- Thứ hai, đăng ký là điều kiện để vật quyền hay giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba
1.4.2. Thứ tự ưu tiên giữa các giao dịch bảo đảm được hoàn thiện lợi ích bảo đảm và các giao dịch bảo đảm chưa được hoàn thiện lợi ích bảo đảm
bảo đảm và các giao dịch bảo đảm chưa được hoàn thiện lợi ích bảo đảm
Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia theo hệ thống Common Law quy định về thứ tự ưu tiên (priority order) của các lợi ích bảo đảm khá phức tạp, theo đó, thứ tự ưu tiên của một lợi ích bảo đảm được hiểu là thứ tự ưu tiên thực hiện quyền đó đối với tài sản bảo đảm so với các quyền, lợi ích khác liên quan đến tài sản đó trong trường hợp con nợ vi phạm cam kết về thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc thỏa thuận bảo đảm. Nguyên tắc cơ bản nhằm xác định thứ tự ưu tiên giữa các lợi ích bảo đảm cùng liên quan đến một tài sản, cụ thể là:
- Đối với cùng một tài sản bảo đảm, lợi ích bảo đảm đã hoàn thiện luôn có thứ tự ưu tiên cao hơn lợi ích bảo đảm chưa hoàn thiện.
- Giữa hai lợi ích bảo đảm đã hoàn thiện, thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự hoàn thiện lợi ích bảo đảm (thứ tự đăng ký, chiếm hữu hoặc hoàn thiện tạm thời).
- Giữa các lợi ích bảo đảm chưa hoàn thiện, thứ tự ưu tiên được xác định theo thứ tự lợi ích bảo đảm phát sinh trên thực tế gắn với tài sản bảo đảm (attachment).
Nguyên tắc này cũng được áp dụng để xác định thứ tự ưu tiên giữa các lơi ích bảo đảm liên quan đến bất động sản. Mục 301 Đạo luật thống nhất về lợi ích bảo
đảm liên quan đến đất đai của Hoa Kỳ cũng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các lợi ích bảo đảm theo nguyên tắc này, cụ thể là:
“Nếu hai lợi ích bảo đảm cùng chưa được hoàn thiện thì lợi ích bảo đảm nào “gắn liền” với bất động sản là tài sản bảo đảm trước sẽ có thứ tự ưu tiên cao hơn.
Thứ tự ưu tiên giữa hai lợi ích bảo đảm đã được hoàn thiện sẽ được pháp luật về hoàn thiện và thứ tự ưu tiên điều chỉnh”[32, tr. 25].
Tuy nhiên, trong pháp luật về GDBĐ của các quốc gia theo hệ thống Civil Law, thì vấn đề thứ tự ưu tiên trong GDBĐ chỉ được đặt ra đối với bất động sản. Bởi đối với động sản thì chủ nợ có bảo đảm thực hiện quyền chiếm giữ tài sản đó luôn được ưu tiên thanh toán.
Giữa các quyền ưu tiên liên quan đến cùng một BĐS được xác định theo một tiêu chí duy nhất là thứ tự đăng ký tại cơ quan đăng ký GDBĐ. Điều 2074 BLDS Pháp quy định: "Quyền ưu đãi này chỉ có hiệu lực đối với người thứ ba khi có một
công chứng thư hoặc tư chứng thư đăng ký hợp lệ, ghi rõ số tiền cũng như chủng loại và bản chất của tài sản cầm cố hoặc một bản kê chất lượng, số lượng và kích thước của tài sản đó". Điều 2134 của Bộ luật này cũng quy định: "Giữa những người có quyền, quyền thế chấp dù là thế chấp theo luật định, thế chấp theo quyết định của Tòa án hay thế chấp theo thoả thuận, chỉ được xếp thứ hạng kể từ ngày người có quyền đăng ký tại cơ quan đăng ký quản thủ theo đúng thể thức do pháp luật quy định" .
Luật dân sự của Pháp dựa trên các chứng cứ có tính pháp lý cao như công chứng, đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích của cá nhân hay tổ chức. Qui định này đảm bảo an toàn pháp lý đối với các giao dịch và đối với quyền lợi của chủ thể thực hiện đúng các qui định của pháp luật.