Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn

103 2.5K 30
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh thường gặp ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3% đến 5% [3], gây tốn kém nhiều tiền của bản thân và gia đình [13]. Theo một số điều tra đã công bố: Miền Bắc là 3% -5% [3], miền Nam là 5% [17]. Thống kê của Mỹ viêm mũi xoang chiếm 15%, bao gồm viêm mũi xoang cấp và mạn Đức chiếm khoảng 5% dân số, [53], [55]. Nghiên cứu của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh nhân đến khám Tai Mũi Họng 10%, trong đó viêm mũi xoang chiếm 1/3 [7], [38]. Những tiến bộ về sinh lý, chức năng mũi xoang, cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang do rối loạn thông khí và dẫn lưu mũi xoang, rối loạn thanh thải, viêm niêm mạc - lông chuyển, tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách - khe mũi tạo nên một vòng xoắn bệnh lý [17], [62]. Mục tiêu điều trị, làm thông mũi xoang, làm sạch chất xuất tiết, chống viêm, chống phù nề niêm mạc, tái lập chức năng sinh lý của mũi xoang, tự làm sạch và như vậy mới có thể khỏi được căn bệnh viêm mũi xoang mạn tính, có tính dai dẳng và khó chữa [56]. Trước đây quan niệm viêm mũi xoang chủ yếu là do nhiểm khuẩn, phẫu thuật kinh điển để loại bỏ bệnh tích tại mũi xoang như Caldwell-Luc, Delima… ngày nay đã dần được thay thế bởi phẫu thuật nội soi mũi xoang với các trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật mũi xoang đạt kết quả tốt cho bệnh nhân với sự can thiệp tối thiểu. Bên cạnh đó, gây mê hồi sức đã tạo thuận lợi cho hiệu quả phẫu thuật nội soi mũi xoang cao hơn [12], [76]. Niêm mạc mũi xoang viêm nhiễm lâu ngày, rối loạn dinh dưỡng, quá phát cục bộ của niêm mạc, tổ chức đệm bị phù nề, căng phồng và mọng nước tạo thành polyp. Polyp là hậu quả của quá trình phù nề kéo dài, nhiều 1 nguyên nhân gây ra, việc điều trị còn khó khăn [27], [28]. Trên lâm sàng polyp mũi xoang được coi như là một khối u nhưng về mặt bệnh học thì không phải là khối u thật sự, nó có thể bị teo nhỏ và cũng có thể mất đi bằng điều trị xịt mũi Corticoide [64]. Nhờ sự phát triển của ngành sinh hoá, vi sinh, miễn dịch học nguyên nhân và bệnh sinh của polyp mũi xoang ngày càng được làm rõ nhằm giải thích sự hình thành và phát triển của polyp, giúp điều trị ngày càng tốt hơn [33], [57]. Tại Hoa kỳ, viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở cộng đồng là 0,3%, ở Anh 0,2 - 3%, không phân biệt chủng tộc hay giới, Aukema [55] là 4,3% tỷ lệ nam/nữ là 2/1. C.Bachert, K.Hormann 1 - 2% ở người trưởng thành, tái phát polyp còn cao, từ 7 - 20% [52], [56], [86]. Với mục đích tìm hiểu bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn”, với 2 mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÓM TẮT GIẢI PHẪU MŨI XOANG 1.1.1. Giải phẫu hốc mũi Hốc mũi gồm 4 thành, trong đó thành trên và thành ngoài có liên quan nhiều đến phẫu thuật mũi xoang 1.1.1.1. Thành trên Gồm mảnh sàng phía trong và phần ngang xương trán phía ngoài tạo nên trần các xoang sàng. Chổ tiếp nối giữa 2 thành phần trên là chân bám vào thành trên hốc mũi của rễ đứng xương cuốn giữa theo chiều dọc trước sau [15], [19]. Mảnh sàng rất mỏng và dễ bị tổn thương, phần xương trán thì dày hơn và khó bị tổn thương. Khi mở xoang sàng nên thao tác ở phía ngoài rể cuốn giữa. Có vai trò quan trọng nên rể cuốn giữa cần được bảo tồn kể cả khi tiến hành cắt cuốn giữa bán phần, để làm mốc cho phẫu thuật lần sau [5], [15]. Chân bám cuốn giữa gắn với mảnh sàng, động tác lấy bỏ cuốn giữa mạnh bạo sẽ gây vỡ mảnh sàng và chảy dịch não tủy [20]. 