- Đối với doanh nghiệp nợ thuế chưa có quyết định mở thủ tục phá sản, chưa
sản được hình thành trong tương lai.
3.2.3. Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và phải gắn với mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp
luật Việt Nam và phải gắn với mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp
Pháp luật về đăng ký GDBĐ là một yếu tố cấu thành của hệ thống pháp luật VN. Do vậy, để phát huy hiệu lực, hiệu quả của nó đòi hỏi phải đảm bảo tính tương thích, đồng bộ với pháp luật nói chung. Nói như vậy, có nghĩa, cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về đăng ký GDBĐ, nước ta cần hoàn thiện tổng thể các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực có liên quan như “pháp luật về đăng ký bất động sản, bao gồm cả đăng ký quyền sử dụng đất và pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự (phần về chứng cứ, thủ tục rút gọn)”[ 28, tr.126]. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính liên tục và có quan hệ mật thiết, quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hệ thống đăng ký GDBĐ của VN nói riêng cũng như hệ thống pháp luật nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật về đăng ký GDBĐ phải thể chế hoá, cụ thể hoá được mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách hành chính và cải cách tư pháp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp cận với hệ thống các cơ quan đăng ký, được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để xem xét, quyết định trước khi giao kết các giao dịch dân sự, kinh tế. Xét về tính chất, thì đăng ký GDBĐ vừa là hoạt động tư pháp (đáp ứng yêu cầu công khai hoá và minh bạch các GDBĐ), vừa là hoạt động hành chính (thông qua thủ tục hành chính để giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình). Do vậy, nhiệm vụ, mục tiêu cải cách tư pháp, cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta đều phải được thể hiện rõ nét và cụ thể trong từng quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ nhằm thúc đẩy sự phát triển các GDBĐ nói riêng và giao dịch dân sự, kinh tế nói chung.