Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn (Trang 64 - 77)

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật

4.1.1.1. Đặc điểm chung

- Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi được chia thành 5 nhóm tuổi: từ ≥

18 - 30 tuổi chiếm 32,7%, từ 31 - 45 tuổi chiếm 38,5%, từ 46 - 60 tuổi chiếm 21,1%, và > 60 tuổi chiếm 7,7%, trên 60 tuổi tỉ lệ thấp.

Độ tuổi từ 18 - 45 tuổi, chiếm tỷ lệ cao 71,2% và giảm dần ở độ tuổi lớn hơn, có thể những bệnh nhân lớn tuổi đã điều trị khỏi, hoặc thật sự cần thiết bệnh nhân mới đi điều trị.

Tuổi mắc bệnh thường sau 20 tới 60 tuổi, nhưng sau tuổi này ít gặp hơn (Drake-Lee 1994) [8].

Đây là độ tuổi lao động, học tâp và cống hiến nhiều cho xã hội.Viêm mũi xoang mạn tính có polyp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân, những rối loạn về chức năng hô hấp, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến công tác và học tập.

Theo một số nghiên cứu khác:

Phan Văn Dưng [12], khoảng tuổi từ 16 - 45 tuổi chiếm 75,0%.

Nguyễn Ngọc Minh [35], gặp ở mọi lứa tuổi, cao nhất từ 20 - 50 tuổi chiếm 78,0%.

Nhan Trừng Sơn [45], polyp mũi xoang có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 30 - 50 chiếm 68,3%.

Phạm Kiên Hữu [21], polyp mũi gặp ở mọi lứa tuổi.

Huỳnh Khắc Cường [7], bệnh xu hướng trẻ hóa, bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp gặp ở mọi lứa tuổi, có thể do điều kiện sinh hoạt và môi trường sống.

Như vậy, so với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về độ tuổi mắc bệnh và chỉ định phẫu thuật còn tập trung nhiều vào lứa tuổi trẻ và trung niên.

Bảng 4.1: So sánh theo tuổi bệnh nhân Tác giả Tuổi Nghiên cứu của chúng tôi n=52 Nguyễn Ngọc Minh [35] n=76 Nhan Trừng Sơn [45] n=90 Phan Văn Dưng [12] n=44 ≥18 - 45 71,2% 20 - 50 78,0% 30 - 50 68,3% 16 - 45 75,0%

- Phân bố bệnh nhân theo giới

Tỷ lệ phẫu thuật mũi xoang có polyp ở nam giới chiếm 48,1%, nữ giới chiếm 51,9%. Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Tỷ lệ này được tính trên một số bệnh nhân đến phẫu thuật và tùy thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như là điều kiện kinh tế, khả năng tài chính, thành phần gia đình, yếu tố tâm lý...Không thể hiện chính xác tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Không phân biệt chủng tộc hay giới tính [8].

Archer SM [53], không có sự khác biệt về chủng tộc cũng như về giới đối với polyp mũi xoang.

Greenberg [73], polyp không phải là một bệnh tỉ lệ nam nữ là 2/1,và có ở 2% số bệnh nhân bị viêm mũi xoang mãn tính, gặp ở các nước công nghiệp phát triển và các nước có môi trường sống bẩn, đây là vấn đề của xã hội.

Cùng với nhận định trên, Drake-Lee1987 nêu lên tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ là 2 - 4/1 [8].

Trong nghiên cứu nầy, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ: (48,1% / 51,9%) với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp của bệnh nhân, theo 5 nhóm nghề khác nhau, nhận thấy: Lao động chân tay (nông dân, công nhân) chiếm tỷ lệ cao 55,8%. Cán bộ công chức chiếm 11,5%

Buôn bán chiếm 9,6%

Sinh viên học sinh chiếm 5,8% Các nghề khác chiếm 17,3%

Thực tế cho thấy, bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp là bệnh dai dẳng, gặp ở mọi thành phần, nhưng tỷ lệ cao nhất là những người lao động chân tay, những người sống trong điều kiện khí hậu thay đổi, môi trường ô nhiễm, bụi bặm của nhà máy và các xí nghiệp sản xuất, thiếu chăm sóc y tế.

Trong nông nghiệp, công nghiệp đã xử dụng nhiều hoá chất để tăng năng suất, khói, bụi công nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.Tỷ lệ nầy cũng đã phản ánh đúng thưc trạng môi trường của chúng ta hiện nay.