1.1.1.2. Thành ngoài Thành ngoài là vách mũi xoang. Thành nầy có liên quan nhiều đến phẫu thuật mũi xoang [1],19]. Cấu trúc giải phẫu chính của vách mũi xoang bao gồm: 1.1.1.3. Các cuốn mũi Bao gồm ba cuốn mũi trên, giữa và dưới. Mỗi cuốn mũi được cấu tạo bởi ở giữa là lõi xương, bên ngoài phủ lớp niêm mạc đường hô hấp, trong lớp niêm mạc nầy rất giàu mạch máu [30], [36], [47]. Cuốn mũi giữa là một phần của xương sàng, hơi lồi vào trong và phía trước, đầu và cổ cuốn giữa xuất phát từ đê mũi (Agger nasi), vài biến đổi của cuốn giữa sẽ gây viêm xoang như: đảo ngược, bóng khí, phì đại… 3 Bóng khí cuốn mũi, khi có sự tạo bóng khí trong cuốn mũi giữa gọi là Concha bullosa có thể làm tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách gây nên viêm xoang [14], [20], [41]. 1.1.1.4. Các khe mũi Có 3 khe mũi: Trên, giữa và dưới Khe mũi giữa: Quan trọng về giải phẫu cũng như bệnh lý và trong phẫu thuật mũi xoang, bao gồm 3 cấu trúc: mõm móc, bóng sàng và khe bán nguyệt. - Mỏm móc: Mảnh xương hình lưỡi liềm cong lõm ra sau, mỏng. Che khuất lỗ thông xoang hàm ở phía sau, mốc giải phẫu cơ bản để vào xoang hàm qua khe giữa, có thể bất thường (quá phát, có túi khí, đảo chiều) nó sẽ làm hẹp phễu sàng và cả khe giữa [38], chẳng hạn đầu trên của mỏm móc có thể chia làm 3 chân, rẽ theo 3 hướng để gắn vào xương giấy, nền sọ và cuốn giữa [11], [12], [34], [81]. - Bóng sàng: Là một tế bào sàng trung gian, là mốc giải phẫu ổn định nhất là tế bào sàng trước lớn nhất, có khi chứa khí trong 8% trường hợp, thành trước bám ngang vào mái trán-sàng, gần động mạch sàng trước, có cấu trúc dạng vòm, thành sau tiếp nối với mảnh nền xương cuốn giữa. Là điểm đột phá trong phẫu thuật vào xoang sàng [30], [69], [86]. - Khe bán nguyệt: Là khe lõm nằm giữa mỏm móc và bóng sàng, hình lưỡi liềm cong ra sau, phần dưới thu nhỏ lại thành hình phễu gọi là phễu sàng. Trong khe nầy có các lỗ dẫn lưu của hệ thống xoang trước. 1.1.2. Xoang và lỗ thông tự nhiên của các xoang Hệ thống xoang mặt có 10 xoang xếp thành 5 đôi, cân đối 2 bên hố mũi, gồm: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang bướm. 1.1.2.1. Xoang hàm Nằm trong thân của xương hàm trên, là xoang lớn nhất. Có từ tháng thứ tư của bào thai, đây là xoang đã hoàn chỉnh ở trẻ sơ sinh lúc chào đời, khi trẻ 4 lên 4 - 5 tuổi chụp x quang đã thấy rõ hình của xoang nầy, xoang tiếp tục phát triển cho đến tuổi dậy thì. Xoang hàm có 3 thành, 1 đáy và 1 đỉnh. - Thành trên là sàn ổ mắt. - Thành trước liên quan với má, ở mặt nầy có hố nanh. - Thành sau tương ứng với hố chân bướm hàm. - Đáy xoang hàm tương ứng với thành ngoài hố mũi. - Đỉnh xoang hàm, ở phía ngoài, nằm trong xương gò má. Lỗ thông xoang hàm nằm trên mặt phẳng hơi chếch so với vách mũi xoang, thông với khe mũi giữa qua vùng hình phễu. Lỗ thông cùng các cấu trúc lân cận tạo thành phức hợp lỗ thông - khe mũi (thường được gọi là phức hợp lỗ - ngách). Đây là vùng dễ bị bít tắc, phù nề gây bệnh lý mũi xoang là mốc quan trọng trong mục tiêu điều trị các bệnh lý mũi xoang [4], [12], [20], [47]. 