Đánh giá kết quả sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn (Trang 35 - 38)

2.2.10.1. Các chỉ tiêu đánh giá

- Thời gian theo dõi và đánh giá sau phẫu thuật: Mỗi bệnh nhân được tái khám sau phẫu thuật ít nhất là một lần sau 3 tháng.

2.2.10.2. Đánh giá triệu chứng toàn thân

Thường là không có gì đặc biệt, bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn tăng cân không, hết cảm giác bực bội, tập trung tư tưởng và lanh lợi hơn không

2.2.10.3. Các triệu chứng cơ năng

Căn cứ vào các triệu chứng đã ghi nhận trước phẫu thuật như: Nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, giảm khứu giác, cũng xếp loại các triệu chứng cơ năng theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, kém.

+ Nhức đầu: bao gồm trán, đỉnh, thái dương, chẩm, lan toả toàn đầu, từng lúc hay liên tục.

+ Nghẹt mũi: Không nghẹt mũi, nghẹt mũi nhẹ, nghẹt mũi vừa, nghẹt mũi nặng.

+ Chảy mũi: Chảy mũi ra trước, ra sau hoặc cả hai. Tính chất dịch từ dịch loãng, dịch nhầy đặc đến mủ vàng xanh.

hay liên tục. Không có, Nhẹ, Vừa, Nặng

+ Giảm khứu giác: Ghi nhận giảm khứu giác từng lúc hay giảm khứu giác liên tục hay không giảm khứu.

2.2.10.4. Đánh giá triệu chứng thực thể sau phẫu thuật

Khám bằng nội soi: Dùng nguồn sáng với ống soi 0 độ, 30 độ kích thước 4 mm x 18mm, ống hút, máy nội soi nối với hệ thống ghi hình khi tiến hành soi.

+ Khám mũi trước ghi nhận:

- Hốc mũi: Sạch, thông thoáng hay có ứ đọng dịch xuất tiết trong, nhầy loãng, đặc đục hay mủ đặc bẩn ở khe hay ở sàn mũi. Niêm mạc mũi bình thường, có nề không.

- Vách ngăn có thẳng, có dính niêm mạc không.

- Cuốn dưới: Bình thường hay quá phát, đáp ứng với thuốc co mạch không - Khe giữa: Có bị nề, tắc không. Có dịch, mủ nhầy hoặc mủ đặc ứ đọng không, còn sót polyp không.

- Cuốn giữa: Niêm mạc bình thường hay bị phù nề, bình thường, to nhẹ, vừa hay nhiều.

- Phức hợp lỗ ngách: Có thông thoáng, bán tắc hay tắc.

- Polyp: Có polyp không, ở mũi nào trước hay sau, xem trên phim CTScan đã chụp thể hiện là một khối mờ đồng nhất

+ Soi mũi sau: Xem tình trạng cửa mũi sau có thoáng không, có dịch nhầy hay mủ chảy xuống, có polyp cửa mũi sau không.

- Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng trước phẫu thuật, các tai biến trong phẫu thuật và các biến chứng sớm sau phẫu thuật.

- Phân loại kết quả phẫu thuật + Theo triệu chứng cơ năng:

- Tốt: Các triệu chứng cơ năng hết hẳn hoặc còn không đáng kể. - Khá: Các triệu chứng cơ năng giảm rõ rệt nhưng chưa hết hẳn. - Trung bình: Các triệu chứng cơ năng chỉ giảm ít và còn khó chịu. - Kém: Các triệu chứng cơ năng không thay đổi gì so với trước phẫu thuật. + Theo triệu chứng thực thể ở hốc mũi:

Tình trạng hốc mũi sau phẫu thuật, sự thông thoáng và khả năng dẫn lưu của khe giữa, hốc mũi còn polyp không, xen có xơ dính ở hốc mũi, các triệu chứng thực thể được xếp thành 4 mức độ:

- Tốt: Hốc mũi sạch, khe giữa thông thoáng, lỗ mũi sau sạch.

- Khá: Hốc mũi có ít xuất tiết nhầy, khe giữa nề hoặc có ít mủ nhầy nhưng không làm tắc dẫn lưu, lỗ mũi sau có ít xuất tiết nhầy.

- Trung bình: Hốc mũi có nhầy hoặc mủ đặc, khe giữa nề có mủ nhầy, đặc hoặc có polyp nhỏ nhưng chưa tắc dẫn lưu, không bị xơ dính.

- Kém: Hốc mũi nhiều mủ đặc, khe giữa có mủ đặc hoặc bị phù nề hoặc xơ dính làm tắc dẫn lưu, lỗ mũi sau có mủ nhầy hay mủ đặc.

+ Theo cận lâm sàng: Bệnh nhân được chụp phim CTScan sau 3 tháng phẫu thuật. Dựa vào thang điểm của Lund-Mackay để đánh giá lại kết quả và mức độ viêm xoang sau phẫu thuật: Độ I, Độ II, Độ III, Độ IV.

+ Xếp loại kết quả chung với các triệu chứng cơ năng, thực thể và CTscan thì: - Tốt là những bệnh nhân có viêm xoang trên CTscan ở độ I, II. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khá là những bệnh nhân có viêm xoang trên CTscan ở độ II, III.

-Trung bình là những bệnh nhân có viêm xoang trên CTscan ở độ III. IV. - Kém là những bệnh nhân có viêm xoang trên CTscan ở độ IV.

2.2.10.5. Phương pháp đánh giá

theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình và Kém.

Khám thông thường và nội soi để đánh giá các triệu chứng thực thể: Niêm mạc hốc mũi, phức hợp lỗ ngách, cuốn mũi, dịch xuất tiết, vách ngăn và polyp, phân loại mức độ viêm xoang qua nội soi.

Cho bệnh nhân chụp lại CTScan để đánh giá độ polyp, chấm điểm độ mờ của từng xoang , cuối cùng phân loại độ viêm xoang trên CTScan.

Tất cả các chỉ tiêu trên đều được đánh giá như trước phẫu thuật.

2.2.10.6. Phân loại kết quả chung theo bảng dưới đây

Kết quả của các triệu chứng cơ năng, thực thể và phim CTScan là chỉ tiêu để đánh giá kết quả chung của phẫu thuật

Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá và xếp loại

Các chỉ tiêu Phân loại kết quả chung Triệu chứng cơ năng Triệu chứng thực thể Triệu chứng CTScan Tốt Tốt Tốt hoặc khá Độ I và Độ II Khá Khá Khá hoặc

trung bình ĐộII và Độ III

Trung bình Trung bình Trung bình

hoặc kém Độ III và Độ IV

Kém Kém Kém Độ IV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn (Trang 35 - 38)