- Phân bố bệnh nhân theo địa dư

Chúng tôi chia ra 2 vùng, thành thị và nông thôn, và nhận thấy nông thôn chiếm 63.5%, nhiều hơn thành thị 36,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều nầy có thể giải thích bởi một số lý do sau:

Cũng như nghề nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn thành thị, điều này nói lên có mối liên quan giữa nơi sống, làm việc với bệnh lý mũi xoang nói chung và viêm mũi xoang có polyp nói riêng, các tác giả trong và ngoài nước cũng đã nêu lên trong nhiều nghiên cứu

Đô thị hóa ngày càng rộng, công nghiệp hóa ngày càng hiện đại, các nhà máy chuyển ra vùng nông thôn đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, nhất là lượng khí thải của các phương tiện giao thông, cũng như dân vùng nông thôn về thành thị để mưu sinh đã tăng lượng người mắc bệnh.

Điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế ở nông thôn, các khu công nghiệp khó khăn hơn so với thành thị, hiểu biết về bệnh tật hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó khối lượng công việc làm cho họ không thể ngưng tay được.

Trình độ dân trí ở người lao động chân tay thường hạn chế hơn so với thành thị, cũng như ý thức chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng của họ chưa cao. Mức thu nhập ở nông thôn thấp hơn so với thành thị, bệnh mới khởi phát, ít khi đi khám đến lúc bệnh nặng hoặc không chịu được nữa, lúc đó mới điều trị.

Theo Nguyễn Ngọc Minh [35], nông thôn và thành thị không có sự khác biệt, và tỉ lệ này là 59,2/40,8%.

- Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh từ 1 - 5 năm chiếm 44,2%, từ 6 - 10 năm chiếm 38,5%, từ 10 - >15 năm chiếm 17,3%.

Thời gian này được tính tương đối từ lúc bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp như: Nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, giảm khứu giác cho đến khi bệnh nhân được vào viện để điều trị [12].

Bệnh sử kéo dài từ 1 - 5 năm chiếm tỉ lệ cao 44,2%, theo các tác giả: Nguyễn Ngọc Minh [35], từ 3 - 4 năm chiếm 44%

Nhan Trừng Sơn [45], từ 2 -3 năm chiếm 44% Huỳnh Khắc Cường [7], từ 1 - 2 năm chiếm 40%

Bảng 4.2: So sánh thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh Nghiên cứu của chúng tôi n=52 Nhan Trừng Sơn [45] n=90 Nguyễn Ngọc Minh [35] n=76 Huỳnh Khắc Cường [7] n=80 Thời gian 1 - 5 năm 2 - 3 năm 3 - 4 năm 1 - 2 năm

Tỉ lệ % 44,2 44,0 38,0 40,0

4.1.1.2. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật

- Nhận xét chung

Các triệu chứng cơ năng thường gặp nhất trong viêm mũi xoang mạn tính có polyp bao gồm: nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi, giảm khứu giác và hắt hơi. Tập trung cao nhất và điển hình là nhức đầu chiếm 100%, nghẹt mũi chiếm 100%, chảy mũi chiếm 69,2%, giảm khứu chiếm 48,1% và hắt hơi chiếm 38,5%.

Cùng với tỉ lệ này tác giả Nguyễn Ngọc Minh [35] còn ghi nhận có ho và dãn tháp mũi 34%.

Đây là những triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám và điều trị.

Giảm khứu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân có polyp mũi độ III, độ IV, phù nề niêm mạc, ứ đọng dịch tiết, với cảm giác chủ quan của bệnh nhân, có tính chất tương đối và còn nhiều yếu tố khác chi phối. Vì vậy giá trị của triệu chứng này trong chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật cũng không cao.

- Triệu chứng nhức đầu

Nhức đầu là một triệu chứng chủ quan, tuy có giá trị trong chẩn đoán, nhức đầu chiếm 100% các trường hợp. Bao gồm: Nhức đầu vùng trán, đỉnh, thái dương, chẩm và lan tỏa toàn đầu, tính chất âm ĩ, có khi từng cơn, ở má hoặc sâu trong hốc mắt [8], [10], [28].

Việc đánh giá triệu chứng này, còn phụ thuộc vào sự chịu đựng, ngưởng đau của bênh nhân và cảm giác chủ quan của họ.

44,2%, vùng thái dương chiếm 36,5%, vùng đỉnh chiếm 32,7% và vùng chẩm chiếm 5,8%

Tính chất và mức độ nhức đầu cũng nói lên tình trạng bệnh, nhận thấy nhức đầu từng đợt có ưu thế 57,7%, nhức đầu liên tục chiếm 42,3%, nhức đầu mức độ vừa chiếm đa số 92,3%. Điều nầy đã cho thấy, bệnh nhân đến với chúng ta còn chậm.

Chúng tôi nhận thấy, đối với những nhức đầu trong bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp rất khó phân biệt rõ ràng với các nhức đầu do viêm nhiễm và nhiều nguyên nhân tâm lý khác.