1.1.2.2. Xoang trán Nằm trong chiều dày của xương trán ở phía trong và phía trên ổ mắt. Xoang trán được hình thành khi trẻ lên 2 tuổi và sau 6 hoặc 8 tuổi thì chụp X quang mới thấy rõ xoang trán. Xoang trán phát triển hoàn toàn ở độ tuổi 15- 20 tuổi. - Thành trước: Ứng với vùng lông mày, không vượt quá khuyết trên ổ mắt. - Thành sau: Mỏng và tương ứng với màng não của hố não trước. - Thành trong: Là vách ngăn giữa 2 xoang trán - Đáy xoang trán thu hẹp lại để xuyên qua hệ thống các hốc sàng ở phía dưới và phía sau bằng ngách mũi trán, đổ vào khe giữa. Lỗ thông của xoang hẹp và dễ bị tắc bởi tế bào Agger nasi, thông bào phát triển và cuốn giữa [4], [19], [20]. 5 Về phôi học, xoang trán được coi như là sự phát triển của hệ thống các xoang sàng trước chui lên xương trán. Xoang trán chỉ được hình thành khi trẻ lên 2 tuổi và đến 6 hoặc 8 tuổi thì chụp X quang mới thấy rõ xoang trán. Xoang trán được phát triển hoàn toàn ở độ tuổi 15 - 20 tuổi. 1.1.2.3. Xoang sàng Bao gồm xoang sàng trước và xoang sàng sau, có khoảng 10 tế bào sắp xếp thành 2 lớp trước. Lỗ thông xoang sàng trước đổ vào khe giữa, lỗ thông xoang sàng sau đổ vào khe trên [4], [19], [47]. Xoang sàng có liên quan với nền sọ, phía ngoài là ổ mắt, cách nhau bởi xương giấy, khi bị chấn thương hay viêm nhiễm dễ gây biến chứng nội sọ, viêm xoang sàng ở trẻ em thường có biến chứng viêm ổ mắt. Về phôi học, các thông bào sàng đầu tiên xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5, thứ 6. Ở trẻ sơ sinh, lúc đầu còn rất nhỏ, sau đó phát triển nhanh ngay từ những tháng đâù của trẻ, nhất là nhóm thông bào sàng trước. Tới 2 - 3 tuổi, thông bào sàng mới phát triển lên xương trán. Hệ thống thông bào sàng tới 13 - 14 tuổi mới phát triển hoàn chỉnh. 1.1.2.4. Xoang bướm Là xoang nằm sâu nhất, nằm trong thân xương bướm, giữa đáy của nền sọ, ở phần sau của hốc mũi, liên quan nhiều đến tuyến yên, phía trên và ngoài có thành trong ổ mắt, xoang hang, dây thần kinh thị giác và dây thần kinh vận động nhãn cầu, hai xoang bướm được ngăn với nhau bởi một vách xương mỏng, lỗ thông xoang bướm ở cao nên sự dẫn lưu kém và đổ vào khe trên [20], [47]. Về phôi thai học, xoang phát triển từ tháng thứ tư của thai nhi trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh, xoang đã có kích thước bằng hạt đậu. Tới 12 tuổi xoang bướm mới choán phần trước - dưới của thân xương bướm. Khoảng 15 tuổi, xoang phát triển hoàn chỉnh và khác nhau ở từng cá thể. 6 Hình 1.1. Giải phẫu các xoang cạnh mũi [8] 1. vách ngăn, 2. mào gà, 3. ổ mắt, 4. xương giấy, 5. cuốn mũi giữa, 6. cuốn mũi dưới, 7.khe mũi giữa, 8 khe mũi dưới, 9. xoang hàm, 10. xoang sàng. 1.1.2.5. Mảnh nền của cuốn mũi giữa Mảnh nền cuốn mũi giữa được xem là phần quan trọng nhất của cuốn mũi giữa, chia xoang sàng thành xoang sàng trước và xoang sàng sau, vị trí thay đổi tuỳ thuộc vào sự thông khí của xoang sàng [7], [24], [36], [41]. 