pháp luật quy định. Theo tôi, kinh nghiệm của các quốc gia thực hiện "thủ tục tố tụng rút gọn" cần được nghiên cứu, học tập, vì nếu pháp luật có những quy định khẳng định quyền của bên nhận bảo đảm đã đăng ký GDBĐ trong việc tiếp cận, xử lý tài sản bảo đảm, thì sẽ là một giải pháp quan trọng để khuyến khích các bên tự nguyện thực hiện việc đăng ký nhằm tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ bảy, pháp luật khẳng định giá trị pháp lý của thông tin về giao dịch

bảo đảm được đăng ký

Pháp luật hiện hành khẳng định việc đăng ký GDBĐ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba (Điều 323 BLDS) nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải khẳng định nguyên tắc "giao dịch được đăng ký coi như mọi người nhận biết" ngoài việc trực tiếp kiểm soát, chiếm giữ tài sản bảo đảm. Việc đăng ký GDBĐ mang ý nghĩa công bố công khai và tất cả những ai xác lập giao dịch có liên quan đến tài sản bảo đảm đều buộc phải biết về sự hiện hữu của GDBĐ đã đăng ký. Người nhận bảo đảm sau có nghĩa vụ phải tự tìm hiểu về sự hiện hữu của các GDBĐ trước đó đã được đăng ký và chủ sở hữu (bên bảo đảm) không có nghĩa vụ phải thông báo về sự tồn tại quyền của bên nhận bảo đảm trước. Nói cách khác, chủ sở hữu (bên bảo đảm) đã thông báo một cách đầy đủ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản thông qua hệ thống đăng ký GDBĐ. Điều này, có nghĩa, mọi giao dịch được xác lập sau thời điểm đăng ký GDBĐ đều không được xem là ngay tình. Nếu pháp luật quy định rõ ràng như vậy, thì việc đăng ký, yêu cầu cung cấp thông tin về GDBĐ sẽ được tổ chức, cá nhân thực hiện một cách tích cực.

Một phần của tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật việt nam (Trang 63 - 69)