So với các tác giả khác, nhận thấy:

Nguyễn Ngọc Minh [35], tỷ lệ nhức đầu chiếm 100% Huỳnh Khắc Cường [7], tỷ lệ nhức đầu chiếm 98,9 Phan Văn Dưng [12], tỷ lệ nhức đầu chiếm 96,6%. Bảng 4.3: So sánh các triệu chứng nhức đầu của các tác giả

Tác giả Triệu chứng Nghiên cứu của chúng tôi n=52 Nguyễn Ngọc Minh [35] n=76 Huỳnh Khắc Cường [7] n=80 Phan Văn Dưng [12] n=44 Nhức đầu 52 76 78 40 Tỉ lệ % 100,0 100,0 98.9 96,6 - Triệu chứng nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng không những gây khó chịu, làm bệnh nhân phải đi điều trị mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của bệnh nhân. Tuy là triệu chứng chủ quan, nhưng cũng có thể xác định và đánh giá được qua thăm khám, là triệu chứng rất hay gặp trong VMXMT có polyp nên có giá trị trong chẩn đoán. Mức độ nghẹt mũi không phải lúc nào cũng thể hiện mức độ nặng nhẹ của bệnh nhưng ở những trường hợp nặng, có polyp độ III, độ IV thì nghẹt mũi phản ánh khá trung thực mức độ viêm xoang.

Ngoài ra, còn gây vòng xoắn bệnh lý: Do sự thông khí kém ở mũi xoang gây phù nề niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy, kéo dài làm cho niêm mạc mũi bị quá phát, thoái hóa càng làm cho sự bít tắt tăng lên [3], [28]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nghẹt mũi chiếm 100%, chia ra ba mức nhẹ, vừa và nặng tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất xuất hiện thường xuyên, liên tục hay từng lúc của nghẹt mũi, nghẹt mũi một bên chiếm 61,5% và nghẹt mũi cả hai bên chiếm 38,5%. Phần lớn là ở mức độ vừa 67,3%, trong đó từng đợt chiếm 36,5%, mức độ nặng thì thường liên quan đến những bệnh nhân có polyp mũi độ IV gặp 17,3% .Kết quả nầy cũng phù hợp với các tác giả như:

Nguyễn Ngọc Minh [35], tỷ lệ nghẹt mũi chiếm 100% Huỳnh Khắc Cường [7], tỷ lệ nghẹt mũi chiếm 99,6% Nhan Trừng Sơn [45], tỷ lệ nghẹt mũi chiếm 98,1% Phan Văn Dưng [12], tỷ lệ nghẹt mũi chiếm 93,18%. Bảng 4.4: So sánh triệu chứng nghẹt mũi của các tác giả

Tác giả Triệu chứng Nghiên cứu của chúng tôi n = 52 Nguyễn Ngọc Minh[35] n = 76 Huỳnh Khắc Cường[7] n=80 Phan Văn Dưng[12] n=44 Nghẹt mũi 52 76 78 40 Tỉ lệ % 100,0 100,0 98,9 93,1

- Triệu chứng chảy mũi

Đây là dấu hiệu khách quan, nhưng có giá trị trong khi thăm khám hốc mũi bằng nội soi, đặc biệt là ứ đọng dịch vùng phức hợp lỗ ngách, nó rất có giá trị trong chẩn đoán [24].

Chảy mũi chiếm 69,2%, không chảy mũi có 30,8%, phần lớn chảy mũi cả trước và sau chiếm 57,6%, chảy mũi dịch loãng là nhiều hơn cả chiếm 44,2%, tiếp đến là dịch nhầy đặc 21,2%, mủ vàng bẩn chiếm 3,8%. Theo Phạm Kiên Hữu [21], dịch nhầy đặc gặp ở 66,0%, nhầy mủ chiếm 27,0% và toàn mủ chỉ có 7,0%.

Có một số bệnh nhân do polyp ở độ III, độ IV, ngăn cản gây ứ đọng tại chỗ dịch không chảy ra được, và có khi dịch chảy lẫn máu thường là do bệnh nhân xì mũi quá mạnh, gây xây xướt niêm mạc. Chảy mũi xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu của bệnh, về sau thì tỉ lệ nghịch với nghẹt mũi [77].Theo các tác giả khác:

Nguyễn Ngọc Minh [35], tỷ lệ chảy mũi chiếm 95,2% Huỳnh Khắc Cường [7], tỷ lệ chảy mũi chiếm 58,6% Phan Văn Dưng [12], tỷ lệ chảy mũi chiếm 95,45%. So với tỷ lệ của chúng tôi khác biệt không có ý nghĩa Bảng 4.5: So sánh triệu chứng chảy mũi với các tác giả

Tác giả Triệu chứng Nghiên cứu của chúng tôi n = 52 Nguyễn Ngọc Minh [35] n =76 Huỳnh Khắc Cường [7] n=80 Phan Văn Dưng [12] n=44 Chảy mũi 36 72 47 42 Tỉ lệ % 69,2 95,2 58,6 95,45

- Triệu chứng giảm khứu giác

Là hậu quả của nghẹt mũi hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, gặp ở bệnh nhân có polyp độ III, IV hoặc do phù nề cuốn mũi bít tắt lỗ thông, cuốn mũi quá phát, xuất tiết ngăn cản luồng không khí không đến được khe khứu. Là triệu chứng khó đánh giá vì phụ thuộc hoàn toàn vào cảm giác chủ quan của bệnh nhân [46].