1.1.2.6. Phức hợp lỗ ngách hay phức hợp lỗ thông khe Phức hợp lỗ ngách (PHLN) là một vùng quan trọng, mấu chốt trong bệnh sinh của bệnh lý viêm mũi xoang. Đây có thể coi là vùng ngã tư dẫn lưu của các xoang trán, xoang hàm, những tế bào sàng trước vào hốc mũi. Theo David W. Kennedy và Donald C. Lanza thì đỉnh của nó là phía trước khe giữa, nơi mà bờ trước trên của cuốn giữa tiếp giáp với thành bên mũi, giới hạn ở trong là cuốn giữa, ở ngoài là thành bên mũi, mỏm móc chia vùng nầy ra hai phần theo hai hướng trước sau [43], [46], [68], [76]. Phức hợp lỗ ngách được giới hạn bởi các xoang sàng trước, cuốn mũi giữa và mỏm móc, có lỗ đổ vào của các xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước. Vì vậy bất kỳ một cản trở nào ở vùng nầy đều có thể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu của các xoang vào hốc mũi và dẫn đến viêm xoang. Quan trọng như 7 vậy nên Naumann (Amsterdam - 1965) đã đề nghị đặt tên là phức hợp lỗ ngách. Ngày nay phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang xem đây là điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề viêm mũi xoang [39], [59], [61], [64], [87]. Hình 1.2. Phức hợp lỗ ngách [25] Hình 1.3. Các khe và các cuốn mũi [25] Tóm lại: - Tất cả các xoang ở mặt đều liên quan và thông với hố mũi, bệnh học tại mũi và bệnh học xoang có mối liên hệ nhân quả [28]. - Các lỗ thông xoang tự nhiên đều không thuận lợi cho việc dẫn lưu, dễ ứ đọng và tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm rất dai dẵng, khó chữa [38], [41]. - Các xoang trước đổ vào khe giữa khi khám khe nầy thấy có mủ ứ đọng là dấu hiệu chẩn đoán viêm xoang trước [32], [64]. - Vị trí liên hoàn của các xoang mặt và lỗ thông xoang, khi có sự viêm nhiễm xoang nầy sẽ lan sang các xoang khác tạo nên viêm nhiều xoang. - Liên quan các xoang với các cơ quan lân cận như: ổ mắt, răng hàm số 4, 5, 6, 7 hàm trên, có thể lan vào hốc mắt, viêm xoang do răng [28], [30], [38], [41]. 1.2. SINH LÝ NIÊM MẠC MŨI XOANG 1.2.1. Hệ thống lông chuyển niêm dịch của niêm mạc mũi xoang - Tế bào lông chuyển: Là những tế bào giữ vai trò cơ bản trong lớp tế bào biểu mô niêm mạc mũi xoang. Là loại tế bào trụ mặt trên có lông có thể cử động được. 8 - Tế bào nhung mao: Có nhiệm vụ cân bằng dịch quanh các lông chuyển. - Tế bào thay thế: Khi các tế bào lông bị bong ra, các tế bào này đi lên bề mặt niêm mạc chuyển thành tế bào trụ có lông chuyển để thay thế. - Dịch nhầy: Có 3 loại tuyến tiết để tiết dịch nhầy ở mũi xoang: Tuyến tiết dịch, tuyến tiết nhầy, tuyến tiết hổn hợp (cả dịch + nhầy). Tuyến tiết dịch hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh sẽ đưa đến bệnh lý mũi xoang [27], [32]. 1.2.2. Chức năng sinh lý của hệ thống lông- nhầy - Lọc khí: Nhờ có lớp nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc mũi đa số các hạt bụi bị giữ lại khi vào mũi. Các cuốn mũi tạo thành khoang rộng hẹp khác nhau trong hốc mũi và làm tăng diện tích của niêm mạc mũi. - Dẫn lưu: Tống ra khỏi mũi xoang các chất bẩn, bụi và các dịch tiết. Ngoài yếu tố vật lý, cơ chế nầy còn phụ thuộc vào yếu tố sinh học của hệ thống lông nhầy [27], [32], [36], [41], [61]. 1.3. SINH LÝ BỆNH CỦA VIÊM MŨI XOANG - Do sự phù nề niêm mạc, hoặc tắc nghẽn cơ học của lỗ thông xoang. - Nồng độ O 2 trong xoang giảm, gây xuất tiết dịch, phù nề niêm mạc, bội nhiễm tạo mủ. - Áp lực trong xoang giảm gây xuất tiết, phù nề do thoát huyết tương. - Gây ứ đọng dịch ở các xoang. Hậu quả của sự tắc lỗ thông mũi xoang là viêm niêm mạc của xoang [3], [28], [39], [61]. 1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Đa dạng và phức tạp bao gồm các nguyên nhân bên ngoài và bên trong hay là cơ địa, do nhiễm khuẩn và không do nhiễm khuẩn, dị ứng, vi rút, nhiễm trùng răng miệng, họng, u hốc mũi, xoang, tiền sử chấn thương mũi 9 xoang, các nguyên nhân nội và ngoại sinh khác [3], [28]. Các yếu tố thuận lợi bao gồm: - Yếu tố môi trường: Môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên ở phòng có máy lạnh [65]. - Yếu tố toàn thân: Cơ thể suy nhược, cơ địa, giảm sức đề kháng. - Yếu tố tại chỗ: Dị hình vách ngăn mũi. 1.5. VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP 1.5.1. Sơ lược lịch sử bệnh viêm xoang mạn tính và polyp mũi Đã hàng nghìn năm trước đây, người Ai Cập cổ đại, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại và Châu Âu đã viết, mô tả và điều trị viêm xoang. Người Ai Cập đã gọi polyp mũi là chùm nho trong mũi và điều trị bằng những loại rượu và dùng dụng cụ để lấy bỏ polyp mũi. Hippocrate (460 - 370 BC) đã từng cắt polyp mũi bằng thòng lọng qua đường mũi họng. Paulus Aegina (625 - 690 AD) cho rằng tế bào sàng là nguồn gốc của polyp mũi, ông cắt polyp mũi và sau đó nhét bấc vào mũi, sau phẫu thuật bơm nước vào mũi nếu nước chảy xuống họng là thành công. Khoảng thập niên 1920 - 1930, các nhà phẫu thuật tai mũi họng (TMH) đã thực hiện phẫu thuật (PT) xoang để điều trị (ĐT) các viêm xoang mà đã điều trị nội khoa thất bại, chủ yếu là phẫu thuật Cadwell - Luc [32], [38]. Năm 1928.Vilar- Fiol đã báo cáo công trình về phẫu thuật nạo sàng hàm qua tam giác tấn công. Năm 1936, E. Delima đã mở rộng phẫu thuật nầy lên xoang hàm, sàng, trán và xoang bướm [56], [61]. Năm 1901, Hirschman đã dùng ống soi bàng quang 4 mm đưa vào trong hốc mũi và vòm để khám viêm mũi xoang và phát hiện polyp mũi. Năm 1925, Maltz mô tả kỷ thuật nội soi xoang hàm qua khe dưới và hố nanh để chẩn đoán và đề xuất danh từ: Nội soi xoang [43]. 10 [...]... phát, polyp ở khe giữa [42], [79] + Nội soi mũi xoang để đánh giá hốc mũi, niêm mạc mũi, vách ngăn mũi, dịch xuất tiết hốc mũi, cửa mũi trước, sau, các cuốn mũi, polyp mũi, phức hợp lỗ ngách Đánh giá và cho điểm từng xoang [12], [33], [51], [56], [62] 2.2.7 Chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có polyp không khó, tuy nhiên những polyp nhỏ ở khe giữa, bóng sàng, . .. and polyposis” - Cần sử dụng kháng sinh và corticoide trước phẫu thuật 1 tuần - Khảo sát kỷ lâm sàng và CT trước khi đưa ra phương pháp phẫu thuật - Tôn trọng các mốc giải phẫu và sinh lý mũi xoang - Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng đạt: Tốt 96%, Khá 3%, Xấu 1% 25 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu 52 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có. .. - Mở sàng - hàm - bướm: Khi xoang bướm có bệnh tích phẫu thuật Messerklinger đi tiếp vào xoang bướm - Mở sàng - hàm - bướm - trán: Còn gọi là kỹ thuật Wigand, đây là chỉ định cho những trường hợp có bệnh tích nặng trong nhiều xoang 1.10.7 Tai biến của phẫu thuật nội soi mũi xoang Cho đến nay, phẫu thuật nội soi mũi xoang được công nhận là có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm đa xoang mạn tính có polyp. .. mạc xoang viêm, thoái hoá, tạo lỗ dẫn lưu mũi xoang ở vách mũi xoang ngang tầm khe