Giảm khứu giác không phải là triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám, nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ở một số bệnh nhân đây là triệu chứng tình cờ phát hiện hoặc do bác sĩ khám, khai thác. Giá trị của triệu chứng này trong chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật không cao [21], [36], [41].

Giảm khứu giác của chúng tôi là 48,1%, trong đó giảm khứu giác mức độ vừa chiếm 21,1%, mức độ nặng có 17,3% và giảm khứu giác từng đợt

chiếm 32,7%, giảm khứu giác liên tục chiếm 15,4%, triệu chứng nầy có thấp hơn với một số tác giả khác

Nguyễn Ngọc Minh [35], tỷ lệ giảm khứu chiếm 85,4% Huỳnh Khắc Cường [7], tỷ lệ giảm khứu chiếm 78,3% Phan Văn Dưng [12], tỷ lệ giảm khứu chiếm 54,45% Bảng 4.6: So sánh triệu chứng giảm khứu của các tác giả

Tác giả Triệu chứng Nghiên cứu của chúng tôi n=52 Nguyễn Ngọc Minh[35] n=76 Huỳnh Khắc Cường[7] n=80 Phan Văn Dưng[12] n=44 Giảm khứu 25 65 63 24 Tỉ lệ % 48,1 85,4 78,3 54,54 - Triệu chứng hắt hơi

Triệu chứng có trong những bệnh nhân mắc bệnh dị ứng kèm theo, ngứa mũi mắt, họng gây ho, có khi vài cái trong ngày, vài lần ngứa mũi về sau hắt hơi từng tràng, ngữi mùi lạ hắt hơi ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi tăng lên [9], [70].

Là vòng xoắn bệnh lý của bệnh mũi xoang do dị ứng: ngứa mũi hắt hơi gây nghẹt mũi, chãy mũi, quy trình này tái diễn nhiều lần trong tháng trong năm sẽ gây bệnh viêm mũi xoang nặng hơn [44].

Trong nghiên cứu nầy, triệu chứng xuất hiện với tỉ lệ 38,5% So với các tác giả khác không có sự khác biệt có ý nghĩa.

Bảng 4.7: So sánh triệu chứng hắt hơi với các tác giả khác Tác giả Triệu chứng Nghiên cứu của chúng tôi n=52 Nguyễn Ngọc Minh [35] n=76 Huỳnh Khắc Cường [7] n=80 Archer SM [52] n=110 Hắt hơi 20 66 36 71 Tỉ lệ % 38,5 86,7 45,6 64,4

- Vị trí và số lượng polyp trong hốc mũi

Polyp mũi xuất hiện trong bệnh lý VMXMT có polyp không những biểu hiện mức độ và thời gian bị bệnh mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của phẫu thuật. Trong số bệnh nhân có polyp, hầu hết là polyp mũi hai bên chiếm 42,3%, bên trái đơn thuần chiếm 34,6%, bên phải đơn thuần chiếm 23,1%, mũi bên trái có 40 polyp chiếm 76,8% và mũi bên phải có 34 polyp chiếm 23,2%.

4.1.2. Triệu chứng thực thể qua khám nội soi trước phẫu thuật

Điều kiện thiết yếu, nội soi cả hai hốc mũi và vòm mũi họng bằng ống soi cứng là tiêu chuẩn vàng trong thăm khám lâm sàng. Bệnh nhân nên được xịt mũi bằng thuốc co mạch và thuốc tê niêm mạc trước đó. Nội soi sẽ cho thấy toàn bộ cấu trúc của hốc mũi, màu sắc và tính chất của niêm mạc, được đánh giá một cách rỏ ràng, phức hợp lỗ ngách, vách ngăn và tình trạng các cuốn mũi, các khối u cũng được phát hiện sớm ngay trong giai đoạn đầu [8].

- Tình trạng chung hốc mũi: Các dấu hiệu có liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm mũi xoang mạn có polyp, ghi nhận như là: phù nề niêm mạc, ứ đọng dịch tiết, thoái hoá niêm mạc thành polyp, đây là những triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán bệnh.

- Niêm mạc phù nề ở hốc mũi là dấu hiệu thường thấy nhất, với nhợt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn (Trang 64 - 77)