dưới - Phẫu thuật nạo sàng hàm: Sau khi nạo hết niêm mạc xoang hàm, tiếp theo là nạo xoang sàng, tạo dẫn lưu xoang sàng, xoang hàm ra hốc mũi - Phẫu thuật Delima: Là phẫu thuật Caldwell-Luc phát triển, nhằm loại bỏ tổn thương ở nhiều xoang cùng lúc gồm: Xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang trán, xoang bướm các xoang. .. loại polyp mũi Theo Stammberger, polyp mũi có 5 loại [86]: * Polyp mũi sau * Polyp mũi đơn độc * Polyp mũi kèm theo viêm mũi xoang mạn tính, không tăng bạch cầu ái toan, không liên quan đến những hội chứng đường hô hấp tăng phản ứng * Polyp mũi kèm theo viêm mũi xoang mạn tính có tăng bạch cầu ái toan * Polyp mũi đi kèm với các bệnh đặc biệt (xơ nang, nấm, không dị ứng) 1.6 TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH... CTScan với hai bình diện coronal và axial Chẩn đoán độ lớn polyp mũi Phân loại độ lớn polyp mũi theo Đại học Munich, Đức năm 1998, chia polyp mũi thành 4 độ [8], [12], [43] 2.2.8 Điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp Hiện nay, viêm mũi xoang mạn tính có polyp không điều trị bảo tồn, chủ yếu là điều trị bằng phẫu thuật Nhằm loại bỏ polyp, nguyên nhân cơ học gây viêm mũi xoang [72], phối hợp điều trị... năng đều có - Biến chứng chung 6%, nhẹ và khỏi sau 1 tuần - Điều trị nội khoa trứớc và sau phẫu thuật mang lại kết quả khả quan hơn * Theo Phan Văn Dưng (2006) [12], Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính được phẫu thuật tại Huế”cho thấy: - Các triệu chứng về cơ năng và thực thể đều có với tỷ lệ cao - Kết quả sau điều trị các triệu chứng về cơ năng và thực thể... mạc mũi xoang trở lại trạng thái bình thường [33], [38] - Mổ nội soi mũi xoang tối thiểu - Mở hàm - sàng: còn goi là phẫu thuật Messerklinger - Mở sàng - hàm - bướm - Mở sàng - hàm - bướm - trán: Còn gọi là kỹ thuật Wigand Hình 1.6 Phức hợp lỗ ngách trước và sau phẫu thuật [25] 1.10.5 Chỉ định và chống chỉ định + Chỉ định - Viêm đa xoang mạn tinh và viêm đa xoan mạn tính tai phát - Polyp mũi, polyp. .. viêm mũi xoang mạn tính được xếp chung trong một thực thể bệnh lý vì khó mà có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa hai bệnh lý này, người ta gọi chung là viêm mũi xoang mạn tính có polyp [2], [8], [23], [82] 12 1.5.3 Sự hình thành polyp mũi Nguyên nhân gây nên polyp vẫn chưa rỏ, polyp liên quan với nhiều bệnh lý khác: viêm đường hô hấp trên, dị ứng mũi, viêm mũi xoang mạn tính các rối loạn của niêm mạc mũi. .. phòng tái phát của bệnh [7] - Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật Bệnh nhân được nhỏ thuốc sát trùng mũi ngày trước phẫu thuật, đêm trước phẫu thuật cho uống thuốc an thần và ăn khuya nhẹ, vệ sinh cá nhân - Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản - Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật kinh điển và phẫu thuật nội soi Phẫu thuật kinh điển - Phẫu thuật mở lỗ thông mũi xoang: Đục qua vách mũi xoang ngang tầm . tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn. 2 Chương. hiểu bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn ,. phẫu thuật nầy được áp dụng rộng rải tại các Bệnh viện tuyến Tỉnh [12], [31], [61]. 1.5.2. Viêm mũi xoang mạn tính có polyp Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm của niêm mạc mũi và các xoang

Ngày đăng: 09/08/2014, 22:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 1.1. TÓM TẮT GIẢI PHẪU MŨI XOANG

      • 1.1.1.4. Các khe mũi

      • Có 3 khe mũi: Trên, giữa và dưới

      • 1.1.2. Xoang và lỗ thông tự nhiên của các xoang

      • 1.1.2.5. Mảnh nền của cuốn mũi giữa

      • 1.1.2.6. Phức hợp lỗ ngách hay phức hợp lỗ thông khe

      • 1.2. SINH LÝ NIÊM MẠC MŨI XOANG

      • 1.2.2. Chức năng sinh lý của hệ thống lông- nhầy

      • 1.3. SINH LÝ BỆNH CỦA VIÊM MŨI XOANG

      • 1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

      • 1.5. VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP

      • 1.5.1. Sơ lược lịch sử bệnh viêm xoang mạn tính và polyp mũi

      • 1.5.2. Viêm mũi xoang mạn tính có polyp

      • Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm của niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi kéo dài trên 3 tháng, đã điều trị đúng liệu trình mà không giảm, đặc trưng bởi hai hay nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng sau:

      • 1.5.3. Sự hình thành polyp mũi

      • Nguyên nhân gây nên polyp vẫn chưa rỏ, polyp liên quan với nhiều bệnh lý khác: viêm đường hô hấp trên, dị ứng mũi, viêm mũi xoang mạn tính các rối loạn của niêm mạc mũi xoang, yếu tố di truyền autosome lặn trong bệnh Cystic fbrosis (CF), suyễn và không dung nạp Aspirine đều được coi như là yếu tố thuận lợi hình thành nên polyp [3], [8], [23], [31], [46], [63].

      • 1.5.4. Tiêu chuẩn chia độ polyp mũi

      • 1.5.5. Phân loại polyp mũi

      • 1.6. TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH CỦA POLYP MŨI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan